Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata
Bảng thống kê mô tả các biến gồm các chỉ tiêu sau: số quan sát (Obs), trung bình (Mean), sai số chuẩn (Std.Dev), giá trị nhỏ nhất (Min) và giá trị lớn nhất (Max).
Thông qua bảng thống kê mơ tả các biến, biến rủi ro tín dụng trung bình của 18 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2015 vào khoảng 1,73%. Ngồi ra rủi ro tín dụng thấp nhất là 0.29% (Ngân hàng TMCP Kỹ Thương năm 2007) và cao nhất là 5,11% (Ngân hàng TMCP An Bình năm 2007).
Xét biến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trung bình 18 Ngân hàng thương mại từ năm 2007 đến năm 2015 đạt 40,62%. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này khá cao. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp nhất là ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á năm 2008 là -31% và cao nhất là ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội năm 2007 là 748%.
Tỷ lệ nợ xấu trung bình của 18 ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian từ 2007 đến năm 2015 vào khoảng 2,38%, tương đối phù hợp với chiến lược của Ngân hàng Nhà nước đặt ra là duy trì tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng thương mại ở dưới mức 3%. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là 0,08% (Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu năm 2007) và cao nhất là 14,15% (Ngân hàng TMCP Kỹ Thương năm
2011). Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trung bình này vẫn cịn cao so với các nước trong khu vực châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore…
Biến quy mô ngân hàng (SIZE) thể hiện năng lực cũng như tầm ảnh hưởng của ngân hàng đến nền kinh tế, biến Size được lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản nhằm thu hẹp khoảng cách của số liệu tổng tài sản nhằm tránh hiện tượng phương sai thay đổi, quy mơ trung bình của 18 ngân hàng thương mại từ năm 2007 đến năm 2015 đạt 11,28, mức thấp nhất là 9,16 (Ngân hàng Việt Á năm 2007) và mức cao nhất là 13,65 (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2015).
Biến khả năng sinh lợi (ROE) thể hiện tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, phản ánh hiệu quả quản trị của các ngân hàng thương mại, ROE trung bình của 18 NHTMCP trong giai đoạn 2007 đến 2015 đạt 10,65%, mức thấp nhất chỉ đạt 0,3% của Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu năm 2015 và ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu năm 2008 cao nhất đạt mức 28,46%.
Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình từ năm 2007 đến 2015 đạt 6,23%, tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất đạt 8,46% vào năm 2007 và thấp nhất vào năm 2012 là 5,25%. Tỷ lệ lạm phát trung bình từ năm 2007 đến năm 2015 đạt 9,62%, tỷ lệ lạm phát cao nhất đạt 23% vào năm 2008 và thấp nhất đạt 0,6% vào năm 2015. Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể được giải thích bởi nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối tồn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2011 và cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa hồn tồn hồi phục do những khó khăn tác động kéo dài của các cuộc khủng hoảng.
4.6. Kiểm định các giả thuyết của hồi quy tuyến tính (OLS)
4.6.1. Kiểm định hiện tượng tương quan
Giữa các sai số có mối quan hệ tương quan với nhau sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp OLS vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy khơng cịn đáng tin cậy. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết không
bị tự tương quan trên dữ liệu bảng, với giả thuyết H0: khơng có sự tự tương quan bậc nhất.