CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.2. Một số khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
5.2.1.3. Hỗ trợ NHTMCP xử lý nợ xấu
Hiện nay, thị trường mua bán nợ xấu vẫn chưa được xử lý một cách hiệu quả, lượng nợ xấu của các NHTMCP vẫn còn tồn đọng rất nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM cũng như hệ thống tài chính của Việt Nam. Các chính sách quy định của Nhà nước về hoạt động của các công ty này chưa rõ ràng, cụ thể và chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý nợ xấu của các NHTMCP. Các công ty này khi mua lại nợ xấu của các NHTMCP thì dễ nhưng để xử lý các khoản nợ xấu này thì cịn địi hỏi rất nhiều yếu tố phức tạp, phải được sự đồng ý của người đi vay bởi trong trường hợp này người cho vay và các công ty xử lý nợ xấu khơng được tồn quyền xử lý nợ xấu và bán đấu giá tài sản bảo đảm. Do đó, Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần ban hành nhiều quy định hướng dẫn, khung pháp lý có liên quan cũng như tham khảo ở các nước phát triển trên thế giới nhằm tăng cường vai trị của Cơng ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính hay Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), cần tập trung tạo cơ chế pháp lý cho VAMC, trong đó tạo cơ chế mở hơn, quyền lực lớn hơn cho VAMC để giúp các NHTMCP xử lý nợ xấu nhanh hơn và hiệu quả, tăng tính thanh khoản cho thị trường.
Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Sửa đổi, bổ sung các quy định góp phàn giảm thiểu những rủi ro pháp lý, cản trở việc thực thi quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm.
Thực tiễn trong việc xử lý tài sản bảo đảm thời gian qua cho thấy, nếu tiếp tục duy trì cơ chế xử lý như hiện nay thì thời gian xử lý tài sản bảo đảm thường kéo dài, các thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm không được thực hiện nghiêm túc do phụ thuộc vào thiện chí của chủ sở hữu. Điều này ảnh hưởng đến tiến trình xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm.
Do đó, Chính phủ cần tạo lập hành lang pháp lý thúc đẩy việc bên nhận bảo đảm được quyền tiếp cận tài sản bảo đảm để xử lý hợp pháp, nhanh chóng. Theo đó, bên cạnh quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng rút gọn, bên nhận bảo đảm có quyền tự
thu hồi tài sản bảo đảm dựa trên nguyên tắc không vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.