Bảng 4 .3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập
Bảng 4.5 Kiểm định các giải thuyết hồi quy tuyến tính
Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata
Kết quả hồi quy cho thấy rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm (LLRi,t-1) có tác động cùng chiều và khá mạnh đến rủi ro tín dụng (p<0.01, β = 0.495). Điều này cho thấy rủi ro tín dụng trong q khứ khơng hồn tồn bị xóa bỏ mà có thể chuyển sang và ảnh hương khá mạnh trong năm tiếp theo.
Tăng trưởng tín dụng năm hiện hành (LGit) có tác động cùng chiều (β = 0.011) đến rủi ro tín dụng ở mức ý nghĩa 1%.
Tăng trưởng tín dụng với độ trễ 1 năm (LGi,t-1) có tác động ngược chiều và khá yếu (p<0.01, β = -0.035) đến rủi ro tín dụng.
Biến nợ xấu (NPLit) có tương quan cùng chiều (β = 0.105) với rủi ro tín dụng với mức ý nghĩa 5%.
Quy mơ ngân hàng (SIZEit) có tác động cùng chiều và khơng mạnh đến rủi ro tín dụng (p<0.05, β = 0.090).
Biến khả năng sinh lợi, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ tăng trưởng GDP trong quá khứ với độ trễ một năm, tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
4.7. Kiểm định mơ hình các ảnh hưởng cố định FEM
LLR Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>|t| Khoảng tin cậy 95% L.LLR 0.2208247 0.0631935 3.49 0.001*** 0.0956732 0.345976 LG 0.0104974 0.001632 6.43 0.000*** 0.0072653 0.013729 L.LG -0.0028746 0.0006022 -4.77 0.000*** -0.0040672 -0.00168 NPL 0.204973 0.0322124 6.36 0.000*** 0.141178 0.268768 SIZE -0.0838559 0.1111157 -0.75 0.452 -0.3039148 0.136203 ROE -0.0007176 0.0088808 -0.08 0.936 -0.0183056 0.01687 GDP -0.0170913 0.0760858 -0.22 0.823 -0.1677754 0.133593 L.GDP -0.02629 0.0648184 -0.41 0.686 -0.1546595 0.10208 INF 0.0067542 0.0091779 0.74 0.463 -0.0114221 0.024931
Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata
Kết quả kiểm định FEM cũng cho thấy rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm (LLRi,t-1) có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Tăng trưởng tín dụng năm hiện hành (LGit) có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng ở mức ý nghĩa 1%. Tăng trưởng tín dụng với độ trễ 1 năm (LGi,t-1) có tác động ngược chiều và khá yếu (p<0.01, β = -0.029) đến rủi ro tín dụng. Biến nợ xấu (NPLit) có tương quan cùng chiều (β = 0.205) với rủi ro tín dụng với mức ý nghĩa 1%.
Các biến quy mô ngân hàng, khả năng sinh lợi, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ tăng trưởng GDP trong quá khứ với độ trễ một năm, tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
4.8. Kiểm định mơ hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên REM
LLR Hệ số hồi quy Sai số chuẩn z P>|z| Khoảng tin cậy 95% L.LLR 0.494577 0.0557423 8.87 0.000*** 0.3853241 0.60383 LG 0.0106287 0.0016658 6.38 0.000*** 0.0073638 0.0138935 L.LG -0.0034551 0.0006076 -5.69 0.000*** -0.0046461 -0.022642 NPL 0.1045392 0.0232859 4.49 0.000*** 0.0588997 0.1501787 SIZE 0.0896202 0.0469706 1.91 0.056* -0.0024405 0.1816808 ROE 0.001846 0.0088217 0.21 0.834 -0.0154442 0.0191362 GDP -0.1328791 0.0809725 -1.64 0.101 -0.2915822 0.0258241 L.GDP 0.0815549 0.0671017 1.22 0.224 -0.049962 0.2130718 INF 0.0092357 0.0101523 0.91 0.363 -0.0106624 0.0291338
Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
Bảng 4.7: Kiểm định mơ hình các ảnh hưởng cố định REM
Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata
Kết quả kiểm định REM cũng cho ra kết quả tương tự kiểm định FEM, biến rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm (LLRi,t-1), biến tăng trưởng tín dụng năm hiện hành (LGit), biến nợ xấu (NPLit) có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng ở mức ý nghĩa 1%. Tăng trưởng tín dụng với độ trễ 1 năm (LGi,t-1) có tác động ngược chiều và khá yếu (p<0.01, β = -0.003) đến rủi ro tín dụng. Biến quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng ở mức ý nghĩa 10%.
Các biến khả năng sinh lợi, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ tăng trưởng GDP trong quá khứ với độ trễ một năm, tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Sau khi kiểm định Hausman để lựa chọn mơ hình thích hợp với giả thuyết H0: khơng có sự tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (Mơ hình REM là phù hợp), H1: có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (Mơ hình FEM là phù hợp); ta có kết quả p-value < 0.05 nên bác bỏ giải thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, tức là mơ hình FEM là mơ hình phù hợp để nghiên cứu.
4.9. Kiểm định mơ hình GMM
Tác giả sử dụng phương pháp GMM để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, kết quả thu được như sau:
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy từ mơ hình dạng bảng động
LLR Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t P>|t| Khoảng tin cậy 95%
L.LLR -0.3016442 0.3397507 -0.89 0.376 -0.9745 0.371214 LG 0.013939 0.0025897 5.38 0.000*** 0.00881 0.019068 L.LG 0.0017493 0.0021524 0.81 0.418 -0.00251 0.006012 NPL 0.2683006 0.0917785 2.92 0.004*** 0.086538 0.450063 SIZE 1.369636 0.7102162 1.93 0.056* -0.03691 2.776182 ROE -0.0074115 0.0128303 -0.58 0.565 -0.03282 0.017998 GDP -0.2495379 0.1537037 -1.62 0.107 -0.55394 0.054864 L.GDP -0.0525075 0.1122699 -0.47 0.641 -0.27485 0.169837 INF 0.0256033 0.0143658 1.78 0.077* -0.00285 0.054054 AR (1) 0.65 (0.516) AR (2) -0.65 (0.514) Sargan Test 0.12 (0.941) P-value 0.000
Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
Thông qua kiểm định Sargan test với mức ý nghĩa 0.941 cho thấy khơng có hiện tượng nội sinh, các biến cơng cụ được sử dụng trong mơ hình là phù hợp.
Thông qua kiểm định AR (2) với mức ý nghĩa 0.514 > 0.1 cho thấy mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan.
Ngoài ra để ước lượng không bị yếu, số lượng các biến công cụ phải nhỏ hơn hoặc bằng số lượng các nhóm. Kết quả ước lượng cho thấy số lượng biến công cụ là 17 nhỏ với số lượng nhóm nên mơ hình đảm bảo tính vững.
Căn cứ vào kết quả hồi quy, mơ hình có 4 biến có ý nghĩa, trong đó cả 4 biến: biến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm hiện hành, biến tỷ lệ nợ xấu, biến quy mô ngân hàng và biến tỷ lệ lạm phát có mối tương quan dương với rủi ro tín dụng. Ngồi ra, biến rủi ro tín dụng với độ trễ một năm, biến tăng trưởng tín dụng với độ trễ một năm, biến khả năng sinh lợi, biến tốc độ tăng trưởng GDP năm hiện hành và biến tốc độ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm khơng có ý nghĩa thống kê.
Phương pháp GMM trở nên hiệu quả khi xử lý được hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng nội sinh.
4.10. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu cho thấy từng nhân tố có tác động đến rủi ro tín dụng như sau:
Biến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm hiện hành: Kết quả nghiên cứu cho thấy
tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng. Kết quả phù hợp với kì vọng dấu tại giả thuyết H2. Kết quả này cũng nhất quán với nghiên cứu của Daniel Foos & ctg (2010), Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011), và nghiên cứu của Bikker & ctg (2005).
Biến tỷ lệ nợ xấu: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng
chiều đến rủi ro tín dụng. Kết quả phù hợp với dấu kỳ vọng và giả thuyết H3, đồng thời cũng phù hợp với nghiên cứu của Hasan & Wall (2003), Chen & ctg (2005), khi nợ xấu tăng thì rủi ro tín dụng cũng sẽ tăng.
Biến quy mô ngân hàng: Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ ngân có tác động
cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Kết quả phù hợp với dấu kỳ vọng và giả thuyết H4, đồng thời cũng phù hợp với nghiên cứu của Stern & Feldman (2004).
Biến tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát có mối tương quan dương với rủi ro tín
dụng. Kết quả cho thấy phù hợp với giả thuyết H7. Đồng thời cũng phù hợp với nghiên cứu của Nkusu (2011). Lạm phát cao cũng có thể làm suy yếu khả năng trả nợ của người vay do việc giảm thu nhập thực tế.
Kết luận chương 4
Chương 4 tác giả đã sử dụng số liệu của 18 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2015 để phân tích tác động của các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTMCP tại Việt Nam. Mơ hình hồi quy dạng bảng động được sử dụng và phương pháp này mang lại hiệu quả cao cho ước lượng. Thông qua kết quả hồi quy, tác giả tìm thấy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm hiện hành, tỷ lệ nợ xấu, quy mơ ngân hàng và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan dương với rủi ro tín dụng. Ngồi ra, rủi ro tín dụng với độ trễ một năm, tăng trưởng tín dụng với độ trễ một năm, khả năng sinh lợi, tốc độ tăng trưởng GDP năm hiện hành và tốc độ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm khơng có ý nghĩa thống kê.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chương này trình bày kết luận bài nghiên cứu và đưa ra một số đề xuất đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành các chính sách nhằm giữ sự ổn định cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Đồng thời, đưa ra một số đề xuất đói với các ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu
Nhìn chung, bài nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu đề ra, đó là cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015. Đồng thời trên cơ sở tiếp cận các bài nghiên cứu của nhiều tác giả nước ngồi, từ đó xây dựng được mơ hình đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam. Nghiên cứu đã cho thấy được các yếu tố, chiều hướng và mức độ tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phần mềm kinh tế lượng Stata 12. Theo kết quả nghiên cứu, trong 9 yếu tố tác giả đưa vào nghiên cứu, kết quả cho thấy 4 biến có ý nghĩa thống kê. Cụ thể như sau: biến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm hiện hành, biến tỷ lệ nợ xấu, biến quy mô ngân hàng và biến tỷ lệ lạm phát có mối tương quan dương với rủi ro tín dụng. Ngồi ra, biến rủi ro tín dụng với độ trễ một năm, biến tăng trưởng tín dụng với độ trễ một năm, biến khả năng sinh lợi, biến tốc độ tăng trưởng GDP năm hiện hành và biến tốc độ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm khơng có ý nghĩa thống kê.
Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với
5.2. Một số khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thương mại cổ phần Việt Nam
5.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Về chính trị, mặc dù trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là khá ổn định nhưng Chính phủ vẫn cần tiếp tục duy trì tốt để giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư.
Về kinh tế, Chính phủ cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mơ ổn định và hợp lý, tạo mơi trường thuận lợi cho tồn bộ nền kinh tế phát triển bền vững như điều chỉnh ưu tiên về đầu tư cơng, kiểm sốt tăng trưởng cung tiền và tín dụng, giảm thâm hụt ngân sách. Chính phủ nên mạnh dạn đóng cửa các doanh nghiệp và TCTD làm ăn không hiệu quả để giúp các ngân hàng tránh được những khách hàng gây rủi ro trong kinh doanh.
Hoạt động của nền kinh tế thị trường phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề lạm phát. Lạm phát gia tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các mặt hoạt động trong nền kinh tế và một trường hợp điển hình là làm cho RRTD của các NHTM Việt Nam gia tăng theo như kết quả nghiên cứu. Do đó, Chính phủ cần thực thi chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa một các hợp lý, một mặt giúp kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định nền kinh tế thị trường; mặt khác giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bà bảo đảm an sinh xã hội.
5.2.1.2. Tạo lập và hồn thiện mơi trường pháp lý bảm đảm an tồn tín dụng
Trong hoạch định chính sách, khơng những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của các NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến lợi ích của NHTMCP.
Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần xây dựng một cơ sở pháp lý đầy đủ và rõ rang ở tất cả mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Hoạt động của các NHTMCP rất đa dạng, trong đó hoạt động sơi nổi nhất và chịu rủi ro nhất là hoạt động tín dụng. Do đó, việc kiện tồn hệ thống pháp luật cũng như những chính sách và quy định chung về các hoạt động có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng là rất cần thiết, tạo ra mơi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho các NHTMCP.
5.2.1.3. Hỗ trợ NHTMCP xử lý nợ xấu
Hiện nay, thị trường mua bán nợ xấu vẫn chưa được xử lý một cách hiệu quả, lượng nợ xấu của các NHTMCP vẫn còn tồn đọng rất nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM cũng như hệ thống tài chính của Việt Nam. Các chính sách quy định của Nhà nước về hoạt động của các công ty này chưa rõ ràng, cụ thể và chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý nợ xấu của các NHTMCP. Các công ty này khi mua lại nợ xấu của các NHTMCP thì dễ nhưng để xử lý các khoản nợ xấu này thì cịn địi hỏi rất nhiều yếu tố phức tạp, phải được sự đồng ý của người đi vay bởi trong trường hợp này người cho vay và các công ty xử lý nợ xấu khơng được tồn quyền xử lý nợ xấu và bán đấu giá tài sản bảo đảm. Do đó, Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần ban hành nhiều quy định hướng dẫn, khung pháp lý có liên quan cũng như tham khảo ở các nước phát triển trên thế giới nhằm tăng cường vai trị của Cơng ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính hay Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), cần tập trung tạo cơ chế pháp lý cho VAMC, trong đó tạo cơ chế mở hơn, quyền lực lớn hơn cho VAMC để giúp các NHTMCP xử lý nợ xấu nhanh hơn và hiệu quả, tăng tính thanh khoản cho thị trường.
Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Sửa đổi, bổ sung các quy định góp phàn giảm thiểu những rủi ro pháp lý, cản trở việc thực thi quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm.
Thực tiễn trong việc xử lý tài sản bảo đảm thời gian qua cho thấy, nếu tiếp tục duy trì cơ chế xử lý như hiện nay thì thời gian xử lý tài sản bảo đảm thường kéo dài, các thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm không được thực hiện nghiêm túc do phụ thuộc vào thiện chí của chủ sở hữu. Điều này ảnh hưởng đến tiến trình xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm.
Do đó, Chính phủ cần tạo lập hành lang pháp lý thúc đẩy việc bên nhận bảo đảm được quyền tiếp cận tài sản bảo đảm để xử lý hợp pháp, nhanh chóng. Theo đó, bên cạnh quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng rút gọn, bên nhận bảo đảm có quyền tự
thu hồi tài sản bảo đảm dựa trên nguyên tắc không vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
5.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước