Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng từ năm 2007 đến năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 41 - 48)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tăng trưởng tín dụng 53.89 25.43 39.57 27.7 13 8.94 12.51 12.62 17.29

Hình 3.3: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007-2015. 53.89 25.43 39.57 27.7 13 8.94 12.51 12.62 17.29 0 10 20 30 40 50 60 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng trưởng tín dụng

Giai đoạn 2007-2009 có tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao, đạt mức cao nhất vào năm 2007 là 53,89%. Sự gia tăng đột biến của tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 là kết quả của việc Ngân hàng Nhà nước mở rộng cung tiền. Giai đoạn tăng trưởng tín dụng quá cao tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Sự hoạt động sôi nổi và phát triển mạnh của lĩnh vực chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng đã tác động đến hoạt động của ngân hàng. Năm 2008, mục tiêu của Chính phủ Việt Nam trong thời gian này tập trung mạnh mẽ vào kiềm chế lạm phát, do đó việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong thời gian này được xem là hợp lý nhằm bình ổn nền kinh tế. Việc áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm cho lãi suất trong nền kinh tế tăng cao, các Ngân hàng thương mại cũng mạnh tay đưa ra những biểu lãi suất tiền gửi hấp dẫn nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi ngoài thị trường. Tương ứng với mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay cũng tăng lên, điều này đã khiến các doanh nghiệp, cá nhân gặp khơng ít khó khăn khi vay vốn ngân hàng, do đó tốc độ tăng trưởng tín dụng đã sụt giảm mạnh so với năm 2007. Năm 2009, với mục tiêu giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng thông qua các giải pháp giảm lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn, hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các vùng kinh tế nông nghiệp, nông thôn… Các chương trình này đã góp phần khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, do đó các tổ chức tín dụng tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng trưởng lại và đạt mức 39,57%.

Năm 2010, lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại, Ngân hàng nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, điều hành lãi suất cho vay theo cơ chế thỏa thuận, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mơ và kiểm sốt lạm phát. Hoạt động ngân hàng lúc cũng sôi nổi tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng có phần sụt giảm hơn so với trước và đạt 27,7%. Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro thách thức khi nên kinh tế thế giới biến động phức tạp dước tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và ảnh hưởng của khủng

hoảng tài chính tồn cầu. Lạm phát trong nước tăng cao và ở mức 18,7%. Ngân hàng nhà nước đã thực thi chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, giữ ổn định tăng trưởng kinh tế do đó lãi suất chịu áp lực gia tăng. Ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình vay vốn của tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt mức 13%. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, cùng với những khó khăn trước diễn biến phức tạp từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động tín dụng ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Đồng thời nợ xấu tăng cao, các Ngân hàng thương mại đã thận trọng trong hoạt động cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng trưởng tín dụng đã chững lại và chỉ đạt 8,94%.

Từ cuối năm 2013, tăng trưởng tín dụng dù khơng tăng mạnh (đạt mức 12,51%) song đã tăng 3,57% so với năm trước. Nền kinh tế thế giới trong giai đoạn này bắt đầu hồi phục. Tại Việt Nam, Chính phủ đã sử dụng chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt (đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng, tăng lãi suất điều hành, cắt giảm chi tiêu công…) nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.

Năm 2014-2015, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đạt mức 17,29%. Thời gian này, NHNN đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm cải thiện tín dụng, phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng, góp phần khơi phục nền kinh tế thông qua việc điều tiết giảm mặt bằng lãi suất, cơ cấu lại nợ, ban hành các chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù để khơi thơng tín dụng… Ngồi ra, các Ngân hàng thương mại cũng triển khai hàng loạt các chương trình ưu đãi, các gói sản phẩm mới và linh hoạt nhằm thúc đẩy tín dụng tăng trưởng.

3.3.2. Tỷ lệ nợ xấu

Hình 3.4: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007-2015.

Nguồn: BCTN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2007-2015.

Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại và đây cũng là một trong số những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động của Ngân hàng thương mại có hiệu quả hay khơng. Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động ngân hàng nhưng việc kiểm soát nợ xấu ở một tỷ lệ chấp nhận được là việc rất quan trọng và khó khăn.

Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2015, nợ xấu của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam có xu hướng tăng, phản ảnh hoạt động của các ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Năm 2008, nợ xấu tăng cao lên đến 3,5% là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, bong bóng bất động sản bị vỡ, hàng loạt ngân hàng trên thế giới gặp rất nhiều khó khăn và thậm chí rơi vào phá sản, chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mơ có nhiều yếu tố khơng thuận lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến khả năng kiệt quệ trong việc trả nợ ngân hàng. Từ năm 2009, tỷ lệ nợ xấu được cải thiện và giảm xuống còn 2,2%. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu bắt đầu tăng trở lại từ năm 2010. Năm 2011, lạm phát tăng cao,

2 3.5 2.2 2.6 3.4 4.08 3.61 3.25 2.55 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ nợ xấu (%)

để hạn chế lạm phát, Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, quy định tăng trưởng không được vượt quá 20%, dẫn đến các ngân hàng thương mại hạn chế cho vay, lãi suất huy động và cho vay đều tăng cao nên chỉ có những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có rủi ro cao tương ứng với lợi nhuận cao mới có khả năng vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, khơng có khả năng trả nợ khi đến hạn, làm nợ xấu tăng. Đỉnh điểm vào năm 2012 tỷ lệ nợ xấu ở mức 4,08%. Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam phát triển theo hướng tăng quy mô và tăng tốc độ tăng trưởng nhưng lại không tập trung nâng cao chất lượng tín dụng cộng với những biến động bất lợi của nền kinh tế khiến chất lượng các khoản tín dụng giảm mạnh, nợ xấu tăng. Ngồi ra, cịn do những nguyên nhân chủ quan như: công tác quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của một số NHTM cịn thấp; chính sách chuyển đổi quá nhanh các ngân hàng nông thôn thành ngân hàng thành thị… Như vậy rủi ro hệ thống vẫn còn tồn tại và một cuộc khủng hoảng thanh khoản vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào do ảnh hưởng của vấn đề nợ xấu. Giai đoạn 2013-2015, nợ xấu có xu hướng giảm dần nhờ sự ra đời của VAMC nhằm giúp các Ngân hàng thương mại tháo gỡ những khó khăn trong vấn đề xử lý nợ xấu. Đến năm 2015, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,55%.

Như vậy, qua số liệu thống kê về tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2015, cho thấy tình hình rủi ro tín dụng đang trên đà gia tăng, đặc biệt tăng vọt trong năm 2012. Nợ xấu cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia. Nợ xấu sẽ làm chậm quá trình luân chuyển nguồn vốn và kiềm hãm sự phát triển của mỗi quốc gia.

3.3.3. Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng

Hoạt động của các Ngân hàng thương mại ln tiềm ẩn nhiều rủi ro và rủi ro tín dụng có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại. Các Ngân hàng thương mại ln nỗ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra như cơ cấu nợ, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, xóa nợ, bán nợ… Tuy nhiên tình hình rủi ro tín dụng vẫn chưa có nhiều cải thiện, hoạt động của

các Ngân hàng thương mại luôn đối mặt với nhiều rủi ro. Điều này làm cho dòng vốn trong hoạt động ngân hàng không được khơi thông liên tục và đặc biệt các ngân hàng sẽ phải đối mặt với tình trạng mất thanh khoản do việc phải xử lý các khoản nợ có vấn đề và thanh toán lãi tiền gửi khi đến hạn.

3.3.4. Nguyên nhân dẫn đến việc rủi ro tín dụng khơng ổn định

Việc RRTD không ổn định trong thời gian qua xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Chính sách và quy trình cho vay chưa chặt chẽ, chưa có quy trình quản lý rủi ro hoàn thiện cũng như chưa chú trọng đến việc phân tích khách hàng, xếp hạng tín nhiệm để đánh giá khả năng trả nợ và xác định mức cho vay hợp lý.

- Năng lực chuyên môn và đạo đức của nhân viên ngân hàng chưa đáp ứng được u cầu cơng việc, thiếu tính nhạy bén trong việc đánh giá khách hàng.

- Việc các Công ty mua bán nợ ra đời đã phần nào khơi thơng được dịng vốn cũng như “làm sạch” tình trạng nợ xấu cho các NHTM. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho quá trình hoạt động của các tổ chức này chưa được chặt chẽ và cơ chế hoạt động cho việc giao dịch trên thị trường mua bán nợ vẫn chưa được hình thành đầy đủ.

- Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của các NHTM cịn nhiều bất cập, do đó các TCTD vẫn lợi dụng sơ hở để thực hiện hoạt động cho vay không đúng theo quy định đã dẫn đến RRTD cao trong hoạt động ngân hàng.

- Việc giám sát hoạt động cấp tín dụng cịn lỏng lẻo, việc kiểm soát sau cho vay và kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng chưa được chú trọng.

- Việc thẩm định tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng chưa được đề cao. Trên thực tế các TCTD vẫn nhận nhiều tài sản thế chấp có tính thanh khoản kém hoặc nâng giá trị tài sản lên rất cao so với giá trị thực tế nhằm xác định mức cho vay.

- Những nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát, chu kỳ kinh tế,… hay những ảnh hưởng từ môi trường kinh tế của các quốc gia trên thế giới có tác động đến RRTD tại các NHTM Việt Nam.

3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại Việt Nam giai đoạn 2007-2015 2007-2015

Các nhân tố được sử dụng để phân tích: tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng và khả năng sinh lợi. Các biến số này được lấy theo giá trị bình quân của 18 NHTM Việt Nam.

3.4.1. Tăng trưởng tín dụng

Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam

Nguồn: Dữ liệu báo cáo tài chính của 18 NHTMCP

Biểu đồ cho thấy tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều. Rủi ro tín dụng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2007-2009 và giảm dần từ năm 2010 đến 2015, thể hiện hoạt động của ngân hàng gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và khủng hoảng nợ cơng châu Âu, điều này đã làm cho khả năng trả nợ vay của khách hàng càng khó khăn. Trước tình hình đó,

58.28 15.54 42.57 36.09 16.52 12.87 15.18 15.70 26.57 2.29 2.37 2.47 2.19 1.80 1.82 1.79 1.70 1.66 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng

LG LLR

các Ngân hàng thương mại đã áp dụng các biện pháp để ứng phó với việc rủi ro tín dụng gia tăng.

3.4.2. Tỷ lệ nợ xấu

Trong bài nghiên cứu này, nợ xấu được tính bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Bảng 3.5 Và hình 3.6 sau đây sẽ trình bày bức tranh tổng thể về tỷ lệ nợ xấu và rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)