Bảng3.1: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã Năm Năm Cán bộ cấp xã Công chức cấp xã Tổng số (người) Trong đó: Tổng số (người) Trong đó: Nam Nữ Nam Nữ 2012 1.795 1.337 458 1.637 1.023 614 74,48% 25,52% 62,49% 37,51% 2013 1.811 1.338 473 1.754 1.051 703 73,88% 26,12% 59,92% 40,08% 2014 1.842 1.359 483 1.902 1.084 818 73,78% 26,22% 56,99% 43,01% 2015 1.794 1.310 484 1.991 1.122 869 73,02% 26,98% 56,35% 43,65% 2016 1.771 1.255 516 1.919 1.060 859 70,86% 29,14% 55,24% 44,76% 2017 1.781 1.287 494 1.913 1.114 799 72,26% 27,74% 58,23% 41,77%
Nguồn: Thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai
Căn cứ kết quả thống kê cho thấy, số lượng cán bộ cấp xã tương đối ổn định, địa phương bố trí các chức danh theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ; riêng đối với cơng chức cấp xã tăng đều qua các năm (tăng 16,68% so với năm 2012), địa phương được phép bố trí thêm tăng thêm các chức danh cơng chức phụ trách các lĩnh vực nhưng đảm bảo không vượt quá định suất theo quy định, cụ thể: đơn vị hành chính cấp xã loại 1 được bố trí tối đa không quá 25 định suất, loại 2 được bố trí 23 định suất và loại 3 là 21 định suất. Tuy nhiên, hiện nay Trung ương chưa quy định khung vị trí việc làm cho từng chức danh nên có nhiều nơi khối lượng cơng việc ít nhưng lại đăng ký nhu cầu tuyển dụng để đủ định suất theo quy định, xảy ra tình trạng nơi thừa nơi thiếu, do đó cần có quy định để chấn chỉnh kịp thời.
3.1.2.2 Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
Bảng 3.2: Trình độ chun mơn, nghiệp vụ Năm Cán bộ cấp xã Công chức cấp xã Tổng số Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học Tổng số Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học 2012 1.795 627 559 41 565 3 1.637 46 839 116 634 2 34,93% 31,14% 2,28% 31,48% 0,17% 2,81% 51,25% 7,09% 38,73% 0,12% 2013 1.811 559 467 52 728 5 1.754 28 724 139 862 1 30,87% 25,77% 2,87% 40,2% 0,29% 1,6% 41,28% 7,92% 49,15% 0,05% 2014 1.842 397 405 47 984 9 1.902 6 616 162 1.115 3 21,55% 21,99% 2,55% 53,42% 0,49% 0,32% 32,39% 8,52% 58,62% 0,16% 2015 1.794 221 305 69 1.098 101 1.991 2 482 162 1.343 2 12,32% 17% 3,85% 62,2% 5,63% 0,1% 24,21% 8,14% 67,45% 0,1% 2016 1.771 180 295 41 1.225 30 1.919 0 416 149 1.348 6 10,16% 16,66% 2,32% 69,17% 1,69% 21,68% 7,76% 70,24% 0,31% 2017 1.781 143 275 40 1.287 36 1.913 0 346 149 1.413 5 8,03% 15,44% 2,25% 72,26% 2,02% 18,09% 7,79% 73,63% 0,49%
Nguồn: Thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai
Qua thống kê cho thấy, trình độ chun mơn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được nâng lên. Năm 2017, trình độ chun mơn từ cao đẳng trở lên đối với cán bộ cấp xã là 1.363/1.781 người, đạt tỷ lệ 76,53%, tăng 42,6% so với năm 2012; đối với công chức cấp xã là 1.567/1.913 người, đạt tỷ lệ 81,91%, tăng 36% so với năm 2012. Nhìn chung, việc nâng cao trình độ chun mơn đối với cán bộ, cơng chức cấp xã là địa phương đẩy mạnh cơng tác chuẩn hóa tiêu chuẩn theo quy định của UBND tỉnh và một trong các tiêu chí để xem xét đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, đồng thời địa phương tạo điều kiện cho đối tượng này được đào tạo để được chuẩn hóa theo hình thức tự túc hoặc chương trình đào tạo của tỉnh với mục đích là được chuyển xếp lương theo ngạch bậc phù hợp với trình độ đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay đối với chức danh cán bộ cấp xã còn nhiều trường hợp chưa qua đào tạo (143/1.781 người) chủ yếu là chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh có tính đặc thù riêng cho từng vùng miền, hiện tại địa phương đang khó khăn về cơng tác nhân sự để thay thế những trường hợp khơng đạt tiêu chuẩn.
Bảng 3.3: Trình độ lý luận chính trị Năm Cán bộ cấp xã Công chức cấp xã Tổng số Chưa qua đào tạo Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Tổng số Chưa qua đào tạo Sơ cấp Trung cấp Cao cấp 2012 1.795 216 392 1.044 143 1.637 597 450 587 3 12,03% 21,84% 58,16% 7,97% 36,47% 27,49% 35,86% 0,18% 2013 1.811 174 358 1.098 181 1.754 448 617 676 13 9,61% 19,77% 60,63% 9,99% 25,54% 35,18% 38,54% 0,74% 2014 1.842 133 275 1.243 191 1.902 364 570 956 12 7,22% 14,93% 67,48% 10,37% 19,14% 29,97% 50,26% 0,63% 2015 1.794 64 143 1.269 318 1.991 265 421 1.289 16 3,57% 7,97% 70,74% 17,73% 13,31% 21,15% 64,74% 0,8% 2016 1.771 28 99 1.310 334 1.919 141 208 1.554 16 1,58% 5,59% 73,97% 18,86% 7,35% 10,84% 80,98% 0,83% 2017 1.781 1,85% 33 3,99% 71 74,23% 1.322 19,93% 355 1.913 1,78% 34 11,03% 211 85,89% 1.643 1,31% 25
Nguồn: Thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai
Qua bảng thống kê cho thấy, trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, cơng chức cấp xã từ trung cấp trở lên tăng đều qua các năm, cụ thể: đối với cán bộ cấp xã tăng từ 66,13% năm 2012 lên 94,16% năm 2017 và công chức cấp xã tăng từ 36,04% năm 2012 lên 87,19% năm 2017. Từ kết quả trên cho thấy, địa phương tích cực trong việc cử đối tượng đào tạo theo chương trình kế hoạch của tỉnh và phối hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức mở lớp tại huyện nên đã giải quyết được tình trạng chuẩn hóa về trình độ lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay, chỉ cịn một số ít chưa qua đào tạo hoặc có trình độ sơ cấp được địa phương quan tâm tạo điều kiện bồi dưỡng nhằm mục đích đạt được tiêu chuẩn xét cơng nhận xã nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu.
Bảng 3.4: Độ tuổi cán bộ, công chức cấp xã Năm Năm Cán bộ Độ tuổi Công chức Độ tuổi Dưới 30 30-45 46-60 Trên 60 Dưới 30 30-45 46-60 2012 1.795 277 681 791 46 1.637 699 704 234 15,43% 37,94% 44,07% 2,56% 42,7% 43,01% 14,29% 2013 1.811 301 836 647 27 1.754 737 811 206 16,62% 46,16% 35,73% 1,49% 42,02% 46,24% 11,74% 2014 1.842 240 868 694 40 1.902 734 885 283 13,03% 47,12% 37,68% 2,17% 38,59% 46,53% 14,88% 2015 1.794 232 787 740 35 1.991 752 1.114 125 12,93% 43,87% 41,25% 1,95% 37,77% 55,95% 6,28% 2016 1.771 158 938 621 54 1.919 555 1.076 288 8,92% 52,96% 35,06% 3,05% 28,92% 56,07% 15,01% 2017 1.781 177 857 730 17 1.913 520 1.071 322 9,94% 48,12% 40,99% 0,95% 27,18% 55,99% 16,83%
Nguồn: Thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai
Qua bảng thống kê trên cho thấy, đối với cán bộ cấp xã có độ tuổi dưới 30 tuổi chủ yếu là chức danh Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ từ 8- 10%, các chức danh chủ chốt như: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND hầu hết trong độ tuổi từ 46-60 tuổi; riêng đối với độ trên 60 tuổi thuộc chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh được kéo dài độ tuổi theo quy định của điều lệ hội, được kéo dài hết nhiệm kỳ không quá 65 tuổi. Đối với công chức cấp xã cơ cấu trẻ chiếm đa phần, do đối tượng này được tuyển dụng hàng năm, là đội ngũ kế thừa, quy hoạch thuộc các chức danh cán bộ cấp xã và cũng là lực lượng cần có chính sách động viên kịp thời để tạo động lực làm việc đối với những người làm việc ở cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh.
3.2 Thực trạng tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã
3.2.1 Điều kiện làm việc của cán bộ, công chức
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cơ sở vật chất của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư nâng cấp, sửa chữa khang trang để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với nhân dân và góp phần tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Với hệ thống các công cụ hỗ trợ như: Máy tính, máy in, máy photo, máy điều hịa nhiệt độ, cơng cụ làm việc cần thiết, …. đã phần nào đáp ứng
được yêu cầu công việc của cán bộ, công chức; đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, UBND tỉnh đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhằm xây dựng UBND cấp xã với Bộ phận tiếp công dân theo hướng hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả thiết thực do đầu tư mang lại nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục nhằm phát huy tối đa công cụ hỗ trợ như: việc đầu tư trang thiết bị còn thiếu đồng bộ giữa các đơn vị dẫn đến tình trạng thiếu liên kết giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi thơng tin trong thực thi nhiệm vụ, công vụ; khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật giữa các bộ phận không đồng điều nên việc sử dụng và tiếp cận công nghệ mới chưa nhịp nhàng, chưa phát huy hết cơng suất của nó; người có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo chưa thực sự quan tâm và có trách nhiệm trong việc bảo trì, bảo quản các cơng cụ hỗ trợ trong thời gian sử dụng, dẫn đến trình trạng xuống cấp, hư hỏng khơng sử dụng được.
3.2.2 Môi trường làm việc
Môi trường làm việc tại UBND cấp xã được UBND cấp huyện, cấp tỉnh quan tâm hỗ trợ về cơ chế chính sách, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho cơng việc, nhìn chung 171 xã, phường, thị trấn được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc khang trang đáp ứng được nhu cầu giải quyết công việc; việc quy định xây dựng nội quy, quy chế làm việc nơi công sở được thực hiện đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh; quy định việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai thực hiện nghiêm túc và định kỳ báo cáo kết quả về cấp trên theo quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại một số hạn chế như: việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, giờ giấc làm việc ở cơ quan đối với một số cán bộ, công chức chấp hành chưa nghiêm, cịn xảy ra tình trạng phổ biến đi làm muộn nhưng về sớm, khơng có trách nhiệm trong xử lý cơng việc, mặc dù UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo kiểm tra định kỳ, đột xuất lập biên bản đề nghị xử lý kỷ luật nhưng chưa có chuyển biến mạnh; tình trạng thiếu dân chủ trong cơng tác tổ chức, mất đồn kết nội bộ còn diễn ra một vài nơi làm ảnh hưởng đến thái độ làm việc của người lao động công tác ở cấp xã.
Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, trong đó cán bộ, cơng chức cấp xã được chuyển xếp lương theo ngạch, bậc phù hợp với trình độ chun mơn đào tạo tương tự như công chức cấp huyện, cấp tỉnh, đồng thời được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh cán bộ cấp xã và hưởng phụ cấp khu vực theo quy định hiện hành. Hiện tại, địa phương đã chuyển xếp theo ngạch, bậc lương đối với cán bộ, công chức cấp xã theo trình độ chuyên môn theo quy định hiện hành, trừ những đối tượng hiện tại chưa qua đào tạo hoặc sơ cấp (cán bộ xã) thì chuyển xếp theo bảng lương đối với các chức danh bầu cử theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ và thực hiện các quy định về phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là hệ số tiền lương còn thấp so với điều kiện, sinh hoạt hiện tại đối với mỗi cá nhân đang công tác tại cơ quan hành chính nhà nước nói chung và UBND cấp xã nói riêng, nhất là đối với cơng chức mới được tuyển dụng chưa có thâm niên cơng tác, nên ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức nhân sự và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.
Đối với chế độ tiền thưởng được thực hiện theo quy định mức tiền thưởng đối với cá nhân, tổ chức có thành tích thực hiện tốt nhiệm vụ được giao được áp dụng thực hiện theo quy định hiện hành; cán bộ, công chức cấp xã thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế theo quy định và được hỗ trợ trích đóng từ ngân sách nhà nước theo quy định và được tham gia tổ chức cơng đồn cơ sở tạo điều kiện để tham gia các chương trình nghỉ mát, thăm hỏi hiếu, hỷ, bệnh tật, … tại nơi công tác.
3.2.4 Công tác bầu cử, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã
- Công tác bầu cử các chức danh cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định về công tác cán bộ, đảm bảo điều kiện về tiêu chuẩn về chức danh đảm nhiệm theo quy định tại Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 06/11/2015 của UBND tỉnh và đảm nhiệm theo nhiệm kỳ 05 năm. Căn cứ tình hình thực tế bố trí các chức danh cán bộ cấp xã thì hiện nay địa phương cơ bản đã bố trí đủ các chức danh chủ chốt: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND, cịn khuyết 27 chức danh, địa
phương đã có phương án về công tác nhân sự tổ chức bầu cử trong năm 2018 đối với các chức danh chủ chốt để thuận lợi cho địa phương trong công tác quản lý điều hành. Nhìn chung, tiêu chuẩn về trình độ chun mơn, lý luận chính trị, an ninh quốc phịng đối với các chức danh cán bộ cấp xã đảm bảo theo quy định.
- Công tác tuyển dụng, sử dụng cơng chức cấp xã được thực hiện theo hình thức tuyển dụng được thực hiện kể từ khi Luật Cán bộ, cơng chức có hiệu lực thi hành, ban đầu được thí điểm tuyển dụng cơng chức xã đối với huyện Nhơn Trạch và thành phố Biên Hòa (năm 2008), sau đó được mở rộng ra tất cả các huyện vào những năm tiếp theo đối với những địa phương có nhu cầu và cịn định suất tuyển dụng cơng chức cấp xã. Các chức danh công chức được tuyển dụng là: Văn phòng - Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch, Tài chính - Kế tốn, Địa chính - Xây dựng - Nơng nghiệp và Mơi trường, Văn hóa - Xã hội; riêng đối với Trưởng Công an, Chỉ huy Trưởng Quân sự là chức danh công chức nhưng thuộc đối tượng bổ nhiệm chức danh, chức vụ. Tính đến thời điểm từ năm 2012 - 2017, tỉnh Đồng Nai đã tuyển được 548 cơng chức xã với số lượng thí sinh đăng ký dự thi là 2.592 người, qua đó cho thấy sức hấp dẫn, sự chọn lựa đối với những sinh viên mới tốt nghiệp hoặc đã kinh qua nhiều việc làm khác nhau còn trong độ tuổi tuyển dụng vào công chức cấp xã, mong muốn được làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước với nhiều lý do, nguyện vọng khác nhau như: sự yêu thích, nối nghiệp người thân đã làm cơ quan nhà nước, trải nghiệm, thuận lợi cho việc chăm sóc gia đình, tự khẳng định bản thân làm trong lĩnh vực công, …. Đồng thời, cũng là nguồn nhân lực dồi dào, đa ngành, đa lĩnh vực bổ sung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc tuyển dụng công chức xã khơng phân biệt loại hình đào tạo (chính quy, tại chức, từ xa) nên chất lượng không đồng đều, chủ yếu là vừa làm, vừa học phát triển nghề; mặt khác việc quy định vùng, miền được ưu tiên trong việc tuyển dụng còn nhiều bất cặp đối với một số xã, thị trấn