4.2.1 .2Thang đo nhân tố động viên đối với cán bộ, công chức cấp xã
4.2.1.2 .5Thang đo thành phần niềm tự hào
4.4 Kiểm định thang đo sơ bộ
4.4.1 Kết quả kiểm tra độ tin cậy cronbach alpha
Nghiên cứu có chín thang đo phân tích đóng vai trị là biến giải thích và một thang đo đóng vai trị là biến phụ thuộc. Chín thang đo phân tích trên được phân vào hai nhóm chính là nhóm yếu tố duy trì và nhóm yếu tố động viên. Trong đó, nhóm yếu tố duy trì gồm bốn yếu tố như Điều kiện làm việc (DKLV), Môi trường làm việc (MTLV), Mối quan hệ công việc (MQH), Lương thưởng và các chế độ (LUONG). Nhóm yếu tố động viên gồm năm yếu tố như Cơ hội thăng tiến (CHTT), Phong cách lãnh đạo (PCLD), Ghi nhận sự đóng góp (SDG), Tinh thần trách nhiệm (TTTN) và Niềm tự hào (NTH). Thang đo biến phụ thuộc là động lực làm việc của cán bộ, cơng chức kí hiệu là DLLV. Các thang đo của các khái niệm này đã được đánh giá sơ bộ (cở mẫu gồm 192 quan sát) và đảm bảo sự phù hợp thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2012, trang 304) trích trong Churchill (1979) cho rằng “Cronbach alpha phải được thực hiện trước để loại các biến rác (garbage items) trước khi thực hiện phân tích EFA.Q trình này có thể giúp chúng ta tránh được các biến rác vì các biến rác này có thể tạo nên các nhân tố giả (artifical factors) khi phân tích EFA”.Kết quả kiểm định độ tin cậy thông qua Cronbach’s alpha sẽ tiếp tục được kiểm chứng thơng qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.
Hệ số Cronbach’s alpha là một phương pháp kiểm định thống kê về mức độ tin cậy và tương quan trong giữa các biến quan sát trong thang đo. Tư tưởng chung của phương pháp này là tìm kiếm sự vơ lý nếu có trong các câu trả lời. Nó cho biết sự chặt chẽ và thống nhất trong các câu trả lời nhằm đảm bảo người được hỏi đã hiểu cùng một khái niệm.
Kết quả kiểm định sự tin cậy của thang đo bằng phương pháp Cronbach’s Alpha cho thấy cả 10 nhân tố được trích đều có giá trị lớn hơn 0,6 và có mối tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (Phụ lục 4.1a đến Phụ lục 4.1j). Điều kiện làm việc, mối quan hệ và động lực làm việc là những biến có giá trị alpha tổng hợp cao nhất lần lượt là 0.92, 0.87 và 0.87. Các thang đo cịn lại đều có giá trị alpha trên 0.80, ngoại trừ hai thang đo
có giá trị alpha thấp nhất là mục tiêu làm việc (alpha bằng 0.76) và tinh thần trách nhiệm (alpha bằng 0.75).
Xét về giá trị tương quan biến - tổng thì hai biến đo lường NTH3 và NTH1 có giá trị tương quan biến tổng là thấp nhất với giá trị lần lượt là 0.41 và 0.42, tuy nhiên, vẫn lớn hơn ngưỡng tới hạn 0.30 theo đề xuất của Hair và cộng sự (2014). Ở phía ngược lại, các biến đo lường như DKLV3, MQH2 và PCLD4 có giá trị alpha cao nhất lần lượt là 0.84, 0.79 và 0.75.
Tóm lại, các thang đo đều có giá trị độ tin cậy tổng hợp alpha đều lớn hơn 0.6, thậm chí lớn hơn 0.70; đồng thời, khơng có biến đo lường nào có giá trị hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 (tối thiểu là 0.41) nên tất cả các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
4.4.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá, EFA
Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng Cronbach alpha thì 49 biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy và khi đó phân tích nhân tố khám phá được tiến hành. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần. Phương pháp trích được chọn để phân tích nhân tố là phương pháp phân tích nhân tố chính (Principal Components Analysis). Phương pháp này cho phép rút gọn nhiều biến số thành một nhóm các yếu tố đo lường cho cùng một khái niệm.
Phương pháp phân tích nhân tố này địi hỏi phải mơ hình thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Theo Hair và cộng sự (2014) thì hệ số KMO phải nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 và hệ số ý nghĩa của mơ hình theo kiểm định Bartlett phải có ý nghĩa thống kê 5%. Hoặc theo Gerbing và Anderson (1988) thì các thang đo của mơ hình chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50%. Ngoài ra, theo Hair và cộng sự (1998, trang 111) thì các nhân tố tải (factor loadings) lớn hơn 0,52 và hệ số phương sai trích (eigenvalue) lớn hơn 1.
2Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading >0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, >0.4 được xem là quan trọng, >=0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998,111) cũng khuyên như sau: nếu chọn tiêu chuẩn Factor loading >0.3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading >0.55 (thường có thể chọn 0.5), nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì Factor loading phải >0.75
Kiểm định KMO và Bartlett's trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO khá cao và bằng 0,76 lớn hơn giá trị tới hạn 0.5 (phụ lục 4.2c) với mức ý nghĩa bằng 0 (sig = 0.000) cho thấy phân tích nhân tố trích được đều rất thích hợp. Ngồi ra, giá trị eigen value trích được từ 10 nhân tố trong mẫu sơ bộ là 0.66 hay 66% (phụ lục 4.2a). Hay nói cách khác, 10 nhân tố trích được này sẽ giải thích được gần 66% sự biến thiên của 49 biến quan sát ban đầu. Điều đó cho thấy 10 nhân tố trích này có thể được sử dụng để đại diện cho 49 biến quan sát ban đầu nhằm đơn giản hóa dữ liệu đánh giá ban đầu.
Hệ số tải của mỗi nhân tố trích được đều lớn hơn 0.5 rất nhiều nhất là hệ số tải các biến đo lường trong thang đo mối quan hệ và điều kiện làm việc (trung bình trên 0.80) và nhỏ nhất ở các thang đo mục tiêu làm việc và tinh thần trách nhiệm (phụ lục 4.2b). Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì tất cả 10 thang đo trích được đảm bảo được sự hội tụ của các biến quan sát, thỏa mãn tốt các kiểm định về độ phù hợp của mơ hình, vì vậy, cả 10 thang đo ở mẫu sơ bộ này sẽ được sử dụng để trong nghiên cứu chính thức tiếp theo.