4.2.1 .2Thang đo nhân tố động viên đối với cán bộ, công chức cấp xã
4.2.1.2 .5Thang đo thành phần niềm tự hào
4.2.1.3 Thang đo động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã
Thang đo Động lực làm việc của cán bộ, công chức được đo lường bằng 5 biến quan sát. Thang đo này đo lường mức độ động viên khuyến khích chung, được sử dụng các phát biểu trong và ngoài nước để khảo sát, nghiên cứu cho đề tài của mình.
Bảng4.10: Thang đo động lực làm việc của cán bộ, công chức
STT Các phát biểu Nguồn
1 Tôi luôn nỗ lực hết sức mình để hồn thành cơng
việc được giao Herzberg (1959)
2 Tơi có thể duy trì nỗ lực thực hiện cơng việc trong thời gian dài
Abby M Brooks (2007) 3
Tơi ln tích cực tham gia các hoạt động của cơ quan
Trương Minh Đức (2011) 4 Tơi ln nỗ lực vì mục tiêu công việc và hoạt động
của cơ quan Herzberg (1959)
5 Nỗ lực của tơi góp phần hồn thành mục tiêu hoạt động của bộ phận và của cơ quan
Trần Văn Huynh (2016)
Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ
Do có sự khác nhau về văn hóa và mức độ phát triển kinh tế nên các thang đo được xây dựng ở các nước phát triển có thể khơng thực sự phù hợp, phản ánh hết thực trạng của các nước đang phát triển như Việt Nam (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Vì vậy, thang đo nháp 1 cần được điều chỉnh và bổ sung thơng qua thảo luận nhóm tập trung. Thông qua kết quả của thảo luận tập trung này, thang đo nháp 1 được điều chỉnh lần đầu và được tạm gọi là thang đo nháp 2.
Thang đo nháp 2, tiếp đến sẽ được đánh giá thông qua nghiên cứu sơ bộ định lượng với cở mẫu ban đầu là 192 cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh. Kết quả mẫu sơ bộ này thu được từ phỏng vấn trực tiếp tại Văn phòng Sở Nội vụ cũng như gửi bảng hỏi chi tiết qua bưu điện đến một số xã, phường, thị trấn ngẫu nhiên trên địa bàn tỉnh. Các thang đo này được điều chỉnh thông qua hai kỹ thuật chính là (i) kiểm tra độ tin cậy bằng kỹ thuật phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha và (ii) phân tích nhân tố khám phá, EFA. Các biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng dưới 0.30 sẽ bị loại bỏ theo đề xuất của (Hair và cộng sự, 2014). Tiếp đến, những biến có trọng số tải nhỏ hơn 0.50 (nghĩa là chỉ giải thích được ít hơn 25% phương sai của khái niệm) cũng sẽ bị loại bỏ(Hair và cộng sự, 2014). Sau cùng là kiểm tra tổng phương sai trích được của các khái niệm, đảm bảo rằng các khái niệm giải thích tối thiểu được 50% tổng phương sai của các biến đo lường. Các biến còn lại thỏa mãn các kết quả kiểm tra trên sẽ được đưa vào bảng hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức thơng qua phân tích nhân tố khám phá và kỹ thuật hồi quy để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Bước 3: Nghiên cứu chính thức
Mục tiêu của nghiên cứu chính thức là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh với các thang đo được xây dựng từ bước 2. Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha được dùng để kiểm định độ tin cậy và hợp lí của thang đo. Các thang đo với các biến đo lường sau khi được rút gọn qua phân tích EFA và thỏa mãn sự phù hợp theo hệ số tin cậy Cronbach alpha sẽ được trung bình để hình thành các yếu tố tương ứng, từ đó, sử dụng bước phân tích hồi quy tiếp theo. Kết quả phân tích hồi quy lần lượt được kiểm định các khuyết tật như
phương sai sai số thay đổi, đa cộng tuyến, sự tương quan của phần dư để đảm bảo tính phù hợp của kết quả trước khi phân tích.