Mơ hình chấp nhận công nghệ mở rộng TAM2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi chấp nhận của người nộp thuế đối với hệ thống nộp thuế điện tử tại cục thuế tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 31)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.1. Những lý luận cơ bản về hệ thống nộp thuế điện tử

2.1.2.4. Mơ hình chấp nhận công nghệ mở rộng TAM2

Venkatesh và Davis (2000) đã mở rộng mơ hình TAM để bao gồm những nhân tố bổ sung chủ chốt của mơ hình TAM như nhận thức sự hữu ích và ý định người dùng về mặt ảnh hưởng xã hội và quá trình nhận thức qua cơng cụ. Mơ hình TAM2 đã được sửa đổi, bổ sung các khái niệm liên quan đến quá trình ảnh hưởng xã hội (quy chuẩn chủ quan, tính tự giác, và hình ảnh) và q trình nhận thức qua cơng cụ (cơng việc phù hợp, chất lượng đầu ra, chứng minh kết quả và nhận thức dễ sử dụng) vào mơ hình TAM ngun bản, được trình bày trong Hình 2.4.

Một yếu tố quan trọng khách trong mơ hình TAM2 là kinh nghiệm. Venkatesh và Davis (2000) khơng xếp kinh nghiệm vào q trình ảnh hưởng xã hội. Mơ hình giả định rằng, trong một tổ chức sử dụng hệ thống bắt buộc, ảnh hưởng xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi chấp nhận hệ thống trong giai đoạn đầu vận hành. Trải qua thời gian, ảnh hưởng của xã hội lên ý định sẽ bắt đầu giảm và được thay thế bằng kinh nghiệm khi sử dụng hệ thống. Mơ hình TAM2 phát triển lý thuyết, đặt trong bối cảnh sử dụng máy tính, tác động trực tiếp của ảnh hưởng xã hội lên ý định và nhận thức sự hữu ích cũng như nhận thức dễ sử dụng là có, nhưng sẽ xuất phát từ sự bắt buộc chứ không phải tự nguyện.

Hơn nữa ảnh hưởng xã hội trong mơ hình TAM2 có tác động trực tiếp lên ý định của nhận thức sự hữu ích và nhận thức dễ sử dụng xuất phát từ thiết lập sử dụng hệ thống bắt buộc. Mơ hình ấn định sự tự giác là biến điều độ để phân biệt giữa tự nguyện và bắt buộc cùng với những thiết lập tổ chức.

Tuy nhiên, ảnh hưởng xã hội có thể ảnh hưởng đến ý định thơng qua nhận thức sự hữu ích hay việc tiếp thu. Mơ hình TAM2 đưa ra giả thuyết rằng việc tiếp

thu – thay vì tuân theo, sẽ xảy ra dù cho bối cảnh sử dụng hệ thống là bắt buộc hay tự nguyện. Cuối cùng, những phát hiện trong nghiên cứu này cho thấy tất cả các quá trình ảnh hưởng xã hội và nhận thức qua công cụ đều tác động mạnh mẽ đến người dùng đối với việc chấp nhận cơng nghệ.

Sự hữu ích thơng qua cảm nhận Ý định Thói quen sử dụng Sự dễ sử dụng thơng qua cảm nhận Kết quả có kiểm chứng Chất lượng đầu ra Phù hợp cơng việc Hình ảnh Tiêu chuẩn chủ

quan Kinh nghiệm Tự nguyện

Hình 2.4 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ mở rộng TAM2

2.1.2.5. Mơ hình thuyết phổ biến cái mới (DOI)

Mơ hình thuyết phổ biến sự cải tiến (DOI) giải thích lý do sự cải tiến lại phổ biến khắp xã hội và cách các tổ chức và cá nhân chấp nhận những cải tiến mới. Rogers (2003) đã phân biệt quá trình chấp nhận và quá trình phổ biến. Quá trình phổ biến xảy ra bên trong xã hội, được xem như q trình nhóm, trong khi q trình chấp nhận lại liên quan đến các cá nhân. Theo Rogers (2003), phổ biến có nghĩa là

một khoảng thời gian giữa các thành viên của hệ thống xã hội”, trong khi chấp nhận có nghĩa là “quyết định sử dụng triệt để cải tiến như phương án lựa chọn tốt nhất”. Thuyết phổ biến sự cải tiến của Rogers (2003) bao gồm quá trình cải tiến-quyết định, đặc tính cải tiến, đặc tính người chấp nhận, và quan điểm của người lãnh đạo. Hình 2.5 bên dưới sẽ minh họa mơ hình gồm 5 giai đoạn trong quá trình cải tiến- quyết định của Rogers (2003), miêu tả các giai đoạn khác nhau của một cá nhân hoặc các bộ phận ra quyết định khác khi phải trải qua quá trình chấp nhận hoặc phản bác sự cải tiến.

Giai đoạn 1: Nhận biết, là giai đoạn mà một cá nhân hay bộ phận ra quyết định phát hiện ra sự tồn tại của cải tiến sau đó bắt đầu học cách vận hành.

Giai đoạn 2: Thuyết phục, những đặc tính về nhận thức được cải tiến sẽ giúp những người chấp nhận tiềm năng có thái độ thích hoặc khơng thích cải tiến đó.

Giai đoạn 3: Quyết định, cá nhân (hoặc bộ phận) sau khi tương tác trong các hoạt động sau đó sẽ đi đến quyết định chấp nhận hay bác bỏ cải tiến. Giai đoạn này có thể bao gồm các tác động ủng hộ hoặc phản bác lại cải tiến từ đó ảnh hưởng đến q trình.

Giai đoạn 4: Vận hành, cá nhân (hoặc bộ phận) quyết định sử dụng cải tiến. Vận hành có nghĩa là tiến hành hành vi cơng khai đưa ý tưởng mới vào khai thác, sử dụng.

Giai đoạn 5: Xác nhận, là giai đoạn cuối cùng trong mơ hình. Giai đoạn này thể hiện quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ cải tiến và thậm chí quyết định vận có thể thay đổi nếu xuất hiện nghi ngờ hoặc vấn đề khi áp dụng cải tiến (Rogers, 2003).

Hạn chế của mơ hình DOI

Những hạn chế của thuyết DOI đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra. Ví dụ, Clarke cho rằng mơ hình DOI gốc, đặt trong bối cảnh quy tắc hệ thống thông tin, là “công cụ miêu tả tốt nhất, năng lực giải thích chưa đủ mạnh, và chưa đủ tốt để dự đoán kết quả và cung cấp chỉ dẫn để thúc đẩy tỷ lệ tiếp nhận”. Ngoài ra cũng tồn tại một số nghi ngờ xoay quanh việc mơ hình DOI có thể dễ dàng bị bác bỏ. Thuyết

phổ biến cải tiến bị phê bình vì “nhiều yếu tố của thuyết này mang đặt trưng của nền văn hóa sản sinh ra nó (Bắc Mỹ trong những năm 60)” và nó “khơng liên quan lắm đến các quốc gia Đông Á và châu Phi”.

Hình 2.5 Mơ hình DOI

Mơ hình DOI cũng nhận chỉ trích vì q tập trung vào nhu cầu cải tiến hơn là cung cấp cải tiến. Attewell (1992) tranh luận rằng các nhà cung cấp cải tiến có thể ảnh hưởng đến việc phổ biến vì họ thường chú trọng vào việc marketing và đào tạo các loại hình kinh doanh (nên không phải công ty nào cũng có cơ hội tiếp nhận). Hơn nữa, ông cũng cho rằng với những cải tiến phức tạp, con người có thể hiểu biết về cải tiến cũng như lợi ích của nó được phổ biến rộng rãi nhưng vẫn chưa thể được chấp nhận.

2.1.2.6. Mơ hình thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng cơng nghệ (UTAUT)

Mơ hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) là một trong những khung nghiên cứu phổ biến nhất trong lĩnh vực mơ hình chấp nhận cơng nghệ nói chung. Giống như những mơ hình chấp nhận khác, nó nhằm mục đích giải thích ý định người dùng khi sử dụng hệ thống thông tin và xa hơn nữa là

Nhận biết Thuyết phục Quyết định Vận hành Xác nhận

Chấp nhận (CN) Bác bỏ (BB) Tiếp tục CN CN sau Tiếp tục BBNgưng Đặc tính của đơn vị ra quyết định Đặc điểm nhận thức của sự đổi mới

Các kênh thông tin liên lạc

Điều kiện đầu tiên: 1. Các thử nghiệm/ tiến hành trước đây. 2. Cảm thấy sự cần thiết hoặc có vấn đề. 3. Tính đổi mới 4. Định mức xã hội

hồn thiện về quá trình chấp nhận khả quan hơn bất kì mơ hình đơn lẻ nào được giới thiệu trước đó. Tám mơ hình trong lĩnh vực hệ thống thơng tin được tích hợp thành một mơ hình mới và tất cả các mơ hình đều bắt nguồn từ tâm lý học xã hội học và truyền thơng. Những mơ hình này bao gồm TRA, TPB, TAM, TAM2, Mơ hình động cơ (MM), Mơ hình tối ưu máy tính (MPCU), mơ hình DOI và mơ hình thuyết nhận thức xã hội (SCT). Mỗi mơ hình đều cố gắng dự đốn và giải thích hành vi người dùng bằng cách sử dụng nhiều biến độc lập. Một mơ hình hợp nhất được tạo ra dựa trên những điểm tương đồng về khái niệm và tính hàn lâm giữa tám mơ hình. Thuyết bao gồm bốn yếu tố chủ chốt (kỳ vọng kết quả thực hiện, kỳ vọng nỗ lực thực hiện, ảnh hưởng xã hội, điều kiện vật chất) là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến ý định hành vi hay hành vi chấp nhận. Giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm và tinh thần tự nguyện sử dụng được xem như là các yếu tố phụ trợ đề điều tiết ảnh hưởng của bốn yếu tố chủ chốt đối với ý định hành vi hay hành vi chấp nhận, xem Hình 2.6. Hơn nữa, mơ hình UTAUT cũng cố giải thích lý do vì sao các khác biệt về cá thể lại ảnh hưởng đến việc sử dụng công nghệ. Cụ thể, mối tương quan giữa nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, và hành vi chấp nhận có thể được điều chỉnh thơng qua tuổi tác, giới tính và kinh nghiệm.

Ví dụ, sức mạnh chi phối nhận thức sự hữu ích và hành vi chấp nhận được thể hiện rõ nhất khi đặt vào trường hợp người lao động nam, trẻ tuổi. Tác động của nhận thức việc dễ sử dụng lên ý định cũng được điều chỉnh bởi giới tính và tuổi tác được biểu lộ rõ nhất khi đặt vào trường hợp của người lao động nữ, lớn tuổi và những tác động đó sẽ tỷ lệ nghịch với kinh nghiệm. Mơ hình UTAUT có bốn yếu tố dùng để dự đoán ý định hành vi hay hành vi chấp nhận: kỳ vọng kết quả thực hiện, kỳ vọng nỗ lực thực hiện, ảnh hưởng xã hội và điều kiện vật chất. Các yếu tố dự đoán được định nghĩa như sau:

Kỳ vọng kết quả thực hiện: là mức độ mà một cá nhân tin rằng khi sử dụng một hệ thống nào đó thì kết quả cơng việc đưa đến sẽ tốt.

Ảnh hưởng xã hội: là mức độ quan trọng mà một cá nhân cảm nhận về ý kiến, quan điểm của người khác mong muốn họ sử dụng một hệ thống.

Điều kiện vật chất: là mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng kĩ thuật và tổ chức được dùng để hỗ trợ sử dụng hệ thống.

Kỳ vọng kết quả thực hiện trong mơ hình UTAUT xuất phát từ phép tổng hợp năm yếu tố, bao gồm nhận thức sự hữu ích, động cơ bên ngồi, cơng việc phù hợp, các yếu tố thuận lợi liên quan, và kỳ vọng kết quả. Kỳ vọng kết quả thực hiện là yếu tố dự đoán mạnh nhất về ý định trong tất cả những mơ hình đã được kiểm nghiệm và được xem như rất quan trọng trong cả hai phần thiết lập bắt buộc và tự nguyện trong việc phê duyệt mơ hình của Venkatesh (2003).

Trong mơ hình UTAUT, kỳ vọng nỗ lực thực hiện đã bắt được khái niệm cãm nhận dễ sử dụng và độ phức tạp. Dễ sử dụng là yếu tố thứ hai trong nghiên cứu cơ bản của Davis (1989) và nó có ảnh hưởng quan trọng đến việc chấp nhận công nghệ cũng như sự hữu ích. Khi thơng qua mơ hình UTAUT, kỳ vọng nỗ lực thực hiện rất quan trọng dù là đặt trong bối cảnh sử dụng bắt buộc hay tự nguyện, dù chỉ xét trong giai đoạn đầu sử dụng. Vì một khi càng sử dụng phần mềm thường xuyên, con người sẽ càng cảm thấy thoải mái khi sử dụng phần mềm đó, nên yếu tố liên quan đến nỗ lực sẽ trở nên ít quan trọng hơn sau khi đã vượt qua các chướng ngại. Ảnh hưởng xã hội bao gồm việc xem xét cảm nhận của cá nhân khi đứng trước quan điểm của người khác.

Yếu tố này hoàn thiện các ý niệm từ những mơ hình trước như ảnh hưởng xã hội, tính tự giác và hình tượng. Ý niệm này đề xuất rằng kiểm toán viên sẽ trở nên nhạy cảm với ý kiến của người khác dẫn đến những quyết định đưa ra sẽ gắn với những quy chuẩn xã hội xoay quanh họ. Venkatesh (2003) đã phát hiện ra ảnh hưởng xã hội không quan trọng trên tinh thần tự nguyện nhưng lại trở nên quan trọng khi áp vào bối cảnh sử dụng bắt buộc.

Điều kiện vật chất đại diện cho ủng hộ tổ chức, và bao gồm ý niệm kiểm soát hành vi nhận thức, điều kiện vật chất, và tính tương thích từ những mơ hình trước. Những kết quả từ mơ hình UTAUT đề xuất rằng yếu tố điều kiện vật chất quan

trọng đều quan trọng, vừa với bắt buộc và tự nguyện trong giai đoạn bắt đầu sử dụng, nhưng ảnh hưởng của nó đối với hành vi chấp nhận lại hoàn toàn biến mất. Hơn nữa, điều kiện vật chất bắt đầu điều tiết hoàn toàn kỳ vọng nỗ lực thực hiện nhưng khi cả kỳ vọng kết quả và kỳ vọng nỗ lực thực hiện xuất hiện, điều kiện vật chất lại khơng cịn quan trọng khi dự đốn ý định.

Cuối cùng mơ hình UTAUT có khả năng chiến đến 70% trong phương sai của hành vi chấp nhận, được coi là một sự cải tiến về bất kỳ mơ hình ban đầu nào với mức tối đa khoảng 40%. Tác giả thừa nhận sự hạn chế của độ chuẩn xác do quá trình đo lường và khuyến nghị các nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào việc phát triển và kiểm nhận những thang đo thích hợp với từng ý niệm và nhấn mạnh độ chuẩn xác và gia hạn hoặc mở rộng mơ hình UTAUT với thang đo mới.

2.1.2.7. Kết luận và lựa chọn

Ở phần trước đã khảo sát tỉ mỉ các nghiên cứu và học thuyết về việc chấp nhận sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử ở các nước phát triển và mình họa những kẽ hở của các nghiên cứu này khi áp dụng tại các nước đang phát triển. Từ những nghiên cứu trước, mơ hình TAM, TRA và TPB đã được sử dụng rộng rãi để kiểm nghiệm việc chấp nhận công nghệ khi sử dụng hệ thống nộp thuế điện tử ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên những mơ hình này lại hứng chịu phê bình khi khả năng giải thích ý định hành vi chỉ rơi vào khoảng 30% – 40%. Mơ hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng cơng nghệ (UTAUT) lại có khả năng giải thích cao hơn, khoảng 70%.

Mơ hình UTAUT là mơ hình được phê duyệt đầy uy tín khi kết hợp 8 mơ hình chấp nhận cơng nghệ chính và bản mở rộng của chúng. Do mơ hình UTAUT khá mới (được phê duyệt năm 2003), các nhà nghiên cứu vẫn đang tăng cường kiểm tra tính tương thích, hợp lệ, độ tin cậy của mơ hình để giải thích việc chấp nhận công nghệ trong các bối cảnh khác nhau. Ví dụ, Anderson (2006) sử dụng mơ hình UTAUT để tìm tác nhân và bộ điều chỉnh cho việc người dùng chấp nhận sử dụng máy tính bảng ở khoa kinh doanh các trường đại học. Yếu tố kỳ vọng kết quả thực hiện trong mơ hình là tác nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử

dụng máy tính bảng. Carlsson (2006) từng dùng mơ hình UTAUT để giải thích việc chấp nhận sử dụng thiết bị/dịch vụ điện tử ở Phần Lan và phát hiện ra rằng kỳ vọng kết quả thực hiện và kỳ vọng nỗ lực thực hiện đều quan trọng nhưng ảnh hưởng xã hội thì khơng quan trọng.

Lợi ích khi ứng dụng Điều kiện thuận lợi Ảnh hưởng của xã hội Độ khó - dễ sử dụng Ý định sử dụng Thực sự sử dụng

Giới tính Tuổi Kinh nghiệm Tự nguyện ứng dụng

Hành vi chấp nhận

Hình 2.6 Mơ hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Nghiên cứu của Maulana Yusup (2005) [41] là nghiên cứu xác định nhận thức của người nộp thuế về hóa đơn điện tử khi nộp thuế.

Nghiên cứu này đóng góp vào sự phát triển lý thuyết của Quản lý Khoa học, đặc biệt là mơ hình UTAUT của người nộp thuế chấp nhận hệ thống nộp thuế điện tử để cải thiện hiệu suất của cơ quan thuế, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, khi xét đến các dịch vụ công. Kết quả cho thấy có ảnh hưởng đáng kể về nhận thức việc dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, nhận thức sự hữu ích, điều kiện thuận lợi hướng tới thái độ và hành vi chấp nhận. Vì vậy, hệ thống nộp thuế điện tử có thể là cách cải thiện dịch vụ hành

chính ở các cơ quan thuế để tạo thuận lợi cho việc thanh toán thuế. Kết quả của nghiên cứu này chỉ giới hạn ở hiệu quả của mơ hình UTAUT và vẫn cần nghiên cứu thêm vì cần sử dụng nguồn nhân lực lớn hơn trong các nghiên cứu sau. Ngoài ra,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi chấp nhận của người nộp thuế đối với hệ thống nộp thuế điện tử tại cục thuế tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)