Mơ hình đề xuất của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi chấp nhận của người nộp thuế đối với hệ thống nộp thuế điện tử tại cục thuế tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 49 - 55)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3. Mơ hình đề xuất của tác giả

Qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết về sự chấp nhận của người nộp thuế, mơ hình nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu dựa trên mơ hình thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Venkatesh và cộng sự, 2003). Nghiên cứu sử dụng mơ hình UTAUT như một động lực lý thuyết cho nghiên cứu này; nghiên cứu sẽ theo mơ hình ban đầu, các phép đo và phân tích của Venkatesh (2003) càng gần càng tốt về độ tin cậy, tính hợp lệ, tương quan, phân tích nhân tố và mơ hình cơng thức cấu trúc. Tuy nhiên, một phiên bản sửa đổi của UTAUT sẽ được sử dụng cho phù hợp với ngữ cảnh của nghiên cứu và để đạt được mục đích của nó. Mơ hình UTAUT ban đầu chứa bốn ý định hành vi độc lập trực tiếp và Hành vi chấp nhận. Trong nghiên cứu này, hai cấu trúc mới, sự tin tưởng và chất lượng trang mạng đã được thêm vào, do đó, có sáu biến độc lập và hai biến phụ thuộc như sau.

Các biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu đề xuất như sau:

Ý định hành vi: Theo Venkatesh (2003) thì ý định hành vi là khả năng chủ quan của một cá nhân liệu họ có thực hiện hành vi đang được đề cập đến hay khôn. Ý định hành vi sẽ được tính tốn dựa trên ý định, dự đốn, và kế hoạch sử dụng hệ thống nộp thuế điện tử. Trong mơ hình UTAUT, ý định hành vi có ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực đến Hành vi chấp nhận.

thống cụ thể (Ong, Day, Chen, và Hsu, 2008). Theo Ajzen và Fishbein (1980) Hành vi chấp nhận thực bị ý định hành vi chi phối. Trong mơ hình UTAUT, ảnh hưởng trực tiếp của ý định hành vi lên Hành vi chấp nhận đã được Venkatesh (2003) kiểm chứng và thơng qua trong q trình phát triển mơ hình UTAUT.

Mơ hình được đề xuất trong luận văn này được trình bày ở Hình 2.7 gần như lấy tồn bộ nền căn bản từ mơ hình UTAUT gốc và thêm một số điều chỉnh. Thứ nhất, về kinh nghiệm, trong mơ hình của Venkatesh (2003) đã thay đổi thành kinh nghiệm dùng Internet. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kinh nghiệm sử dụng Internet ảnh hưởng đến nhận thức sự hữu ích và nhận thức việc dễ sử dụng, từ đó, tác động đến hành vi thực hoặc hành vi chấp nhận một hệ thống cụ thể (Agarwal và Prasad, 1999; Jiang, Hsu, Klein, và Lin, 2000). Hệ thống nộp thuế điện tử thường được những người thành thạo Internet ưa dùng. Do đó, kinh nghiệm dùng Internet nên được cân nhắc và đề cập đến khi giải thích kỳ vọng kết quả thực hiện và kỳ vọng nỗ lực thực hiện (Lu, 2003).

Điều chỉnh thứ hai của mơ hình UTAUT là khái niệm tự nguyện sử dụng bị xóa bỏ vì đa số mọi người đều tự nguyện sử dụng hệ thống nộp thuế điện tử. Điều chỉnh thứ ba trong mơ hình UTAUT là thêm vào khái niệm chất lượng mạng vốn được xem như một biến độc lập trong mơ hình UTAUT gốc. Điều chỉnh thứ tư là niềm tin, trước đây cũng là biến độc lập trong mơ hình UTAUT gốc. Phần tiếp theo sẽ giải thích ngắn gọn lý do vì sao hai khái niệm chất lượng mạng và niềm tin lại được bổ sung vào mơ hình gốc.

Một loạt các giả thuyết liên kết các ý niệm của mơ hình nghiên cứu đã được đề xuất sau khi xem xét lại mơ hình UTAUT gốc. Mơ hình được phát triển hiện tại bao gồm tám ý niệm liên quan đến bảy mối tương quan giả định thiết yếu. Dựa trên mơ hình nghiên cứu được đề xuất, giả thuyết sẽ được chia làm hai loại để thuận tiện cho việc kiểm chứng. Loại thứ nhất là giả thuyết đi thẳng vào khai thác các ý niệm chủ chốt trong mơ hình nghiên cứ. Loại thứ hai là giả thuyết tập trung điều chỉnh, hịa hỗn.

Giả thuyết các ý niệm chính là các mối tương quan trực tiếp giữa tám ý niệm trong mơ hình nghiên cứu được đề xuất đã được trình bày trong Hình 2.7. Một loạt các giả thuyết này chỉ ra mối quan hệ giữa các biến độc lập trong các mơ hình nghiên cứu được đề xuất: niềm tin, kỳ vọng kết quả thực hiện, kỳ vọng nỗ lực thực hiện, ảnh hưởng xã hội, điều kiện vật chất, chất lượng trang mạng, và biến phụ thuộc Hành vi chấp nhận. Niềm tin (NT) Nhận thức sự hữu ích (HI) Nhận thức dễ sử dụng (SD) Ảnh hưởng xã hội (XH) Điều kiện vật chất (VC) Chất lượng trang web (CW) Hành vị chấp nhận (HVCN) Giới tính Tuổi tác

Kinh nghiệm sử dụng internet H1 H2 H3 H4 H5 H6

Hình 2.7 Mơ hình nghiên cứu đề xuất của UTAUT

Sau khi thảo luận, xem xét sự đơn giản, thích hợp cho việc đo lường và tính rõ ràng, phù hợp của các khái niệm đối với đối tượng nghiên cứu, tác giả đã đúc kết lại và đưa ra 6 thành phần mà người nộp thuế quan tâm nhiều nhất và có ảnh hưởng lớn đến sự chấp nhận sử dụng nộp thuế điện tử. Trong đó biến phụ thuộc là hành vi

chấp nhận. Tác giả đã giả định mối tương quan giữa các ý niệm như sau:

H1: Niềm tin (NT) sẽ ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi (HV) khi sử dụng hệ thống nộp thuế điện tử.

H2: Nhận thức sự hữu ích (HI) sẽ ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi (HVCN) khi kỳ vọng nhận thức sự hữu ích (HI) sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chấp nhận (HVCN) để sử dụng hệ thống nộp thuế điện tử.

H3: Nhận thức dễ sử dụng (SD) sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chấp nhận (HVCN) để sử dụng dịch vụ NTĐT.

H4: Ảnh hưởng xã hội (XH) sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chấp nhận (HVCN) để sử dụng dịch vụ NTĐT.

H5: Điều kiện vật chất (VC) sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chấp nhận (HVCN) để sử dụng dịch vụ NTĐT.

H6: Chất lượng trang web (CW) sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chấp nhận (HVCN) để sử dụng dịch vụ NTĐT.

Các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu đề xuất được trình bày dưới đây: 1. Nhận thức sự hữu ích: là mức độ mà các cá nhân tin rằng sử dụng một hệ thống sẽ giúp họ cải thiện hiệu suất công việc của họ. Kỳ vọng kết quả thực hiện sẽ được đo bằng nhận thức về việc sử dụng phương thức nộp thuế điện tử về lợi ích như tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nỗ lực, tạo điều kiện tương tác với cơ quan thuế, nâng cao chất lượng dịch vụ của cơ quan thuế và bằng cách cung cấp cho người nộp thuế cơ sở bình đẳng để thực hiện.

2. Nhận thức dễ sử dụng: là mức độ dễ dàng liên quan đến việc sử dụng hệ thống. Kỳ vọng nỗ lực thực hiện sẽ được đo bằng nhận thức về sự dễ sử dụng của hệ thống nộp thuế điện tử, cũng như sự dễ dàng học hỏi cách sử dụng phương thức này.

3. Ảnh hưởng xã hội: là mức độ mà đồng nghiệp ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống, dù là tích cực hay tiêu cực. Ảnh hưởng xã hội là một nhân tố chính trong nhiều khía cạnh của cuộc sống và sẽ có tác động rất mạnh mẽ (Venkatesh và cộng sự, 2003). Biến này sẽ được đo bằng nhận thức về cách các đồng nghiệp ảnh hưởng

đến việc sử dụng nộp thuế điện tử của người nộp thuế.

4. Điều kiện vật chất: là mức độ mà một cá nhân tin rằng có một cơ sở hạ tầng, tổ chức và kỹ thuật để hỗ trợ hệ thống (Venkatesh và cộng sự, 2003). Biến số này sẽ được đo bằng nhận thức về khả năng tiếp cận các nguồn lực cần thiết, cũng như để có được kiến thức và sự hỗ trợ cần thiết để sử dụng nộp thuế điện tử.

5. Niềm tin: được Rotter (1967) định nghĩa như mức độ mong đợi vào một công ty hay tổ chức. Nghiên cứu của Rotter đã tham khảo nhiều nghiên cứu khác về niềm tin trực tuyến, bao gồm nghiên cứu của McKnight, Choudhury và Kacmar (2002). Dựa vào các nghiên cứu này, tác giả nhận thấy rằng niềm tin trực tuyến có ảnh hưởng đến Hành vi chấp nhận và niềm tin vào hệ thống nộp thuế điện tử được xác định qua hai yếu tố: niềm tin vào một thực thể xác định (trong luận văn này là Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), và niềm tin vào công nghệ (trong luận văn này là mạng Internet) (Carter và Belanger, 2005; Pavlou, 2003).

6. Chất lượng trang mạng: Theo Zhong và Ying (2008) cho rằng chất lượng trang mạng có nghĩa là chất lượng của trang mạng hoặc của dịch vụ được hệ thống mạng cung cấp. Do đó, chất lượng mạng dựa trên hai yếu tố chủ chốt: chất lương mạng và chất lượng thơng tin. Ngồi ra, chất lượng mạng cũng bao gồm nhiều yếu tố khác như giao diện mạng, chức năng mạng, bảo mật. Tất cả các yếu tố được tính tốn dựa trên độ tin cậy, mức độ phản hồi, sự đồng cảm, mức độ rõ ràng và độ chính xác trong thông tin và thủ tục. (Ahn, Ryu, và Han, 2007). Thông qua nghiên cứu trên, tác giả thấy rằng chất lượng trang mang có ảnh hưởng đến thái độ hay ý định hành vi vì vậy biến này được thêm vào mơ hình.

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đề cập đến những vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến nộp thuế điện tử, sự chấp nhận và hành vi chấp nhận của người nộp thuế, tổng quan về hoạt động nộp thuế điện tử nói chung. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra một số mơ hình đo lường sự chấp nhận của người nộp thuế nước ngoài và trong nước cùng các nghiên cứu liên quan. Dựa vào mơ hình thích hợp luận văn đưa ra khung nghiên cứu ứng dụng để đo lường sự chấp nhận của người nộp thuế đối với hệ thống nộp thuế điện tử tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào Chương sau.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết các khái niệm nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết nghiên cứu đề nghị. Chương 2 trình bày tổng quan về đối tượng nghiên cứu, thực trạng vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu đồng thời trình bày trọng tâm các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để đánh giá thang đo dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu đã nêu trong Chương 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi chấp nhận của người nộp thuế đối với hệ thống nộp thuế điện tử tại cục thuế tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)