Sự ảnh hưởng của công nghệ đối với Cục thuế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi chấp nhận của người nộp thuế đối với hệ thống nộp thuế điện tử tại cục thuế tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 43 - 49)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2. Thực trạng hệ thống nộp thuế điện tử Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2.2.3. Sự ảnh hưởng của công nghệ đối với Cục thuế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Tàu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tiếp nối thành công của dịch vụ khai thuế điện tử, dịch vụ nộp thuế điện tử được ngành Thuế bắt đầu cung cấp từ năm 2013. Đây là dịch vụ công của ngành Thuế cho phép người nộp thuế thực hiện việc lập giấy nộp tiền trên cổng thông tin của cơ quan thuế, gửi các ngân hàng, kho bạc để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước. Dịch vụ nộp thuế điện tử tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể nộp thuế tại bất kỳ nơi nào có kết nối Internet, lập giấy nộp tiền điện tử để cắt chuyển nộp tiền thuế từ tài khoản của doanh nghiệp đến tài khoản của kho bạc, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian thực hiện thủ tục thuế.

Mục tiêu của việc nộp thuế điện tử nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt; đảm bảo thông tin nộp tiền được thanh khoản thuế kịp thời, chính xác; giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thơng quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế, qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng

hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp xuống bằng mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4 theo chỉ đạo của chính phủ.

Thơng qua việc hỗ trợ, hướng dẫn các chính sách thuế, Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã giúp người nộp thuế nắm vững các thơng tin về chính sách pháp luật về các thủ tục hành chính thuế, giảm thiểu được những sai sót, tiết kiệm thời gian và công sức.

Cục thuế đã tổ chức thành công Tuần lễ hỗ trợ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (diễn ra từ ngày 13/3 - 31/3/2017) và Hội nghị tập huấn về hoàn thuế điện tử.Trong quý I, Cục thuế đã tổ chức 3 hội nghị hướng dẫn quyết toán thuế năm 2016 và đối thoại với người nộp thuế quý I năm 2017 cho 800 cá nhân, đại diện cho 435 doanh nghiệp tham dự; quý II tổ chức thành công 3 hội nghị tập huấn hoàn thuế giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử và đối thoại với 78 doanh nghiệp có phát sinh hồn thuế giá trị gia tăng. Trong các hội nghị trên, đại diện các doanh nghiệp đã được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về chính sách thuế.

Để giúp đỡ cho người nộp thuế một cách toàn diện và tốt nhất, lãnh đạo Cục thuế đã phân công các cán bộ cơng chức có năng lực chun mơn nghiệp vụ trực điện thoại, trực tại bộ phận tiếp nhận và trả lại kết quả theo cơ chế “một cửa” để tiếp nhận và giải đáp vướng mắc của người nộp thuế. Đối với các ý kiến do người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế theo đường bưu chính cũng đều được trả lời bằng văn bản đúng thời gian quy định, nội dung trả lời chính xác, rõ ràng, đúng trọng tâm những vấn đề người nộp thuế thắc mắc.

Quyết định 2082/QĐ-TCHQ phê duyệt đề án “Nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thơng quan 24/7” của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan vừa được ký ngày 21/06/2017. Theo đó, đây là đề án nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nộp tiền trực tiếp tại cổng thanh toán điện tử hải quan, tức là lập chứng từ nộp tiền từ dữ liệu gốc, sẽ hạn chế nhiều sai sót trong thủ tục chuyển tiền.

Đề án triển khai sẽ tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho người nộp thuế, có thể nộp mọi lúc, mọi phương tiện, mọi nơi, hạn chế tối đa thanh toán bằng tiền mặt, bảo

đảm thơng tin thanh khoản kịp thời, chính xác. Vừa rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan, vừa giảm thời gian nộp thuế.

Cũng với hình thức này, kèm với việc sử dụng chữ ký số, thông tin nộp thuế sẽ khơng bị rị rỉ, thơng tin cá nhân của người nộp thuế hồn tồn được giữ bí mật. Ngồi ra, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 83/2008/QĐ-TTg về công nghệ cần thực hiện từng bước vững chắc việc kết nối với các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử trong hệ thống các cơ quan nhà nước, tập đồn, tổng cơng ty kinh tế lớn; về nội dung phải tích hợp thơng tin hành chính và dịch vụ cơng của Chính phủ trên Internet... để đáp ứng nhu cầu thơng tin của nhân dân và yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Một văn bản quy phạm pháp luật khác là Nghị định 64/2007/NĐ- CP quy định về việc xây dựng và ứng dụng “Kiến trúc hệ thống chuẩn”, tuy nhiên kiến trúc này chỉ thiên về kỹ thuật mà vẫn chưa phải là kiến trúc công nghệ thông tin theo đúng nghĩa “làm cơ sở cho chuẩn hóa, nâng cao chất lượng hệ thống, đồng bộ hóa cơng nghệ thơng tin với tác nghiệp, đầu tư về công nghệ thông tin và các dịch vụ chia sẻ thơng tin trong chính phủ điện tử”. Hiện nay, có nhiều ý kiến lo ngại rằng việc đưa ra một kiến trúc cơng nghệ thơng tin phải có một khung pháp lý cao hơn vì nội dung có thể “đụng” với các luật, nghị định hiện hành về quản lý các dự án. Tuy nhiên, theo tinh thần của Nghị định 99/2007/NĐ-CP, Việt Nam hồn tồn có thể cơng bố kiến trúc cơng nghệ thông tin với các nội dung phù hợp với luật pháp hiện hành, đồng thời nếu có thể nhanh chóng đưa khái niệm này vào một văn bản luật về chính phủ điện tử để việc triển khai ứng dụng cơng nghệ thơng tin cho chính phủ điện tử sẽ thuận lợi và mạnh mẽ hơn.

Quyết định 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 nhằm hiện thực “Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước” tại Điều 26, Luật Công nghệ thông tin.

Sau 2 năm triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử cho thấy, phương thức nộp thuế này đã đem lợi ích nhiều mặt. Về phía doanh nghiệp tiết kiệm thời gian giao dịch với kho bạc, ngân hàng, không bị hạn chế về thời gian giao dịch, có thể kê khai nộp thuế điện tử vào bất kỳ thời điểm nào tại nơi có kết nối mạng Internet; đồng thời giảm thiểu rủi ro so với giao dịch bằng tiền mặt, các dữ liệu kê khai nộp thuế được bảo mật, lưu trữ an toàn, thuận tiện cho việc tra cứu, đối chiếu vào bất kỳ thời điểm nào. Đối với cơ quan thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan, giảm bớt sai sót trong việc xác định thời điểm doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước; nhanh chóng xác định số tiền doanh nghiệp nộp vào ngân sách; tiết kiệm nhân lực tiếp nhận hồ sơ giấy của người nộp thuế như trước đây…

Tuy nhiên, doanh nghiệp ghi nhận thời gian nộp thuế mới chỉ giảm khoảng 20%, tương đương khoảng 110 giờ. Do tâm lý doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng vào những cải cách này, nên mặc dù thủ tục đã được cắt bỏ nhưng doanh nghiệp vẫn thực hiện như trước đây. Công tác tổ chức thực hiện ở địa phương cũng không thay đổi tốt như chính sách đề ra. Ngồi ra, ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ cải cách thủ tục hành chính thuế cũng chậm, còn nhiều lỗi xảy ra khi thực hiện. Chính sách thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp không kịp cập nhật.

Theo Suhani Anuar (2010), số lượng thông tin cũng cho thấy dự đốn khơng đáng kể về việc người nộp thuế chấp nhận hệ thống e-Bayaran (hệ thống nộp thuế điện tử ở Malaysia). Trái với kết quả do Pikkarainen và cộng sự (2004) báo cáo, phát hiện này cho thấy số lượng thông tin trên hệ thống e-Bayaran không ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận hệ thống của người nộp thuế. Kết quả khơng đáng kể này có thể là do tình hình chương trình quảng bá trên hệ thống e-Bayaran không được IRBM (Inland Revenue Board of Malaysia – tạm dịch: Cục thuế nội địa Malaysia) cơng bố rộng rãi.

Do đó đã có một số kiến nghị được đề xuất với cơ quan thuế để tăng cường hệ thống e-Bayaran hiện tại. Thứ nhất, cơ quan thuế cần cung cấp xác nhận khi các giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống e-Bayaran được cập nhật thành công vào tài khoản thuế thu nhập của người nộp thuế. Xác nhận này có thể được gửi đến

hộp thư điện tử của người nộp thuế. Bằng cách đưa ra xác nhận này, người nộp thuế sẽ cảm thấy tự tin hơn khi các giao dịch của họ được gửi an tồn và chính xác vào tài khoản thuế của họ. Thứ hai, người nộp thuế được khuyến khích truy cập trực tuyến vào tài khoản thuế của họ. Một lần nữa, việc truy cập trực tuyến này sẽ đảm bảo rằng người nộp thuế có thể kiểm tra các giao dịch và số dư của họ trên cơ sở thời gian thực để họ được đảm bảo về tính chính xác và độ tin cậy của các giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống e-Bayaran. Thứ ba, cơ quan thuế nên cung cấp hệ thống hỗ trợ trực tuyến để giúp những người nộp thuế khi gặp khó khăn trong việc sử dụng hệ thống e-Bayaran để nộp thuế thu nhập. Bên cạnh đó, cơ quan thuế phải cung cấp hướng dẫn sử dụng toàn diện hơn để đảm bảo người dùng lần đầu tiên sẽ có cái nhìn tổng qt về cách sử dụng hệ thống e-Bayaran.

Cuối cùng, các thông tin thêm về cách sử dụng hệ thống e-Bayaran sẽ mang lại lợi ích cho người nộp thuế, do đó nó nên được phổ biến trong cộng đồng. Tất cả các khuyến nghị như trên sẽ làm tăng tính hữu ích của hệ thống e-Bayaran và đồng thời tăng sự chấp nhận của người nộp thuế đối với hệ thống. Theo đó, nhiều người nộp thuế sẽ sử dụng hệ thống e-Bayaran để nộp thuế.

Những phát hiện của Suhani Anuar (2010) đã chỉ ra rằng bên cạnh tính hữu ích, ảnh hưởng xã hội, tính tự tin vào năng lực bản thân là những dấu hiệu dự đoán quan trọng cho mục đích sử dụng hệ thống nộp thuế trực tuyến ở Malaysia. Tuy nhiên, tính dễ sử dụng, sự tín nhiệm và lượng thông tin khơng hề có ảnh hưởng quan trọng nào đến hệ thống này. Nhìn chung, nghiên cứu này đưa ra những nhận định nội bộ quan trọng để các cơ quan thuế cải thiện và tối ưu dịch vụ trực tuyến nói chung và hệ thống nộp thuế trực tuyến nói riêng, đây chính là một trong những tiền đề được tác giả tham khảo cho trường hợp nghiên cứu tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tương tự như những nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu của Suhani Anuar (2010) khơng phải khơng có giới hạn. Nghiên cứu này vấp phải ba hạn chế. Hạn chế đầu tiên liên quan đến mẫu. Những người trả lời trong nghiên cứu này được chọn từ 10 thành phố được lựa chọn ở Malaysia. Những người đăng ký nộp thuế điện tử ở

những thành phố này có thể có cảm nhận khác nhau về hệ thống e-Bayaran so với những người khơng được chọn. Ví dụ như những người đăng ký nộp thuế điện tử từ khu vực nơng thơn có thể nhận thấy hệ thống e-Bayaran khác với những người ở khu vực thành thị. Do đó, các phát hiện trong bài nghiên cứu này bị giới hạn ở các địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, hạn chế này vẫn chưa nghiêm trọng vì mẫu được lấy từ 47% tổng số người đăng ký điện tử trong năm 2007.

Thứ hai, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu được thu thập tại một thời điểm cụ thể. Theo cảm nhận của người sử dụng và ý định có thể thay đổi theo thời gian, mối quan hệ nhân quả được tìm thấy trong những phát hiện hiện tại không thể suy ra được (Lee và cộng sự, 2003).

Hạn chế cuối cùng là chỉ có sáu biến số là nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, các quy chuẩn chủ quan, sự tự tin, nhận thức về sự tin tưởng và số lượng thông tin được đưa vào nghiên cứu này. Sáu biến này chỉ đóng góp 52,4% tổng số sai lệch trong ý định của người nộp thuế sử dụng hệ thống e-Bayaran. Phần còn lại của 47,6% vẫn cịn chưa giải thích được. Các biến khác như thiết kế hệ thống và kinh nghiệm của người dùng được cho là có một số vai trị trong việc giải thích sự chấp nhận của người nộp thuế đối với hệ thống e-Bayaran. Do đó phải tìm kiếm thêm các biến số để cải thiện khả năng dự đoán chấp nhận hệ thống e-Bayaran một cách chính xác hơn.

Chính nhờ những hạn chế được đề cập trong bài nghiên cứu này đã giúp tác giả mở đường cho nghiên cứu ở Việt Nam. Nghiên cứu của Suhani Anuar (2010) là một điểm khởi đầu trong việc đánh giá sự chấp nhận của người sử dụng đối với hệ thống thanh toán thuế trực tuyến tại Malaysia. Khu vực này vẫn đang được nghiên cứu kỹ lưỡng đặc biệt liên quan đến các dịch vụ điện tử được cung cấp bởi các cơ quan chính phủ cho khách hàng của họ.

Vì vậy, dựa trên nền tảng nghiên cứu này, tác giả đã khẳng định việc nghiên cứu sự chấp nhận là cần thiết để cung cấp sự hiểu biết tốt hơn về sự chấp nhận của người nộp thuế điện tử tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thứ nhất, gợi ý của nghiên cứu này rằng nghiên cứu của tác giả nên được mở rộng cho người nộp thuế tại các địa điểm khác để xác định sự chấp nhận của họ đối với hệ thống nộp thuế điện tử tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thứ hai, nghiên cứu trong của tác giả nên tập trung vào phân tích theo chiều dọc để tăng cường các kết luận nguyên nhân được tìm thấy trong nghiên cứu này.

Cuối cùng, nên đưa các biến khác vào nghiên cứu của tác giả để giải thích rõ hơn về hành vi chấp nhận hệ thống nói trên. Các biến số như đặc điểm của hệ thống, khả năng hiển thị kết quả và hình ảnh được báo cáo có ảnh hưởng đến hành vi của ý định và có thể làm tăng sự giải thích được giải thích của người nộp thuế về việc chấp nhận nộp tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi chấp nhận của người nộp thuế đối với hệ thống nộp thuế điện tử tại cục thuế tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)