CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành thông qua hai bước: (1) Nghiên cứu sơ bộ thông qua thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo thành phần về
Cam kết cảm xúc, Trao quyền tâm lý và Hành vi công dân tổ chức; (2) Nghiên cứu
chính thức thơng qua phương pháp định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như kiểm định thang đo, kiểm định mơ hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết.
3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu này nhằm hiệu chỉnh các thang đo của các thành phần trong mơ hình nghiên cứu. Churchill (1979) cho rằng thảo luận nhóm tập trung là một trong các cơng cụ thích hợp để hiệu chỉnh và bổ sung thang đo lường trong mơ hình nghiên cứu thông qua phương pháp định tính. Do vậy, nghiên cứu này sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung và dựa trên các Xác định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và lập luận giả thuyết
Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu định tính Dịch thang đo, lấy ý kiến chuyên gia và hoàn thành bảng hỏi
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện sau khi dịch thang đo sang tiếng Việt, tác giả tiến hành thảo luận thông qua các buổi trò chuyện với 08 chuyên gia (giáo viên hướng dẫn và 07 công chức trong các cơ quan Đảng TP.HCM) vào thứ Bảy và Chủ nhật tại các địa điểm khách quan. Các công chức được mời tham gia thảo luận là chuyên viên, mỗi người đại diện của một cơ quan tham mưu của Đảng bộ thành phố (những người dự kiến cũng sẽ tham gia vào mẫu khảo sát và các cơ quan gồm Văn phòng Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Nội chính Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy và Ban Bảo vệ Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ Thành ủy), do đó có tổng cộng 07 người và 01 giảng viên của trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Trong các buổi thảo luận, tác giả sử dụng các câu hỏi được dịch từ thang đo gốc và những câu hỏi gợi mở, ghi chép các ý kiến và hệ thống lại các thông tin; dự kiến kết quả hiệu chỉnh, bổ sung và sắp xếp lại để cùng những người tham gia thảo luận lại lần nữa; đi đến thống nhất các thông tin được trao đổi. Những ý kiến được ghi nhận chủ yếu được triển khai cụ thể trên các thông tin, các biến quan sát được các nghiên cứu trước đây đề xuất và kiểm nghiệm cũng như mở rộng dựa trên điều kiện đặc thù mang tính chính trị riêng biệt của Việt Nam mà cụ thể là tại các cơ quan tham mưu của Đảng bộ thành phố. Các ý kiến đều xoay quanh các yếu tố về cam kết cảm xúc và trao quyền tâm lý có thể thúc đẩy hành vi ngồi vai trị của người cơng chức, đặc biệt là đảng viên. Ngoài ra, các trả lời gợi mở thêm một số phát biểu chưa có ở các thang đo của các tác giả nghiên cứu về hành vi công dân tổ chức trước đây và đa số đều thống nhất về mức độ quan trọng của các hành vi liên quan đến việc bảo vệ uy tín, hình ảnh của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ kết quả tổng hợp, tác giả tiến hành hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp với điều kiện và môi trường tại Việt Nam và ở các cơ quan Đảng thành phố để tiến hành nghiên cứu chính thức.
3.2.2. Nghiên cứu chính thức
cho việc khảo sát chính thức. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp định lượng và dùng kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách gửi bảng câu hỏi trực tiếp đến công chức tại các cơ quan tham mưu của Đảng bộ thành phố.
Dữ liệu thu thập sau khi làm sạch được nhập vào phần mềm SPSS và được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo (thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory factor analysisc), sau đó tiến hành phân tích tương quan để đánh giá độ tương quan giữa các nhân tố độc lập với nhân tố phụ thuộc phải có tương quan cũng như về khả năng xảy ra đa cộng tuyến trong mơ hình hồi quy. Cuối cùng, phép phân tích hồi quy được thực hiện để xác định mức độ tác động của các nhân tố độc lập lên các nhân tố phụ thuộc nhằm kiểm định các mối quan hệ giữa các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu với các giả thuyết được đề cập trong Chương 2.
3.2.3. Xác định mẫu nghiên cứu
Các nghiên cứu thông thường sử dụng hai phương pháp chọn mẫu nghiên cứu chính, gồm:
- Phương pháp chọn mẫu theo xác suất, thường gọi là mẫu ngẫu nhiên (ngẫu nhiên đơn giản, hệ thống, phân tầng, theo nhóm)
- Phương pháp chọn mẫu không theo xác suất, còn gọi là phi xác suất hay khơng ngẫu nhiên (thuận tiện, phán đốn, phát triển ngầm, định mức).
Do điều kiện thời gian và nguồn lực tài chính giới hạn, nghiên cứu này thực hiện chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất với hình thức thuận tiện (dễ tiếp cận).
Kích thước mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý (hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA), độ tin cậy cần thiết. Phương pháp xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức được xác định thông qua các công thức kinh nghiệm.
Nghiên cứu này sử dụng phân tích EFA và hồi quy. Trong phân tích EFA, tỷ lệ quan sát trên 1 biến quan sát là 5:1, tức là kích thước mẫu lớn hơn hoặc bằng 5 lần tổng số biến quan sát (Hair và cộng sự, 2010). Do đó, căn cứ vào kích thước tối thiểu và số lượng biến quan sát, kích thước mẫu được xác định theo cơng thức như
sau: số biến quan sát * 5. Cụ thể nghiên cứu này gồm có 36 biến quan sát, do đó, kích thước mẫu tối thiểu theo tính tốn ban đầu là 36 * 5 = 180 bản trả lời.
Để đạt kích thước mẫu theo yêu cầu, số lượng phiếu khảo sát được phát ra là 210 phiếu, tác giả thực hiện bằng cách gửi trực tiếp phiếu đến đối tượng khảo sát là các công chức đang công tác tại các cơ quan tham mưu của Đảng bộ thành phố, thời gian phát phiếu khảo sát từ ngày 25/9 đến ngày 08/10/2017.
Kết quả thu về được 208 bản trả lời, sau khi phân tích, kiểm tra đã loại 14 phiếu không thỏa điều kiện do thông tin bị thiếu hoặc thơng tin sai, cịn lại 194 phiếu khảo sát đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ quan sát trên một biến nên đảm bảo cho việc thực hiện nghiên cứu và kiểm định mơ hình giả thiết. Như vậy, kích cỡ mẫu của bài nghiên cứu này là 194.
3.2.4. Thiết kế phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát gồm 2 phần: - Phần 1: Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân được thiết kế để thu thập các thông tin về đối tượng được chọn để trả lời cho khảo sát như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí cơng tác, thâm niên cơng tác và có là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phần 2: Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát gồm 36 phát biểu liên quan, trong đó 06 phát biểu liên quan đến cam kết cảm xúc, 12 phát biểu liên quan đến trao quyền tâm lý và 18 phát biểu liên quan đến các thành phần của hành vi công dân tổ chức (mỗi thành phần gồm 06 phát biểu). Các phát biểu được đánh giá mức độ trên thang đo Likert 5 mức độ để đo lường giá trị các biến số (tương ứng Mức 1 - Hồn tồn khơng đồng ý; mức 2 - Khơng đồng ý; mức 3 - Không phải đồng ý cũng không phải không đồng ý; mức 4 - Đồng ý; mức 5: Hoàn toàn đồng ý).
Bảng khảo sát ngoài số thứ tự gồm 02 cột: cột bên trái thể hiện các phát biểu về cam kết cảm xúc, trao quyền tâm lý và các thành phần của hành vi công dân tổ chức; cột bên phải để đối tượng được khảo sát đánh giá mức độ đồng ý cho mỗi phát biểu. (Mẫu phiếu khảo sát được trình bày cụ thể ở Phụ lục A)