Phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong xây dựng nông thôn mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện củ chi tp hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 44 - 52)

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊ N TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HUYỆN CỦ CHI TP.

2.2.1. Phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Sau 5 năm thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết Đảng bộ huyện huyện Củ Chi đ đạt được nhiều kết quả khả quan trong tăng trưởng phát triển kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành góp phần ổn định chính trị x hội nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân địa phương.

Trong giai đoạn 2006-2010, tổng giá trị sản xuất của huyện tăng từ 2.247 7 tỷ đồng năm 2006 lên 7.247 5 tỷ đồng năm 2010 (giá cố định 1994). Trong đó tốc độ tăng trưởng bình qn của ngành nơng nghiệp là 10 3%/năm; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 47%/năm; ngành dịch vụ - thương mại tăng 29%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tương đối mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp - Dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp. Năm 2006 ngành Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 33%; ngành CN - XD chiếm 36 6%; ngành Thương mại – Dịch vụ chiếm 30 4% thì đến năm 2010 cơ cấu này là: 13.6% - 62,2% - 24,2%.

Trong giai đoạn 2011-2015, huyện Củ Chi đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nơng nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố. Đến năm 2011 tất cả các x trên địa bàn Huyện đều tiến hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Việc gắn kết thực hiện chương trình h trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và xây dựng NTM đ giúp hình thành cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động được nhiều nguồn lực, tạo chuyển biến tích cực về nhiều mặt, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế nông nghiệp nông thôn và đời sống kinh tế xã hội huyện Củ Chi: Hạ tầng nơng thơn về cơ bản đ hồn thiện, hệ thống giao thông nông thôn đ chuyển biến rõ nét, phát triển được sản xuất chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp giúp nâng cao thu nhập của nông dân. Bước đầu, tạo lập được các cơ sở điều kiện cần thiết để phát triển nền nông nghiệp đô thị cho một số nông sản phẩm chủ lực đặc trưng của huyện Củ Chi.

Kinh tế trên địa bàn huyện đạt được nhiều thành tựu lớn gắn liền với q trình hồn thành các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới. Tổng giá trị sản xuất của Huyện tăng mạnh từ mức 7.247 5 tỷ đồng năm 2010 lên hơn 44.090,8 tỷ đồng năm 2015 (giá so sánh 2010). Trong đó cơng nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất và đạt giá trị sản xuất lớn nhất. Ngành nơng nghiệp cũng có sự gia tăng đáng kể về giá trị sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2011-2015 lên tới 41,2%.

Cơ cấu kinh tế của huyện Củ Chi tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng nhóm ngành nơng nghiệp và tiếp tục tăng tỷ trọng nhóm ngành cơng nghiệp và dịch vụ. Đến hết năm 2015 Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 70.808 tỷ đồng, Trong đó: thương mại dịch vụ 22.661 tỷ đồng chiếm tỷ trọng (32 %), Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 41.722 tỷ đồng (58,92 %), nông nghiệp 6.401 tỷ đồng (9,08%).

Tỷ lệ dịch chuyển cơ cấu ngành trong giai đoạn 2011 - 2015 như sau:

Bảng 2.1: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu ngành huyện Củ Chi giai đoạn 2011-2015.

Năm Đơn vị Nông - lâm -

ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ 2010 % 13,6 62,2 24,2 2015 % 12,56 73,41 14,02 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu 2010 - 2015 ±% - 1,04 + 11,21 - 10,18

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa vào số liệu báo cáo của UBND Huyện

Theo bảng 2.1, có thể thấy so với năm 2010 tỷ trọng ngành cơng nghiệp có sự gia tăng mạnh mẽ lên mức 73,41% các ngành thương mại - dịch vụ có sự giảm sút đáng kể với - 10,18%, ngành nông nghiệp tiếp tục xu hướng giảm tỷ trọng với mức giảm -1,04%. Ngành công nghiệp đang phát triển mạnh cả về lượng và chất với nhiều khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp được hình thành tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế chung của huyện năng suất lao động ngày được nâng cao, sản xuất mang lại giá trị lớn và đ đóng góp rất lớn vào cơ cấu giá trị sản xuất chung; ngành thương mại - dịch vụ có sự suy giảm đáng kể do các ngành dịch vụ trên địa bàn chưa phong phú, thu nhập từ dịch vụ chưa cao do mức sống tại địa phương cịn thấp; ngành nơng

nghiệp mặc dù có sự suy giảm tỉ trọng khá lớn tuy nhiên giá trị sản xuất của ngành vẫn ngày một tăng cao do sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành nông nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Đến năm 2016 cơ cấu kinh tế của huyện là Công nghiệp - Thương mại dịch vụ- nông nghiệp với tỷ lệ là 72,66%; 16,63%; 10,71%. Thu nhập bình quân bình quân đầu người đạt từ 16 - 21 triệu đồng/năm (năm 2010) đến nay đạt 40 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người/năm của huyện đ tăng 1 9 lần từ mức 21 triệu đồng/người/năm (năm 2010).

* Về công nghiệp

Huyện Củ Chi có 04 (bốn) KCN đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy là 66,22%

(Nguồn BQL các KCN, KCX thành phố - Hepza) gồm: KCN Tây Bắc Củ Chi (208ha, thành l năm 1997 với tỷ lệ lấ đầy là 97,25%), KCN Tân Phú Trung (542,64 ha, thành l năm 2004 với tỷ lệ lấ đầy là 26,09%) CN Đông Nam (286,76 ha, thành l năm 2008 với tỷ lệ lấ đầy là 70%) và CN Cơ khí ơ tơ (99ha, thành l năm 2014 với tỷ lệ lấ đầy là 20,99%).

Củ Chi cũng cịn có 04 (bốn) cụm cơng nghiệp là Tân Quy A, Tân Quy B, Phạm Văn Cội và Bàu Trăn. Hiện nay chỉ có cụm cơng nghiệp Tân Quy B có 19 doanh nghiệp hoạt động. Các cụm còn lại chưa hoạt động.

Tổng số doanh nghiệp và chi nhánh hoạt động trên địa bàn huyện là 3.552, trong đó 1.764 cơng ty Trách nhiệm hữu hạn, 165 công ty cổ phần, 265 doanh nghiệp tư nhân và 1.358 chi nhánh (Nguồn UBND huyện Củ Chi, 2016). Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như may gia công quần áo, làm giày, sản xuất khăn giấy, chế biến trà - cà phê, chế biến g , chế biến rau củ sấy khô.

Qua đánh giá cho thấy hoạt động trong lĩnh công nghiệp của huyện chủ yếu là ở các khu, cụm cơng nghiệp. Đây chính là động lực cho sự phát triển về lĩnh vực cơng nghiệp trên địa bàn Huyện. Ngồi ra, có thể thấy các hoạt động công nghiệp chủ yếu trên địa bàn Huyện là gia công và các ngành công nghiệp chế biến đơn giản - các ngành chủ yếu thâm dụng lao động, ít sử dụng cơng nghệ máy móc. Điều này sẽ giúp

giải quyết vấn đề việc làm cho một bộ phận người dân trên địa bàn huyện đồng thời cũng thu hút lượng lao động nhập cư từ các tỉnh khác đến làm việc và sinh sống từ đó tạo thách thức cho hệ thống hạ tầng cơ sở của Huyện (giao thơng, y tế, trường học…), tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Huyện.

Ngoài ra, trong thời gian qua Thành phố đ có chủ trương xóa quy hoạch các KCN Bàu Đưng khu Phước Hiệp (hóa dược), khu viện trường y tế. Khi có quyết định chính thức, Huyện sẽ tiến hành điều chỉnh quy hoạch với định hướng dân cư kết hợp phát triển sản xuất nông nghiệp sinh thái với công nghệ cao.

* Về thương mại - dịch vụ

Tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn huyện là 22.521 cơ sở (Nguồn UBND huyện Củ Chi 2016) trong đó phần lớn thuộc về cơ sở thương mại, sửa chữa ô tô, xe máy,... với tổng số 10.110 cơ sở; có 4.721 cơ sở đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống lưu trú là 4.721 cơ sở (Niêm giám thống kê TP. Hồ Chí Minh, 2015).

Hệ thống chợ nông thôn trên địa bàn Huyện bao gồm 01 siêu thị, 17 chợ loại 2 và 3 theo quy hoạch, 28 cửa hàng tiện ích cùng với hệ thống các cửa hàng tạp hóa đại lý trải rộng khắp các x . Qua đánh giá hệ thống chợ truyền thống và các cửa hàng tiện ích ở huyện hiện nay đ phục vụ tốt cho nhu cầu mua sắm trao đổi hàng hóa của người dân.

Nhìn chung, hoạt động của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện cịn khá đơn giản với quy mơ nhỏ, chủ yếu để phục vụ cho người dân địa phương. Tuy nhiên điều này là chưa tương xứng với tiềm năng về du lịch văn hóa lịch sử của huyện đặc biệt là du lịch sinh thái ven sơng Sài Gịn. Sự phát triển của du lịch sinh thái ven sơng Sài Gịn sẽ tạo động lực phát triển các ngành kinh tế của Huyện.

* Về nông nghiệp:

Với lợi thế là khu vục có điều kiện tự nhiên về đất nước phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, huyện đ tập trung phát triển đồng bộ các giải pháp về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Lĩnh vực trồng trọt: Diện tích gieo trồng bình quân hàng năm ước đạt trên

37.500 ha, trong đó:

+ Hoa lan và rau an toàn là 02 loại cây trồng chủ lực trong ngành trồng trọt của huyện Củ Chi; trong đó cây hoa lan có hiệu quả nhất với tổng diện tích trồng hoa lan hiện nay là 167 ha, thu hoạch bình quân 162 ha/ năm giá trị sản xuất hoa lan 18,8 tỷ đồng; diện tích trồng rau an tồn là trên 2.100 ha. UBND các x đang tăng cường phối hợp các đơn vị chức năng thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP;

+ Cây trồng khác: Cỏ trồng: 3.540,18 ha, Hoa kiểng: 585 52 ha Cây ăn quả: 3.941,85 ha, Cây cao su: 3.694,56 ha và các loại cây trồng khác;

+ Cây lúa khá ổn định và dao động từ 12.087 ha đến 12.802 ha trong giai đoạn 2011 - 2015;

- Lĩnh vực chăn nuôi: Huyện Củ Chi luôn được xem là vùng chăn nuôi chủ lực

của thành phố, nhất là đối với các loại vật nuôi gia súc chủ lực của Thành phố, cụ thể: + Đàn bị ln dao động từ 62.000 đến gần 100.000 con trong đó bị sữa chiếm khoảng 65.000 con, sản lượng bình quân đạt 550 tấn sữa/ngày giai đoạn 2011 - 2015. Đàn bị sữa phát triển mạnh theo quy mơ lớn tại các hộ gia đình trước đây bình quân 3

- 4 con/hộ, hiện nay là 10 - 12 con/hộ năng suất đạt từ 3.700 lên 5.700 kg sữa/chu kỳ.

Định hướng của huyện trong việc phát triển đàn bò sữa hiện nay chủ yếu là ổn định đàn nâng cao chất lượng sữa trên cá thể bị và quy mơ đàn trên 50 con/trại chăn ni đồng thời ưu tiên phát triển đàn bị sữa tại các xã phía bắc như An Phú Phú Mỹ Hưng An Nhơn Tây Trung Lập Thượng ...

+ Đàn heo có số lượng từ 165.000 - 185.000 con giai đoạn 2011 - 2015 và cũng là Huyện có số lượng đàn heo cao nhất Thành phố. Tuy nhiên, quy mơ đàn cịn nhỏ lẽ chủ yếu trong dân với quy mô đàn từ 5 đến 20 nái (tương đương khoảng 45 - 180 heo thịt), một số ít trang trại chăn ni với quy mơ lớn (trên 100 nái).

- Lĩnh vực Thủy sản: Diện tích ni thủy sản bình quân đạt 242 ha/năm sản

lượng bình quân đạt trên 7.000 tấn/năm. Ngành thủy sản của huyện đang trong thời kỳ tái cơ cấu theo hướng phát triển cá giống, cá kiểng và các loại thủy sản có giá trị cao.

Đặc biệt, số lượng cá cảnh tăng nhanh về chủng loại với 40 điểm ni (diện tích khoảng 21 5 ha) trên địa bàn huyện.

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Cây lâm nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu được trồng

phân tán tại các xã, ở các khu vực trường học, khu vực công cộng và các tuyến đường giao thông nông thôn và các tuyến sông rạch. Tỷ lệ độ che phủ của rừng và cây xanh trên địa bàn huyện là 40,32%.

- Các vùng sản xuất nông nghiệp: Củ Chi đ và đang là vùng sản xuất nông

nghiệp trọng tâm của Thành phố. Hiện nay, Củ Chi đang dần hình thành các vùng sản xuất nơng nghiệp tập trung ở 20/20 x . Theo định hướng phát triển, vùng sản xuất quan trọng tập trung lớn tại các x phía Đơng Đơng bắc, và phía Tây của Huyện tiếp tục hình thành các vùng sản xuất nơng nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, cụ thể:

+ Vùng sản xuất rau: được hình thành tại các x ven kênh đơng và một số xã có nguồn nước ngầm thuận lợi cho việc phát triển cây rau như x Thái Mỹ, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng, Nhuận Đức Phú Hịa Đơng Phạm Văn Cội Phước Vĩnh An riêng xã Bình Mỹ có điều kiện thuận lợi để phát triển đối với cây rau muống nước;

+ Vùng sản xuất hoa, cây cảnh hình thành và phát triển tại các xã Trung Lập Hạ, An Nhơn Tây Trung An Tân Phú Trung có điều kiện thuận lợi về nguồn nước tưới, vận chuyển và từ truyền thống của người dân tại các xã này;

+ Vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản được hình thành tại các xã ven kênh đơng và dọc sơng sài gịn có nguồn nước thuận lợi cho việc phát triển trong đó chú trọng phát triển đối với nguồn cá giống cá thương phẩm và cá kiểng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ như ng của địa phương như: cá lóc cá lăng cá thác lác cá rô, cá kiểng các loại;

+ Vùng chăn ni tập trung chăn ni bị sữa định hướng phát triển tại các xã có diện tích đất nơng nghiệp cịn lớn, mật độ dân cư còn thưa như các x An Phú Phú Mỹ Hưng Trung Lập Thượng An Nhơn Tây Nhuận Đức, Phạm Văn Cội và Trung Lập Hạ; đồng thời giảm dần đối với các xã hiện có đàn bị sữa lớn như x Tân Thạnh Đông Tân Phú Trung Tân Thông Hội do các x này đang trong q trình đơ thị hóa

mạnh mật độ dân cư ngày càng đơng do đó việc phát triển đàn bị sữa sẽ ảnh hưởng đến mơi trường sống của người dân;

+ Vùng sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái: Theo định hướng của Thành phố đối với việc phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái tại các xã ven sơng Sài Gịn, trong đó tập trung hình thành các mơ hình sản xuất nơng nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái hiện hữu trên địa bàn các x như vườn mơ hình vườn cây ăn trái mơ hình cá kiểng... kết hợp với các dịch vụ ăn uống vui chơi giải trí đ dần hình thành và phát huy hiệu quả, tuy nhiên về quy mơ cịn nhỏ lẽ chưa phát huy hết tiềm năng của khu vực, một phần do hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy chưa được đầu tư đồng bộ từ đó thưa thu hút được nhà đầu tư đầu tư vốn để phát triển đối với khu vực này;

- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Bên cạnh các vùng sản xuất tập trung,

trên địa bàn huyện đang tiếp tục hình thành và phát triển các xu hướng sản xuất mới như: ứng dụng mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao trong các lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt với mục tiêu nâng cao hàm lượng tri thức trong sản phẩm như ứng dụng cơ giới hóa trong chăn ni bị sữa (máy vắt sữa, máy trộn thức ăn TMR ...) trong lĩnh vực trồng trọt như hệ thống tưới tự động trong trồng rau an tồn, trồng hoa lan..

Có thể thấy Củ Chi đang bắt đầu hình thành được vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung. Các mơ hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện đang tiếp tục tăng dần tính hiệu quả, nhiều mơ hình hoa lan, cá kiểng, bị sữa, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap đ được hình thành, phát triển mạnh mẽ; các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn Huyện đ kết nối với thị trường, các tập đoàn các doanh nghiệp, các hệ thống bán lẻ, siêu thị tại Thành phố và đặc biệt ngành chăn ni bị sữa đ thâm nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong xây dựng nông thôn mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện củ chi tp hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)