Dân số và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong xây dựng nông thôn mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện củ chi tp hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 52)

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊ N TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HUYỆN CỦ CHI TP.

2.1.2. Dân số và lao động

Dân số của huyện Củ Chi vào cuối năm 2015 là 403.038 người nam 194.436 người nữ 213.589 người. Nhìn chung tốc độ gia tăng dân số cơ học trung bình của huyện Củ Chi trong giai đoạn 2011-2015 là khá cao (tốc độ gia tăng trung bình là 2 45%/năm), trong đó:

+ Phân chia theo vùng tốc độ gia tăng dân số vùng nông thôn là 2 39% tốc độ gia tăng dân số vùng thành thị là 3 63%.

+ Phân chia theo giới tính tốc độ gia tăng dân số cơ học của nam là 2 47% tốc độ gia tăng dân số cơ học của nữ là 3 04%/ năm.

Dân cư huyện Củ Chi phân bố không đồng đều tập trung đông ở các x ở phía nam giáp huyện Hóc Mơn (các x Tân Thạnh Đông Tân Thông Hội Tân Phú Trung Tân An Hội Bình Mỹ) và ở khu vực thị trấn Củ Chi (thị trấn Củ Chi Bình Mỹ đều trên 20.000 dân);

Mật độ phân bố dân cư của Huyện cũng không đồng đều. Dân cư của Huyện tập trung đông nhất ở khu vực thị trấn Củ Chi (5.887 98 người/km2). Ngoài ra dân cư cũng tập trung đông ở các x phía nam (giáp huyện Hóc Mơn) và các x có tuyến Quốc lộ 22 chạy qua.

* Đánh giá chung:

Tốc độ gia tăng dân số cơ học của huyện khá cao phần lớn là do sự nhập cư của lực lượng lao động từ bên ngoài huyện. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội trong việc phát triển các ngành nghề kinh tế của huyện nhưng đi kèm với đó cũng đưa đến nhiều thách thức trong các vấn đề về việc làm ch ở vệ sinh mơi trường tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Huyện.

Ngồi ra dân số huyện Củ Chi tập trung đông dân ở khu vực thị trấn Củ Chi và các x ở phía Nam giáp huyện Hóc Mơn có tuyến quốc lộ 22 chạy qua nơi có tốc độ đơ thị hóa cao. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội để các x này phát triển các ngành nghề nông nghiệp theo hướng thương mại hàng hóa từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp đô thị.

Bảng 2.2: Đặc điểm dân số huyện Củ Chi

Huyện Củ Chi 2011 2012 2013 2014 2015

- Tổng dân số 365.779 381.796 383.981 390.722 403.038

+ Dân số vùng nông thôn 346.245 363.109 362.048 368.892 380.511 + Dân số vùng đô thị 19.534 18.687 21.933 21.830 22.527

- Dân số phân theo giới tính

+ Dân số Nam 176.330 184.727 184.917 188.543 194.436 + Dân số nữ 189.449 197.069 199.064 202.179 213.589

Tỷ lệ (%)

- Dân số vùng nông thôn 94,7 95,1 94,3 94,4 94,4

+ Dân số Nam 48,2 48,4 48,2 48,3 48,2

+ Dân số nữ 51,8 49,6 49,3 48,5 47,0

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2015

2.3. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CỦ CHI TP.HCM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CỦ CHI TP.HCM

Đến năm 2016 lực lượng lao động trên địa bàn huyện có 240.812 người, trong đó lao động có việc làm thường xuyên là 218.297 người (tỷ lệ 89,64%). Lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định là 7.358 người (tỷ lệ 3,0%), Số lượng lao động trong độ tuổi còn đang đi học là 15.257 người (tỷ lệ 6,2%).

Lao động có việc làm phân theo lĩnh vực trên lực lượng lao động của huyện: nông lâm ngư nghiệp là: 80.115 người (tỷ lệ 33 2%); Lĩnh vực CN - Tiểu thủ công nghiệp - XD: 107.402 người (tỷ lệ 44,8%, Bao gồm cả lao động làm việc trong và ngoài huyện Củ Chi); Lĩnh vực thương mại - dịch vụ: 30.780 người (tỷ lệ 12,8%).

Lao động trong ngành nơng nghiệp có sự suy giảm đáng kể từ 35 15% năm 2010 còn 21 84% năm 2015 (giảm 13 31%). Hàng năm số lao động trong khu vực nông nghiệp chuyển dịch sang khu vực công nghiệp - dịch vụ khoảng 3.000 người.

Lao động các ngành nghề phi nông nghiệp như: ỹ thuật công nghệ; sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm; tiểu thủ công nghiệp; y tế dịch vụ x hội; khách sạn du lịch giúp việc nấu ăn và các lĩnh vực khác... hàng năm có sự gia tăng đáng kể khi lao động trong ngành nông nghiệp dịch chuyển sang.

Hoạt động đào tạo nghề để thúc đẩy chuyển dịch lao động và nâng cao chất lượng lao động ở huyện được quan tâm nhiều. Huyện Củ Chi đ thực hiện nhiều chương trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn giai đoạn 2011-2015 đ đào tạo cho 64.100 người, trong đó:

+ Nghề nơng nghiệp: đ thực hiện đào tạo cho 14.000 người (chiếm 21 84%) Số lao động qua đào tạo có việc làm chiếm 80%.

+ Nghề phi nông nghiệp: Đ thực hiện đào tạo cho 50.100 người chiếm 78 16% tổng số lao động đào tạo.

Nhìn chung, huyện Củ Chi có một LLLĐ tương đối dồi dào. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm ở mức khá cao. Ngồi ra, huyện cũng rất chú trọng vào công tác đào tạo nghề tại địa phương.

Bảng 2.3: Dân số và lao động huyện Củ Chi

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng dân số 357.037 365.779 381.796 383.981 390.722 403.038 412.670 Nguồn lao động

từ 15 tuổi trở lên 204.169 208.335 212.901 217.159 221.502 225.932 228.709

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Củ Chi năm 2016

Lao động trên địa bàn Huyện có sự dịch chuyển mạnh từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp do sản xuất nông nghiệp đang được cơ giới hóa từng bước; các ngành cơng nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển, nhu cầu lao động tăng

cao; thu nhập của lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ cũng cao hơn so với khu vực nông nghiệp.

2.3.1. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành xét về quy mô hay tỷ trọng trong các ngành

Xét về mặt quy mô hay tỷ trọng trong các ngành CCLĐ theo ngành kinh tế tại huyện Củ Chi đang có sự dịch chuyển khá rõ nét khi tỷ trọng lao động trong nhóm ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp tăng lên đáng kể và giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp.

Bảng 2.4: Số lượng và tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành kinh tế

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 So sánh (%) 2010/2015 Tổng số LĐ 204.169 208.335 212.901 217.159 221.502 225.932 228.709 + 21.763 Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100 100 LĐ NN 71.765 67.708 63.657 59.067 54.710 49.343 43.226 -22.422 Tỷ trọng (%) 35,15 32,5 29,9 27,2 24,7 21,84 18,9 - 13,31% LĐ CN-XD 101.472 108.126 115.179 122.043 128.914 137.276 143.858 +35.804 Tỷ trọng (%) 49,7 51,9 54,1 56,2 58,2 60,76 62,9 +11.06% LĐ TM-DV 30.932 32.500 34.064 36.048 37.877 39.312 41.625 + 8.380 Tỷ trọng (%) 15,15 15,6 16,0 16,6 17,1 17,4 18,2 + 3.05%

Nguồn: Số liệu thống kê và tính tốn của tác giả, năm 2016

Qua Bảng 2.4 trên ta thấy, tổng số lao động tăng lên đáng kể năm 2015 số lao động tăng hơn so với năm 2010 là 21.763 (tăng 10 6%) điều này cho thấy lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế của Huyện tăng lên và xu hướng vẫn tiếp tục tăng đến năm 2016. Tuy nhiên số lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp có xu hướng giảm dần, so sánh mốc 2015 so với 2010 tỷ lệ giảm là 13,31%, bình quân giảm gần 2 7%/năm. Trong khi đó lao động trong lĩnh vực CN-XD và TM-DV có xu hướng tăng tương ứng là 35.804 lao động (CN-XD) và 8.380 lao động (TM-DV).

Theo số liệu được trình bày ở Bảng 2.4 ta nhận thấy tỷ trọng lao động trong ngành NN cũng có xu hướng giảm từ 35 15% năm 2010 đến năm 2015 là 21 84% và năm 2016 là 18 9%; trong khi đó tỷ trọng lao động của ngành CN-XD đến năm 2015

tăng 11 06% tỷ trọng lao động trong ngành TM-DV tăng 2 25%. Điều này cho thấy xu hướng lao động thực tế chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang các ngành CN-XD và TM-DV. Xu hướng này phù hợp với xu hướng chuyển dịch CCKT của Huyện.

Hình 2.1:Cơ cấu lao động các ngành kinh tế huyện Củ Chi

Thực tế cho thấy trên địa bàn huyện Củ Chi hiện nay, nhiều khu - cụm công nghiệp (04 khu - cụm cơng nghiệp) đ và đang hình thành đ thu hút lao động tại địa phương cũng như lao động từ các nơi khác đến tham gia sản xuất tăng thu nhập. Lực lượng lao động trong ngành này ngày càng tăng nhanh khi tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp này tăng lên. Lao động nông nghiệp tiếp tục xu hướng giảm khi quy trình sản xuất được hiện đại hóa xu hướng áp dụng công nghệ cao vào sản xuất được đẩy mạnh nhất là trong thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nơng nghiệp đơ thị và chương trình xây dựng nơng thơn mới. Ngành nơng nghiệp được cơ giới hóa, tự động hóa đ làm suy giảm đáng kể lực lượng lao động trong ngành này. Số lao động nông nghiệp được dịch chuyển sang khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ hoặc di chuyển đến khu vực nội thành để tìm sinh kế.

Với xu hướng chung như trên trong thời gian tới lao động trong ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục suy giảm và tăng lên ở các ngành công nghiệp - xây dựng cũng như thương mại - dịch vụ. Đó cũng là xu hướng chung, phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế.

Trong nội bộ ngành nơng nghiệp lao động có sự dịch chuyển từ ngành trồng trọt sang ngành chăn nuôi nuôi trồng thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Sự dịch chuyển này là phù hợp với định hướng phát triển ngành nông nghiệp của Huyện khi chú trọng vào các ngành có giá trị gia tăng cao các mơ hình sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả như ni bị sữa, bò thịt, cá sấu, cá kiểng, hoa lan, rau sạch…

Trong nội bộ ngành CN - XD lao động có xu hướng tập trung vào các ngành chế biến, chế tạo như: may gia công quần áo, làm giày, sản xuất khăn giấy, chế biến trà - cà phê, chế biến g , chế biến rau củ sấy khô. ..đây là những ngành cần nhiều lao động và là các hình thức sản xuất chủ yếu trên địa bàn huyện

Trong ngành TM - DV lao động hiện tập trung vào các ngành sửa chữa ô tô, xe máy, dịch vụ ăn uống… Về cơ bản lao động trong ngành này tăng chậm theo tốc độ phát triển kinh tế của Huyện.

2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành xét về chất lượng

Chuyển dịch CCLĐ theo ngành làm gia tăng chất lượng lao động người lao động được đào tạo về kỹ năng thao tác độ lạnh nghề và kỷ luật lao động ngành có năng suất lao động thấp chuyển sang các ngành có năng suất lao động cao hơn. Đến năm 2015 trên địa bàn Huyện tỷ lệ học sinh hồn thành chương trình trung học cơ sở đạt 93,1%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cở sở tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc trường nghề) đạt 96 13%; 100% người dân trên địa bàn huyện đều biết chữ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt tỷ lệ 58,66% (trong đó 25% là nữ) tăng gần 40% so với năm 2011 (18 7%). Đến năm 2016 tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên và đạt tỉ lệ khoảng 67,5%. Cho thấy trình độ lao động trên địa bàn huyện nói chung hiện nay của huyện vẫn cịn khá thấp...

Bảng 2.5: Trình độ chun mơn của người lao động huyện Củ Chi

Huyện Củ Chi

NĂM

2011 2016

Số lượng người tr ng độ tuổi la động 208.335 228.709 Số lượng người la động chia the trình độ

chuyên môn 193.078 208.126

Chia ra:

- Chưa qua đào tạo 156.986 67.606

- Đ qua đào tạo nhưng chưa có chứng chỉ 10.409 107.161

- Sơ cấp nghề 5.301 8.054

- Trung cấp 9.812 10.016

- Cao đẳng nghề 1.290 1.332

- Cao đẳng 2.535 4.154

- Đại học trở lên 6.745 9.803

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2016

Theo Bảng 2.5, đến năm 2016 số người chưa qua đào tạo của Huyện giảm đáng kể so với năm 2011 nhờ vào các chương trình đào tạo nghề. Thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn Huyện đ đào tạo cho 64.100 người trong đó: Nghề nơng nghiệp đ thực hiện đào tạo cho 14.000 người (chiếm 21,84%); Nghề phi nông nghiệp Đ thực hiện đào tạo cho 50.100 người, chiếm 78,16%, tổng số lao động đào tạo. Hàng năm số lao động trong khu vực nông nghiệp chuyển dịch sang khu vực công nghiệp - dịch vụ khoảng 3.000 người. Lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng nghề có mức tăng thấp, chỉ tăng lần lượt 2% và 3,2% trong khi đó lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên có mức tăng cao hơn với các tỉ lệ lần lượt là 63,8% và 45,3% so với năm 2011. Thực tế cho thấy, số lượng lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu lao động

qua, học sinh tốt nghiêp phổ thông trung học dễ dàng thi đậu và học các chương trình học cao đẳng đại học. Trong khi đó TP. Hồ Chí Minh là địa phương có số trường đại học cao đẳng, trung cấp... nhiều nhất cả nước, chỉ tiêu đào tạo các trường hàng năm điều có điều chỉnh tăng để đáp ứng nhu cầu được đào tạo ngày càng tăng. Người lao động trên địa bàn huyện Củ Chi dễ dàng tiếp cận và học tập nâng cao trình độ của mình thơng qua các chương trình đào tạo đa dạng ở các trường đại học cao đẳng trên địa bàn Thành phố. Trình độ lao động cũng có sự dịch chuyển rõ nét trong từng ngành kinh tế, cụ thể:

Trong ngành nông nghiệp người lao động ở Huyện Củ Chi được đào tạo, trang bị các kỹ năng các kiến thức về giống, cây trồng, công nghệ về ghép, lai tạo, công nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác, bảo quản, thu hoạch … từ đó làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và đạt được hiệu quả cao.

Bên cạnh đó nhiều chương trình tập huấn, khuyến nông đ giúp cho bà con nông dân và lao động nơng nghiệp trên địa bàn Huyện có thêm nhiều kiến thức về nơng nghiệp, nâng cao được trình độ, kỹ năng canh tác trong điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Trong ngành CN - XD, lực lượng lao động có sự gia tăng chất lượng lao động, người lao động được đào tạo về kỹ năng thao tác, từ ch người lao động giản đơn chủ yếu làm theo kinh nghiệm hoặc lao động thủ cơng chuyển sang các ngành địi hỏi về tay nghề và kỹ năng cao hơn. Nhiều khu cơng nghiệp trên địa bàn huyện hình thành và phát triển đ góp phần nâng cao các tiêu chuẩn nghề nghiệp qua đó góp phần nâng cao kỹ năng tay nghề và số lượng của lao động công nghiệp, xây dựng tại huyện Củ Chi.

Trong ngành TM-DV, theo xu hướng chuyển dịch CCKT dẫn đến các ngành dịch vụ phát triển nhiều như ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng, thơng tin và truyền thông, dịch vụ du lịch, dịch vụ đào tạo và KH - CN… ngày càng đa dạng và phong phú, khi ngành DV - TM phát triển mới đòi hỏi người lao động phải nâng cao trình độ, kiến thức của mình để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động ở ngành này. Ở huyện Củ Chi cũng đ hình thành và phát triển rất nhiều dịch vụ khác nhau, có giá trị

gia tăng cao qua đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống của người dân địa phương. Chất lượng các ngành dịch vụ ở địa phương cũng ngày một được nâng lên thơng qua việc nâng cao trình độ của lao động trong ngành.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI HUYỆN CỦ CHI NGÀNH KINH TẾ TẠI HUYỆN CỦ CHI

2.4.1. Thành tựu

2.4.1.1 Về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

Huyện Củ Chi có nguồn lao động khá dồi dào và tăng nhanh đặc biệt là lao động nhập cư lao động của Huyện có cơ cấu trẻ lao động nam nhiều hơn lao động nữ. Đây là nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Củ Chi đẩy mạnh việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong xây dựng nông thôn mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện củ chi tp hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 52)