QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ XÂY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong xây dựng nông thôn mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện củ chi tp hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 68 - 72)

XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ HUYỆN CỦ CHI

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu

Quan điểm chuyển dịch CCLĐ tại huyện Củ Chi luôn theo sát các quan điểm về chuyển dịch cơ cấu lao động của Thành phố. Một số quan điểm về chuyển dịch cơ cấu lao động của Thành phố làm cơ sở để huyện Củ Chi có thể thực hiện tốt vấn đề chuyển dịch CCKT, CCLĐ trên địa bàn Huyện bao gồm:

- Chuyển dịch CCLĐ TP. Hồ Chí Minh phải gắn với chuyển dịch CCKT nhằm thực hiện thành công định hướng phát triển kinh tế - x hội TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025 theo đúng quan điểm và mục tiêu phát triển của Thành phố. Chuyển dịch lao động của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025 cần phải gắn kết với quá trình chuyển dịch lao động của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cả nước và quốc tế. Trong m i giai đoạn phát triển TP. Hồ Chí Minh cần có kế hoạch phát triển cụ thể với từng chương trình trọng điểm hoạch định chỉ tiêu phấn đấu cho m i giai đoạn phải có tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của Thành phố.

- Chuyển dịch CCLĐ TP. Hồ Chí Minh phải đảm bảo tính hài hịa về cơ cấu và cân đối lao động theo ngành/lĩnh vực theo thành phần kinh tế; gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu một cách hợp lý. hai thác lợi thế về vị trí địa lý điều kiện tự nhiên các nguồn lực về vốn tài chính khoa học cơng nghệ và nguồn lực con người để thu hút đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh các ngành lĩnh vực sản xuất kinh doanh thâm dụng về vốn lao động trình độ cao những ngành cơng nghiệp có giá trị gia tăng cao và các ngành dịch vụ cao cấp.

- Chuyển dịch CCLĐ TP.Hồ Chí Minh phải gắn liền với q trình CNH - HĐH và quá trình ĐTH, phù hợp với quy hoạch và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị với quy

hoạch sử dụng đất đai và phát triển khơng gian đơ thị của TP. Hồ Chí Minh. Phải có giải pháp giải quyết việc làm cho những lao động bị mất đất sản xuất do tác động của ĐTH.

- Chuyển dịch CCLĐ TP. Hồ Chí Minh phải gắn liền với yêu cầu của hội nhập quốc tế nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm đáp ứng sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế q trình phân cơng lao động diễn ra sâu sắc bên cạnh sự hợp tác trong sản xuất là sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Trong đó yếu tố người lao động là yếu tố quyết định cho sự thành công của m i quốc gia. Quá trình dịch chuyển lao động sẽ diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi các nước phải nâng cao chất lượng nguồn lao động chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với tiềm năng và lợi thế của mình.

- Chuyển dịch CCLĐ TP. Hồ Chí Minh phải khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của mọi thành phần kinh tế nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế gắn với mục tiêu giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập người lao động.

3.1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 TP. Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo chiều sâu: phát triển nhanh các ngành, sản phẩm cơng nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao, giá trị gia tăng lớn; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái. Hình thành cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Với định hướng phát triển như trên, trong thời gian tới lao động có xu hướng tập trung dịch chuyển sang khu vực dịch vụ, khu vực ngồi nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, nhu cầu lao động có trình độ chun môn, kỹ thuật cao ngày càng tăng lao động chân tay giản đơn giảm và xu hướng chuyển dần sang các địa phương lân cận.

Tại huyện Củ Chi, chuyển dịch CCKT cũng theo xu hướng chung, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Tuy nhiên, hiện nay trong CCKT của Huyện ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn (72,66%). Do đó, đến năm 2025 CCKT tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - cơng nghiệp - nơng nghiệp. Trong đó giảm tỷ trọng ngành cơng nghiệp, nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Cơ cấu

kinh tế của huyện đến năm 2025 vẫn sẽ là công nghiệp - dịch vụ - nơng nghiệp. Trong đó nơng nghiệp mặc dù là ngành thế mạnh có xu hướng phát triển theo hướng nơng nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, sẽ ngày càng phát triển đóng góp ngày càng tăng vào cơ cấu giá trị sản xuất của Huyện nhưng tỷ trọng của ngành nông nghiệp vẫn ngày càng giảm trong cơ cấu kinh tế của Huyện theo định hướng phát triển. Các ngành dịch vụ, công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo xu hướng hiện nay nhằm thúc đẩy tăng thu nhập, tạo việc làm và nâng cao giá trị sản xuất của Huyện.

3.1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động

Quá trình CNH - HĐH sẽ tác động đến quá trình chuyển dịch CCLĐ và làm cho CCLĐ chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỷ trọng lao động trong khu vực dịch vụ. Với cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp hiện nay của Huyện tương ứng: 72,66% - 16,63% - 10,71% thì việc dịch chuyển CCKT đến năm 2025 mặc dù đúng định hướng đề ra nhưng tỷ trọng ngành công nghiệp vẫn sẽ lớn nhất trong cơ cấu kinh tế Huyện. Do đó CCLĐ của huyện Củ Chi sẽ là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Trong ngành dịch vụ tỷ trọng ngành dịch vụ hiện nay vẫn còn thấp (16 63%), chưa đóng góp nhiều vào giá trị sản xuất của Huyện nhưng thời gian tới tiếp tục phát triển và tăng dần tỷ trọng. Do đó CCLĐ trong ngành dịch vụ sẽ tiếp tục được nâng lên dịch chuyển từ các ngành công nghiệp nông nghiệp sang.

Trong ngành công nghiệp với xu hướng phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật ngày càng có nhiều ngành địi hỏi lao động phải có trình độ CM T ngày càng cao nhất là các ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao. Do đó đội ngũ lao động của huyện Củ Chi cần được đào tạo nâng cao trình độ trau dồi kỹ năng mới có thể đáp ứng được các yêu nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả và cạnh tranh được với lao động từ các địa phương khác đến làm việc tại huyện Củ Chi trong khi ngành công nghiệp của Huyện cũng ngày càng phát triển. Tuy nhiên q trình chuyển dịch lao động từ các ngành nơng nghiệp công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghệ cao diễn ra tương đối chậm.

Trong ngành nông nghiệp với định hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị nông nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Việc áp dụng công nghệ cao địi hỏi lao động nơng nghiệp cũng phải học tập nâng cao trình độ để có thể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhất là các tiêu chuẩn sản xuất mới như VietGAP GlobalGAP. Do đó lao động nơng nghiệp sẽ có trình độ ngày càng cao. Tuy nhiên với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất số lượng lao động trong ngành nơng nghiệp tiếp tục có xu hướng giảm và chuyển sang các ngành công nghiệp dịch vụ.

3.1.4. Định hướng xây dựng nông thôn mới

Đại hội đ thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020, với mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục xây dựng Đảng bộ Huyện thật sự trong sạch vững mạnh; nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát dân chủ sức mạnh tổng hợp của toàn dân nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nơng nghiệp nông dân nông thơn. Tiếp tục duy trị và nâng cao chất lượng các tiêu chí Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế đúng định hướng nhanh và bền vững gắn với đảm bảo an sinh x hội và củng cố quốc phòng an ninh vững chắc xây dựng huyện Củ Chi thành Huyện văn hóa nơng thơn mới giàu đẹp văn minh nghĩa tình”.

Xây dựng huyện Củ Chi phát triển mạnh mẽ trên tất cả các mặt đảm bảo mục tiêu xanh, sạch, đẹp, an toàn. Với các thể chế phù hợp đảm bảo khai thác tốt nhất các hạ tầng đ có kết hợp đầu tư mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế văn hóa x hội đảm bảo quốc phịng an ninh. Trong đó tập trung vào các nội dung tiêu chí: phát triển sản xuất; nâng cao thu nhập; giảm nghèo bền vững; giảm thiểu ô nhiễm mơi trường; rà sốt điều chỉnh bổ sung quy hoạch theo hướng tập trung quy hoạch khu dân cư nông thôn mới gắn với cảnh quan môi trường nông thơn; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội vùng nơng thơn.

Phấn đấu 100% các x (20/20 x ) trên địa bàn vùng nông thôn huyện tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đ đạt; đạt tiêu chuẩn nông thôn mới cao hơn

bền vững hơn (theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nơng thơn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020 theo quyết định 6182/QĐ-UBND của UBND Thành phố ngày 24/11/2016).

Phấn đấu nâng chất đạt chuẩn các tiêu chí huyện nơng thơn mới theo quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Tiêu chí huyện nơng thôn mới và quy định Thị xã, Thành phố trực thuộc cấp Tỉnh hồn thành nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong xây dựng nông thôn mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện củ chi tp hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 68 - 72)