PHẦN MỞ ĐẦU : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.5 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG MÁY PHÁT ĐIỆN TẠ
2.5.2.1 Thực trạng nhu cầu điện tại Campuchia
Chính phủ Campuchia rất quan tâm phát triển ngành này, vì hiện nay Campuchia đang thiếu điện cho phát triển kinh tế-xã hội. Nguồn năng lƣợng Campuchia tiêu thụ hàng năm đều tăng nhanh, năm 2011: 1,271MW, 2012: 1,559MW và dự kiến năm 2013: 1,650MW và có thể cao hơn nữa. Trong khi đó, nguồn năng lƣợng chủ yếu của Campuchia là thủy điện và điện sinh khối chỉ đáp ứng đƣợc 50% nhu cầu tiêu thụ điện của Campuchia. Phần còn lại, Campuchia nhập khẩu điện từ Thái Lan và Việt Nam. Việt Nam là nhà cung cấp chính nguồn điện cho Campuchia. Tuy nhiên, khi Việt Nam bị thiếu điện do thời tiết (hạn hán, bã lụt,…) thì lƣợng điện cung cấp cho Campuchia cũng sẽ thiếu hụt trầm trọng. Điển hình năm 2008, khi Việt Nam cam kết cung cấp 200MW điện cho Phnôm Pênh, tại thời điểm đó Việt Nam lại thiếu điện trầm trọng do khô hạn và mƣa bão kéo dài, dẫn đến khả năng cung cấp điện cho Phnôm Pênh chỉ đạt 80MW, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội Campuchia.
Mức tiêu thụ điện năng của ngƣời dân Campuchia là 104 kwh/ngƣời (năm 2012) trong khi Việt Nam là 1.103 kwh/ngƣời (năm 2012). Điều này cho thấy, Campuchia bị thiếu điện trầm trọng cho đời sống sinh hoạt của ngƣời dân Campuchia. Điện tại Campuchia là một trong những mặt hàng đắt nhất trên thế giới. Chi phí sản xuất điện tổng thể cho Phnơm Pênh có thể đạt USD 0,18 mỗi kilowatt giờ (kWh). Trong số này, USD 0,12 đại diện cho chi phí sản xuất, cịn lại đại diện cho chi phí dịch vụ. Ngay cả với chính phủ trợ cấp, giá điện vẫn cịn rất cao.
Bảng 2.4: Bảng giá điện sinh hoạt tại Phnơm Pênh 2013
Đơn vị tính/số lƣợng Giá (USD)
0kwh-100kwh 0,15
100kwh-200kwh 0,18
200kwh-300kwh 0,20
Nguồn: Electricity Authority of Cambodia