Tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp duy trì nguồn nhân lực cho công ty thực phẩm miền bắc – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 35)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DUY TRÌ NGUỒN NHÂN LỰC

1.7 tin cậy của thang đo

Sau khi khảo sát nghiên cứu định lượng, tác giả đã kiểm định độ tin cậy của thang đo. Kết quả chạy Cronbach’s Alpha (phụ lục 3) thu được:

 Yếu tố môi trường làm việc tích cực: giữ nguyên 6 biến

 Yếu tố sự tự do và linh hoạt của nhân viên: giữ nguyên 5 biến

 Yếu tố sự tham gia và phát triển của nhân viên: giữ nguyên 4 biến

 Yếu tố truyền thông và trợ giúp nhân viên: giữ nguyên 3 biến

 Yếu tố sự bù đắp và các lợi ích: giữ nguyên 2 biến

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về việc duy trì nhân viên trong tổ chức, tác giả đã tiếp cận được một cách có hệ thống, khoa học, đầy đủ về khái niệm duy trì nhân viên, tầm quan trọng của duy trì nguồn nhân lực, những thách thức đối với việc duy trì nguồn nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng đến việc duy trì nhân viên trong tổ chức, các mô hình nghiên cứu có liên quan. Tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu của Bruce H. Kemelgor và William R. Meek (2008) trong nghiên cứu “Duy trì nhân viên trong các công ty kinh doanh định hướng phát triển: một nghiên cứu khám phá” để làm có sở cho việc khảo sát và phân tích thực trạng duy trì nguồn nhân lực của chi nhánh trong chương 2.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ NG̀N NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC - CHI NHÁNH

THÀNH PHỐ HỜ CHÍ MINH 2.1 Giới thiệu về Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên doanh nghiệp: CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC Tên giao dịch : FONEXIM HCM

Địa chỉ: 64 Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 08 39325450

Fax: 08 39322161

Giấy ĐKKD số: 0100107099-051

Hình thức sở hữu vốn: Doanh nghiệp Nhà Nước.

Tiền thân của chi nhánh là Công ty Thực phẩm và Dịch vụ Tổng hợp. Đây là đơn vị hoạch toán độc lập trực thuộc Bộ Thương Mại trước đây, hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, được thành lập theo quyết định số 638/TM-TCCB ngày 13/08/1996 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại, trên cơ sở tổ chức lại văn phòng Tổng công ty Thực Phẩm, Công ty Thực Phẩm Nam Trung Bộ, Công ty Xuất Nhập Khẩu Thực phẩm và Dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Thực Phẩm.

Ngày 04/05/2005, Bộ Thương Mại cũ ra quyết định số 0753/QĐ/BTM về việc sáp nhập Công Ty Thực phẩm và Dịch vụ Tổng hợp vào Công ty Thực Phẩm Miền Bắc để tổ chức lại thành đơn vị thành viên trực thuộc Công Ty Thực Phẩm Miền Bắc. Căn cứ quyết định số 6251/TM-TCCB ngày 06/10/2005 của Bộ Thương Mại về phê duyệt phương án của Công ty Thực Phẩm Miền Bắc xin thành lập Chi nhánh Công ty Thực Phẩm Miền Bắc tại thành phố Hồ Chí Minh. Và ngày 10/10/2005,

Chi nhánh Công ty Thực Phẩm Miền Bắc được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc Công ty Thực Phẩm Miền Bắc, bao gồm các đơn vị trực thuộc:

+ Kho Đầu Cầu Sài Gòn: trụ sở đóng tại số 01 đường Xa Lộ Hà Nội, phường Thảo Điền, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Kho Toàn Thắng: trụ sở đóng tại 508 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty Thực phẩm Miền Bắc, hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp cho chi nhánh và trong điều lệ tổ chức và hoạt động kinh doanh do Tổng Công ty qui định. Chi nhánh có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định hiện hành.

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh

Là một công ty nhà nước, tổ chức kinh doanh theo hệ thống hoạch toán kinh tế độc lập, tham gia vào kinh tế thị trường tạo ra lợi nhuận, bảo toàn được đồng vốn, góp phần ổn định tình hình lưu thông hàng hóa trên thị trường cả trong và ngoài nước, đảm bảo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Thông qua xuất nhập khẩu, chi nhánh đã phần nào đóng góp cho việc thúc đẩy nền kinh tế của thành phố, thu về ngoại tệ đóng góp cho ngân sách nhà nước. Các hoạt động kinh doanh chính của chi nhánh là:

 Kinh doanh hàng hoá: mua bán, xuất nhập khẩu các loại hàng nông sản thực phẩm như cà phê, đường, tiêu, gạo...

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

(Nguồn: nội bộ - Phịng Tổ chức Hành chính)

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Những năm gần đây Chi nhánh gặp không ít khó khăn trong nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh do công nợ tăng cao, nhiều khách hàng mất khả năng thanh toán, thị trường cà phê biến động mạnh. Chính vì vậy mà hoạt động kinh

Giám đốc Chi nhánh

Phó giám đốc Chi nhánh Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu Trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Phó phòng phụ trách mảng kinh doanh XNK Nhân viên Phó phòng phụ trách kho

Đầu cầu Sài Gòn Nhân viên Phó phòng phụ trách kho Toàn Thắng Nhân viên Phòng Tài chính kế toán

Trưởng phòng Tài chính kế

toán Phó phòng Nhân viên Phòng Tổ chức hành chính Trưởng phòng Tổ chức hành chính Phó phòng Nhân viên

bãi cũng giảm sút do một phần kho tại kho Đầu cầu Sài Gòn quận 2 bị giải tỏa để Nhà nước xây dựng công trình công cộng. Chính vì vậy mà doanh thu của Chi nhánh trong 3 năm gần đây giảm dần. Năm 2016, tổng doanh thu giảm 25,89% so với năm 2015 và năm 2017 giảm 8% so với năm 2016. Tốc độ giảm doanh thu năm 2017 chậm hơn so với năm 2016.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2015 đến năm 2017

Đơn vị: đồng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Doanh thu bán hàng 3.399.156.300 2.056.665.750 2.069.696.755

Doanh thu cung cấp dịch vụ 2.683.169.910 2.450.664.390 2.059.420.990

Tổng doanh thu 6.082.326.210 4.507.330.140 4.129.117.745

(Nguồn: Nội bộ - Phòng Kinh doanh Xuất Nhập Khẩu)

Năm 2015, trong cơ cấu doanh thu của chi nhánh thì 55,89% là doanh thu từ bán hàng, đến năm 2016, doanh thu bán hàng chỉ còn chiếm 45,63% và đến năm 2017 thì doanh thu bán hàng và doanh thu dịch vụ gần như ngang bằng nhau.

2.1.5 Cơ cấu nguồn nhân lực

Tính đến 31/12/2017, tổng số cán bộ - công nhân viên của Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là 27 người. Trong đó, nguồn nhân lực của chi nhánh có tới 85% là nam, chỉ có 15% là nữ. Lao động nữ chỉ nằm ở một số vị trí như tạp vụ, thủ kho, hành chính nhân sự. Hầu hết lao động của chi nhánh là nam do đặc điểm của chi nhánh là kinh doanh kho bãi, kinh doanh nông sản nên một lượng lớn nhân viên là bảo vệ và nhân viên kinh doanh.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi và giới tính năm 2017

Nhóm t̉i Giới tính Tổng cộng Chiếm tỷ lệ Nam Nữ Dưới 30 2 1 3 11% Từ 30 đến 50 5 2 7 26% Trên 50 16 1 17 63% Tổng cộng 23 4 27 Tỷ lệ 85% 15% (Nguồn: Nội bộ - Phịng Tổ chức Hành chính)

Về đợ tuổi thì trong tổng số 27 lao động thì có tới 63% là lao động lớn tuổi (trên 50 tuổi), 26% lao động từ 30 đến 50 tuổi, chỉ có một phần nhỏ là lao động trẻ tuổi. Cơ cấu nguồn nhân lực của Chi nhánh hiện nay không cân đối. Lao động lớn tuổi có kinh nghiệm nhưng trình độ ngoại ngữ và tin học kém, mang tác phong chậm chạp, không năng động, ngại thử thách, không dám mạo hiểm nên hiệu quả hoạt động không cao. Lao động có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, làm việc hiệu quả nằm trong độ tuổi từ 30 đến 50 thì lại chiếm tỷ lệ thấp và thường có xu hướng chuyển việc. Chính những điều này gây cho chi nhánh nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi và loại hợp đồng lao động năm 2017

Nhóm tuổi

Loại hợp đồng lao động

Vô thời hạn 1 – 3 năm Dưới 1 năm

Dưới 30 1 1 0 30-50 8 0 0 Trên 50 17 0 0 Tổng cộng 26 1 0 Tỷ lệ 96% 4% 0% (Nguồn: Nội bộ - Phòng Tổ chức Hành chính)

Hiện nay chi nhánh chỉ có hai loại hợp đồng đó là hợp đồng vô thời hạn và hợp đồng ngắn hạn từ 1 đến 3 năm. Trong đó, hợp đồng vô thời hạn chiếm tới 96%. Hợp đồng ngắn hạn rơi vào độ tuổi dưới 30 do mới tuyển mới trong năm nay.

Riêng về trình độ học vấn thì cơ cấu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn đã đáp ứng nhu cầu làm việc tại Chi nhánh với 55% cán bộ nhân viên có trình độ Đại học, Trung cấp Cao đẳng chiếm 4% và còn lại 41% trình độ phổ thông.

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn và phịng ban cơng tác năm 2017

Phòng ban Phổ thông

Trung cấp

hoặc Cao đẳng Đại học Trên đại học Ban Giám đốc 0 0 2 0 Phòng Kinh doanh XNK 5 0 8 0 Phòng tài chính - Kế toán 0 0 3 0 Phòng Tổ chức – Hành chính 6 1 2 0 Tổng cộng 11 1 15 0

Tỷ lệ 41% 4% 55% 0

(Nguồn: Nội bộ - Phòng Tổ chức Hành chính)

2.2 Phân tích thực trạng duy trì nguồn nhân lực tại Công ty Thực Phẩm Miền Bắc - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh Miền Bắc - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Mơi trường làm việc tích cực

Mơi trường làm việc là một yếu tố không kém phần quan trọng trong công tác phát triển nguồn nhân lực của một doanh nghiệp. Yếu tố môi trường làm việc sẽ quyết định sự gắn bó bền lâu hay sự ra đi tìm một sự thay đổi mới của mỗi nhân viên. Do vậy, bên cạnh việc quan tâm cải thiện, nâng cao và hoàn thiện hơn nữa các chính sách về tiền lương, những chế độ đãi ngộ, Chi nhánh còn quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc thân thiện, giúp giảm bớt những áp lực mà công việc và cuộc sống hiện đại hóa đang hình thành và mang lại. Lắng nghe, thấu hiểu, tin tưởng là sợi dây vô hình gắn kết lãnh đạo với nhân viên, đồng nghiệp với đồng nghiệp cùng tạo nên một cảm nhận công ty là một gia đình mà trong đó mỗi nhân viên là một thành viên không thể thiếu. Với quan điểm, điều kiện làm việc là yếu tố tác động trực tiếp đến người lao động, quyết định sự gắn bó của người lao

văn phòng làm việc, máy móc, trang thiết bị được đầu tư đáp ứng yêu cầu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Kết quả khảo sát thực tế về các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh cho thấy (tiêu chuẩn đánh giá là điểm trung bình, tính chung cho tất cả các mẫu trả lời được thể hiện qua thang điểm từ 1-5):

 Chi nhánh đã tạo được điều kiện cho người lao động làm việc tốt, có sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc khi làm việc ở chi nhánh (giá trị trung bình đánh giá là 3.44 điểm với 59.2% người lao động cảm thấy có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống). Theo đánh giá từ phía ban giám đốc chi nhánh (Phó giám đốc chi nhánh) thì “những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống như cơng việc, gia đình, những mối quan hệ, những thách thức… là tất cả các vấn đề phải đối diện hàng ngày mà mỗi cá nhân cần giải quyết. Nhưng với áp lực công việc tại Chi nhánh trong một vài giai đoạn là khá lớn, để đảm bảo cơng việc được hồn thành đúng thời gian nhân viên phải tăng ca hay đem việc về nhà giải quyết. Vậy nên, tạo được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một phần tất yếu đối với cơng tác duy trì nguồn nhân lực tại chi nhánh. Trong những giai đoạn căng thẳng như vậy, ban lãnh đạo chi nhánh luôn theo sát tiến độ công việc của nhân viên, hỗ trợ và động viên kịp thời để giúp nhân viên hồn thành tốt cơng việc của mình. Chi nhánh sắp xếp cho các nhân viên nghỉ luân phiên vào các ngày trong tuần để đảm bảo sức khoẻ, cũng như tạo điều kiện để nhân viên giải quyết công việc ở nhà hay được nghỉ phép để giải quyết việc gia đình khi nhân viên có nhu cầu ”.

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát yếu tố “môi trường làm việc tích cực”

hiệu Nợi dung khảo sát

Điểm trung bình Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý ENV 1

Tôi thấy chi nhánh luôn chủ động thúc đẩy môi trường làm việc tích cực.

2.93 22.2% 18.5% 18.5% 25.9% 14.8%

ENV 2

Chi nhánh là nơi làm việc thú vị

và vui vẻ. 2.74 33.3% 22.2% 3.7% 18.5% 22.2%

ENV 3

Tôi thấy chi nhánh là một công ty đặc biệt so với các công ty khác trên thị trường.

2.78 33.3% 11.1% 18.5% 18.5% 18.5%

ENV 4

Chi nhánh là lựa chọn đầu tiên

của tôi khi đi xin việc. 2.74 33.3% 11.1% 18.5% 22.2% 14.8% ENV 5

Tôi luôn có sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc khi làm việc ở chi nhánh.

3.44 14.8% 18.5% 7.4% 25.9% 33.3%

ENV 6 Chi nhánh ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp có giá trị của tôi.

2.74 18.5% 33.3% 14.8% 22.2% 11.1%

Trung bình: 2.895

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định lượng

 Vấn đề “chủ động thúc đẩy môi trường làm việc tích cực” có điểm trung bình khá thấp là 2.93 và chỉ có 40.7% đánh giá của nhân viên đồng ý về cách thức thúc đẩy môi trường làm việc tích cực tại Chi nhánh. Tác giả tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên một nhân viên có ý kiến không đồng ý với yếu tố này thì được biết nguyên nhân khiến cho nhân viên đó cảm thấy chi nhánh chưa chủ động thúc đẩy

sinh hoạt cho cá nhân tơi mà chưa có dư thừa để tích luỹ hay phụ giúp gia đình”.

Theo thơng tin từ Phó giám đớc chi nhánh thì thực tế hiện nay “Ban lãnh đạo chi

nhánh cũng đã nỗ lực thúc đẩy môi trường làm việc tích cực cho người lao động. Tuy nhiên, nỗ lực đó mới chỉ dừng lại ở việc tạo điều kiện cho nhân viên của mình linh động giải quyết cơng việc ở nhà khi cần thiết hay bố trí lịch làm việc linh hoạt cho nhân viên. Tuy vậy, chế độ lương, thưởng, phúc lợi của chi nhánh hiện nay còn nhiều hạn chế, mới chỉ đáp ứng được mức sống trung bình cho người lao động nên chưa có tác dụng khuyến khích, tạo động lực làm việc cho nhân viên”. Năm 2016,

mức thu nhập bình quân hàng tháng của một người lao động tại chi nhánh là 6.8 triệu đồng, trong đó người cao nhất là 13 triệu đồng và người thấp nhất là 4 triệu đồng. Năm 2017, mức thu nhập bình quân có tăng lên nhưng chưa đáng kể, đạt mức 7.6 triệu đồng, trong đó người có thu nhập cao nhất là 14 triệu đồng và người thấp nhất là 4.3 triệu đồng (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính). Mức thu nhập này của người lao động chi nhánh là khá thấp so với mức thu nhập bình quân của thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2017, thu nhập bình quân của người lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 10.3 triệu đồng trong khi cả nước chỉ đạt 6.5 triệu đồng (Nguồn: Báo Thanh Niên số ra ngày 05/03/2018).Về chế độ phúc lợi, Chi nhánh cũng mới chỉ đáp ứng được những phúc lợi bắt buộc theo quy định của Nhà nước cho người lao động. Còn những phúc lợi tự nguyện như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thân thể, hỗ trợ nhà ở, đi lại... thì chi nhánh chưa thực hiện được. Tiền thưởng hiện nay cũng rất hạn chế. Chi nhánh chưa có chế độ thưởng đột xuất cho nhân viên có sáng kiến hay thành tích làm việc xuất sắc. Chi nhánh chỉ thực hiện chế độ tiền thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh, thông thường là từ một đến hai tháng lương khoán của nhân viên và tiền thưởng cho nhân viên được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp duy trì nguồn nhân lực cho công ty thực phẩm miền bắc – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)