Mơi trường làm việc tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp duy trì nguồn nhân lực cho công ty thực phẩm miền bắc – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DUY TRÌ NGUỒN NHÂN LỰC

2.2 Phân tích thực trạng duy trì nguồn nhân lực tại Công ty Thực Phẩm

2.2.1 Mơi trường làm việc tích cực

Môi trường làm việc là một yếu tố không kém phần quan trọng trong công tác phát triển nguồn nhân lực của một doanh nghiệp. Yếu tố môi trường làm việc sẽ quyết định sự gắn bó bền lâu hay sự ra đi tìm một sự thay đổi mới của mỗi nhân viên. Do vậy, bên cạnh việc quan tâm cải thiện, nâng cao và hoàn thiện hơn nữa các chính sách về tiền lương, những chế độ đãi ngộ, Chi nhánh còn quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc thân thiện, giúp giảm bớt những áp lực mà công việc và cuộc sống hiện đại hóa đang hình thành và mang lại. Lắng nghe, thấu hiểu, tin tưởng là sợi dây vô hình gắn kết lãnh đạo với nhân viên, đồng nghiệp với đồng nghiệp cùng tạo nên một cảm nhận công ty là một gia đình mà trong đó mỗi nhân viên là một thành viên không thể thiếu. Với quan điểm, điều kiện làm việc là yếu tố tác động trực tiếp đến người lao động, quyết định sự gắn bó của người lao

văn phòng làm việc, máy móc, trang thiết bị được đầu tư đáp ứng yêu cầu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Kết quả khảo sát thực tế về các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh cho thấy (tiêu chuẩn đánh giá là điểm trung bình, tính chung cho tất cả các mẫu trả lời được thể hiện qua thang điểm từ 1-5):

 Chi nhánh đã tạo được điều kiện cho người lao động làm việc tốt, có sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc khi làm việc ở chi nhánh (giá trị trung bình đánh giá là 3.44 điểm với 59.2% người lao động cảm thấy có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống). Theo đánh giá từ phía ban giám đốc chi nhánh (Phó giám đốc chi nhánh) thì “những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống như công việc, gia đình, những mối quan hệ, những thách thức… là tất cả các vấn đề phải đối diện hàng ngày mà mỗi cá nhân cần giải quyết. Nhưng với áp lực công việc tại Chi nhánh trong một vài giai đoạn là khá lớn, để đảm bảo cơng việc được hồn thành đúng thời gian nhân viên phải tăng ca hay đem việc về nhà giải quyết. Vậy nên, tạo được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một phần tất yếu đối với cơng tác duy trì nguồn nhân lực tại chi nhánh. Trong những giai đoạn căng thẳng như vậy, ban lãnh đạo chi nhánh luôn theo sát tiến độ công việc của nhân viên, hỗ trợ và động viên kịp thời để giúp nhân viên hoàn thành tốt cơng việc của mình. Chi nhánh sắp xếp cho các nhân viên nghỉ luân phiên vào các ngày trong tuần để đảm bảo sức khoẻ, cũng như tạo điều kiện để nhân viên giải quyết công việc ở nhà hay được nghỉ phép để giải quyết việc gia đình khi nhân viên có nhu cầu ”.

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát yếu tố “mơi trường làm việc tích cực”

hiệu Nội dung khảo sát

Điểm trung bình Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý ENV 1

Tôi thấy chi nhánh luôn chủ động thúc đẩy môi trường làm việc tích cực.

2.93 22.2% 18.5% 18.5% 25.9% 14.8%

ENV 2

Chi nhánh là nơi làm việc thú vị

và vui vẻ. 2.74 33.3% 22.2% 3.7% 18.5% 22.2%

ENV 3

Tôi thấy chi nhánh là một công ty đặc biệt so với các công ty khác trên thị trường.

2.78 33.3% 11.1% 18.5% 18.5% 18.5%

ENV 4

Chi nhánh là lựa chọn đầu tiên

của tôi khi đi xin việc. 2.74 33.3% 11.1% 18.5% 22.2% 14.8% ENV 5

Tôi luôn có sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc khi làm việc ở chi nhánh.

3.44 14.8% 18.5% 7.4% 25.9% 33.3%

ENV 6 Chi nhánh ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp có giá trị của tôi.

2.74 18.5% 33.3% 14.8% 22.2% 11.1%

Trung bình: 2.895

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định lượng

 Vấn đề “chủ động thúc đẩy môi trường làm việc tích cực” có điểm trung bình khá thấp là 2.93 và chỉ có 40.7% đánh giá của nhân viên đồng ý về cách thức thúc đẩy môi trường làm việc tích cực tại Chi nhánh. Tác giả tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên một nhân viên có ý kiến không đồng ý với yếu tố này thì được biết nguyên nhân khiến cho nhân viên đó cảm thấy chi nhánh chưa chủ động thúc đẩy

sinh hoạt cho cá nhân tơi mà chưa có dư thừa để tích luỹ hay phụ giúp gia đình”.

Theo thơng tin từ Phó giám đốc chi nhánh thì thực tế hiện nay “Ban lãnh đạo chi

nhánh cũng đã nỗ lực thúc đẩy mơi trường làm việc tích cực cho người lao động. Tuy nhiên, nỗ lực đó mới chỉ dừng lại ở việc tạo điều kiện cho nhân viên của mình linh động giải quyết cơng việc ở nhà khi cần thiết hay bố trí lịch làm việc linh hoạt cho nhân viên. Tuy vậy, chế độ lương, thưởng, phúc lợi của chi nhánh hiện nay còn nhiều hạn chế, mới chỉ đáp ứng được mức sống trung bình cho người lao động nên chưa có tác dụng khuyến khích, tạo động lực làm việc cho nhân viên”. Năm 2016,

mức thu nhập bình quân hàng tháng của một người lao động tại chi nhánh là 6.8 triệu đồng, trong đó người cao nhất là 13 triệu đồng và người thấp nhất là 4 triệu đồng. Năm 2017, mức thu nhập bình quân có tăng lên nhưng chưa đáng kể, đạt mức 7.6 triệu đồng, trong đó người có thu nhập cao nhất là 14 triệu đồng và người thấp nhất là 4.3 triệu đồng (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính). Mức thu nhập này của người lao động chi nhánh là khá thấp so với mức thu nhập bình quân của thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2017, thu nhập bình quân của người lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 10.3 triệu đồng trong khi cả nước chỉ đạt 6.5 triệu đồng (Nguồn: Báo Thanh Niên số ra ngày 05/03/2018).Về chế độ phúc lợi, Chi nhánh cũng mới chỉ đáp ứng được những phúc lợi bắt buộc theo quy định của Nhà nước cho người lao động. Còn những phúc lợi tự nguyện như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thân thể, hỗ trợ nhà ở, đi lại... thì chi nhánh chưa thực hiện được. Tiền thưởng hiện nay cũng rất hạn chế. Chi nhánh chưa có chế độ thưởng đột xuất cho nhân viên có sáng kiến hay thành tích làm việc xuất sắc. Chi nhánh chỉ thực hiện chế độ tiền thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh, thông thường là từ một đến hai tháng lương khoán của nhân viên và tiền thưởng cho nhân viên được đánh giá là có kết quả thực hiện công việc tốt nhất trong năm, số tiền thưởng thường là khoảng 2 triệu đồng.

 Vấn đề “nơi làm việc thú vị và vui vẻ” chỉ đạt 2.74 điểm, trong đó có đến 55.5% ý kiến không hài lòng về vấn đề này. Hiện nay chi nhánh chủ yếu hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản gạo, cà phê, đường… đặc thù công việc áp lực

doanh số chỉ tiêu bên cạnh đó đội ngũ nhân viên tại chi nhánh khá ít do đó số lượng công việc khá lớn, mỗi nhân viên phải thực hiện nhiều công việc do đó gia tăng áp lực trong công việc đã khiến môi trường làm việc căng thẳng, khó tạo niềm vui trong công việc cho nhân viên. Bên cạnh đó 44.4% nhân viên đánh giá chi nhánh không phải là một công ty đặc biệt so với các công ty khác và cũng không phải là lựa chọn đầu tiên khi đi xin việc. Theo ý kiến của một nhân viên có đánh giá không đồng ý với yếu tố này thì “Tơi khơng dám trị chuyện thân thiết với đồng nghiệp khác vì tơi cảm thấy người ta khơng thật lịng với tơi. Họ cư xử với tôi theo kiểu bằng mặt mà khơng bằng lịng”. Theo đánh giá của Trưởng phòng Tổ chức hành

chính: “Các nhân viên của chi nhánh hầu hết được tuyển dụng từ các mối quan hệ

quen biết, mang tâm lý bè phái, ngại va chạm, đấu tranh ngầm nên chưa thật sự cởi mở và thoải mái với nhau. Thêm vào đó số lượng nhân viên ít, cơng việc nhiều khiến cho nhân viên cảm thấy bị căng thẳng, ít có thời gian giao lưu để hiểu nhau hơn. Do đó, khơng khí làm việc tại chi nhánh chưa thật sự vui vẻ và thoải mái. Chế độ lương, thưởng, phúc lợi cũng không cao so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề nên chưa thu hút được sự quan tâm và là lựa chọn hàng đầu của các nhân viên khi đi xin việc”.

 Điểm trung bình cho yếu tố chi nhánh ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp có giá trị của nhân viên chỉ đạt 2.74 với 51.8% nhân viên không đồng ý và 14.8% nhân viên không có ý kiến, cho thấy các nhân viên không hài lòng với hoạt động này của chi nhánh. Hiện nay, chi nhánh chỉ đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên vào cuối mỗi năm bằng cách như sau: mỗi cá nhân làm một báo cáo thành tích (phụ lục 6), sau đó, họp bình xét trong các phòng và họp ban thi đua khen thưởng gồm ban giám đốc và các trưởng, phó phòng để đưa ra kết quả cuối cùng. Việc đánh giá nhằm mục đích xếp loại nhân viên vào các danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua...kèm theo đó là các phần thưởng tương ứng với giá trị mang ý nghĩa động viên về tinh thần là chủ yếu. Ngoài khoản tiền thưởng cho

đã phỏng vấn một nhân viên của chi nhánh về vấn đề này thì ghi nhận được ý kiến như sau “Tôi cảm thấy rất bất mãn về kết quả của việc đánh giá vì tơi khơng thấy

có sự cơng bằng, khách quan trong đánh giá. Việc đánh giá chỉ mang tính hình thức, ai được lịng sếp thì sẽ được chọn chứ hồn tồn khơng có tiêu chuẩn nào cụ thể cho từng vị trí. Tơi khơng được biết tại sao tôi không được chọn và tại sao đồng nghiệp của tơi thì được”. Trao đởi với Phó giám đốc chi nhánh về ý kiến trên của

nhân viên thì tác giả nhận được câu trả lời như sau “Hiện nay, chi nhánh chưa xây

dựng được phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc đúng đắn. Việc đánh giá chỉ được thực hiện một năm một lần vào cuối mỗi năm nhằm xếp loại thi đua khen thưởng cho nhân viên và dựa trên ý kiến đánh giá của ban thi đua khen thưởng. Lãnh đạo các phịng ban mang tâm lý dĩ hồ vi q nên chưa sự công tâm trong đánh giá. Các nhân viên chưa được tạo cơ hội để phản hồi ý kiến về kết quả được đánh giá nên cảm thấy bất mãn. Tiền thưởng cho nhân viên hoàn thành tốt cơng việc khơng nhiều nên chưa có tác dụng khích lệ nhân viên”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp duy trì nguồn nhân lực cho công ty thực phẩm miền bắc – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 47)