6. Kết cấu luận văn
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing Mix
1.3.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là những yếu tố xã hội rộng lớn tác động đến các yếu tố môi trường vi mô của doanh nghiệp. Bao gồm: dân số, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, phát luật và văn hóa (Đinh Tiên Minh và cộng sự, 2014).
Môi trường dân số bao gồm quy mô dân số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp… Đây là những khía cạnh mà các nhà làm Marketing quan tâm nhiều nhất, bởi nó liên quan trực tiếp đến con người – tác nhân tạo ra thị trường.
Môi trường kinh tế gồm những yếu tố tác động đến khả năng chi tiêu của KH, cũng như tạo ra những mẫu tiêu dùng khác biệt. Việc hiểu thị trường không chỉ là biết được mong muốn của con người mà còn cần phải nắm được khả năng chi tiêu của họ. Do đó, nhà Marketing cần phải nhận biết được các xu hướng chính về thu nhập trong dân chúng và những thay đổi về chi tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đây cũng là nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung, hoạt động Marketing nói riêng. Bên cạnh đó, các tiến bộ khoa học tác động đến thị trường ở nhiều mặt, và việc áp dụng công nghệ mới giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới góp phần làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển cao thì khả năng kiếm lời cũng sẽ cao hơn.
Ngoài ra, các quyết định Marketing của doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những diễn biến trong mơi trường chính trị - pháp luật. Mơi trường này được hình thành từ các cơ quan nhà nước các cấp, các nhóm áp lực và từ hệ thống
Con người sinh ra và lớn lên trong một xã hội cụ thể, vì vậy để tiếp cận, thu phục một thị trường thì các nhà Marketing phải thấu hiểu được nền văn hóa riêng biệt của thị trường đó, tránh những hoạt động khơng tương thích với giá trị văn hóa ở đó. Doanh nghiệp khó có thể kiểm sốt được mơi trường vĩ mơ, do đó các doanh nghiệp, cụ thể là các nhà làm Marketing cần nghiên cứu các yếu đó của mơi trường vĩ mơ để có thể phản ứng kịp thời, điều chỉnh các hoạt động Marketing Mix cho phù hợp.
1.3.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô gắn liền và tác động trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Michael Porter đã đưa ra mơ hình năm áp lực cạnh tranh chi phối mạnh trong một ngành kinh doanh gồm: sức mạnh mặc cả của người mua, đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành, sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp, mối đe dọa từ sự xuất hiện của các đối thủ mới, mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế. Doanh nghiệp cần nghiên cứu hiện trạng và xu hướng của các áp lực cạnh tranh, căn cứ vào các điều kiện bên trong của mình để xác định vị trí trong ngành và có các chiến lược hoạt động Marketing Mix thích hợp để đối phó một cách tốt nhất.
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, tác giả đã khái quát lên được các khái niệm quan trọng về thẻ tín dụng, các yếu tố liên quan đến thẻ tín dụng. Chương này cũng đã giới thiệu về các nội dung của Marketing Mix nói chung và Marketing Mix thẻ tín dụng nói riêng. Bên
cạnh đó, các khái niệm về Marketing Mix và vận dụng Marketing Mix vào hoạt động
kinh doanh NH, thẻ tín dụng được tác giả khái quát vắn tắt về đặc điểm cũng như
những mục tiêu mà mỗi hoạt động cần đặt ra cho từng hoạt động kinh doanh. Đây là
bước quan trọng, đặt nền tảng để tác giả thực hiện các bước tiếp theo: từ nghiên cứu
định tính và định lượng, phân tích thực trạng và tiến hành khảo sát thực tế để đi đến
dụng của NH TMCP Bản Việt nhằm đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho KH của NH trong thời gian tới.
Đây là những cơ sở lý thuyết quan trọng sẽ giúp tác giả làm rõ được các vấn đề hoạt động Marketing Mix ảnh hưởng như thế nào trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng thời gian qua tại ngân hàng TMCP Bản Việt, nội dung này sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX THẺ TÍN DỤNG CỦA NH TMCP BẢN VIỆT (VIET CAPITAL BANK)