Âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch ở bên trong

Một phần của tài liệu công tác đấu tranh chống các thế lực thù địchlợi dụng tôn giáo của lực lượng an ninh tỉnh kiên giangtừ năm 1975 đến nay (Trang 28 - 35)

Trong khí thế thắng lợi của cách mạng, các tầng lớp nhân dân ở Kiên Giang nói chung và đồng bào có đạo nói riêng đều vui mừng phấn khởi sống trong hồ bình, độc lập, bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thì CTLTĐ và bọn phản động trong nước vẫn ra sức thực hiện các mục tiêu chiến lược của kế hoạch hậu chiến nhằm chống phá cách mạng lâu dài, trong đó có kế hoạch lợi dụng vấn đề tôn giáo ở Kiên Giang.

* Trong Cơng giáo:

Tồ Giám mục địa phận Long Xuyên đã bố trí lại lực lượng trong giáo hội, lợi dụng tình hình những ngày đầu mới giải phóng, Đảng và chính quyền ta cịn bề bộn nhiều việc, chúng vội vàng thụ phong trái phép Giám mục Bùi Tuần đúng vào ngày 30/04/1975 để chuẩn bị kế vị Giám mục Nguyễn Khắc Ngữ. Chúng điều chuyển về Kiên Giang 29 linh mục trong đó có 21 linh mục thụ phong trái pháp luật.

Ở vùng tập trung giáo dân di cư (huyện Tân Hiệp), bọn phản động không ngừng đẩy mạnh các hoạt động nhằm gây tình hình mất ổn định về mọi mặt. Chúng liên kết với bọn tàn quân Ngụy và các phần tử phản cách mạng lập ra nhiều tổ chức phản động với những tên gọi khác nhau hòng vũ trang bạo loạn và hoạt động phá hoại trắng trợn nhằm làm suy yếu, tiến tới lật đổ chính quyền cách mạng.

Ở Kiên Giang trong 10 năm từ 1975 đến 1985, ta đã phát hiện trên 30 tổ chức nhen nhóm phản động có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôn giáo,

nhiều nhất là Công giáo. Riêng địa bàn Tân Hiệp đã hình thành 27 tổ chức, lơi kéo 628 tên là tín đồ Cơng giáo tham gia vũ trang bạo loạn.

Từ sau đại hội VII, sự nghiệp đổi mới đất nước có nhiều chuyển biến căn bản, CTLTĐ cũng có những chuyển hướng trong âm mưu và hoạt động chống phá ta:

- Chúng tăng cường các hoạt động nhằm đi sâu nắm giáo dân, giúp đỡ gia đình nghèo khó, qua đó phát triển đạo hoặc lơi kéo trở lại đạo. Đã có 65 hộ 212 người khơng theo đạo nay vào đạo, trong đó có 10 giáo viên; có 22 hộ 142 người bỏ đạo nay trở lại đạo (Kiên Hải, Tân Hiệp). Một số khu vực trước đây khơng có đạo như: Kinh 10 Tân Hiệp, Tràm Dưỡng xã Mỹ Lâm (huyện Hịn Đất), ấp Vĩnh Thái xã Vĩnh Hồ (huyện Vĩnh Thuận), xã Vĩnh Tuy (huyện Gò Quao)... nay đã tổ chức thành lập Xứ, họ đạo mới.

Đáng chú ý là có 02 đảng viên ở cơ sở huyện Châu Thành do nghèo khó, bệnh hoạn, lợi dụng cơ hội ấy linh mục dùng vật chất để lôi kéo vào đạo, buộc số đảng viên này phải đi xưng tội. Đối với số người khơng chịu vào đạo thì chúng vận động giáo dân cơ lập bằng nói xấu làm mất uy tín.

- Đẩy mạnh hoạt động từ thiện như: Khám trị bệnh miễn phí (Kinh 7B xã Thạnh Đơng A - Tân Hiệp), xây dựng nhà trẻ, trường khuyết tật tình thương ở xã Mỹ Lâm (huyện Hịn Đất), cấp học bổng cho học sinh nghèo học giỏi ở một số trường (Nhà thờ Rạch Giá cấp 185 xuất học bổng). Các linh mục, tu sĩ thường đi cơ sở để nắm giáo dân, cấp tiền cho số gia đình giáo dân nghèo khó. Những năm gần đây Giám mục Bùi Tuần liên tục đi các xứ, họ đạo làm lễ, nói chuyện với linh mục, tu sĩ, ban hành giáo.

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng để xin thụ phong linh mục mới và bố trí lại hàng ngũ linh mục, tu sĩ. Số bị tha hố trong sinh hoạt mất uy tín thì chuyển đổi đi nơi khác. Họ rất quan tâm đào tạo bồi dưỡng linh mục, tu sĩ cả trong và ngoài đại chủng viện, cả trong và ngoài nước, cả cho trước mắt và lâu dài. Tòa giám mục sở tại ln chú ý nâng trình độ mọi mặt cho giáo sĩ "thích

nghi thời đại", có bản lĩnh và trung thành với giáo hội. Ngoài ra, giao cho linh mục kèm cặp dạy từ nhỏ 60 chủng sinh học văn hoá để sau này tuyển chọn đưa đi học ở đại chủng viện. Họ chủ trương trí thức hố hàng ngũ giáo sĩ vì "có trí thức hố" mới lãnh đạo được giáo hội, đối trọng được với Nhà nước và có chỗ đứng trong xã hội.

- Bằng mọi cách, khôi phục và phát triển hội đồn Cơng giáo để nắm giáo dân. Một số hội đoàn như: "Hội đạo binh Tâm Hồn nhỏ", "Liên minh thánh tâm", "Bác ái vinh sơn", "Thiếu nhi thánh thể", "Hội con đức mẹ"… đang được phục hồi . Không chỉ gia tăng về số lượng mà thành phần và hoạt động của hội đồn khá phức tạp. Mỗi hội có từ 20 đến 80 người.

- Xây dựng, sửa chữa lại nhà thờ, nhà nguyện… tạo bộ mặt khang trang để phát huy thanh thế ảnh hưởng. Nhiều nơi họ có xin phép nhưng làm quá mức hoặc làm trước xin sau. Có vụ việc khi ta phát hiện thì việc đã rồi (nhà thờ Bàn Tân Định, Bình An), có vụ họ dùng giáo dân làm áp lực để xin và kích động một số gia đình có cơng với nước đến gặp lãnh đạo... Ngồi ra, họ cịn tích cực xin lại, địi lại các cơ sở đã hiến, tặng hay đã bị tịch thu để xây, sửa, phát triển cơ sở thờ tự mới hoặc sử dụng vào việc xã hội như: Trường tư thục Cái Sắn, giáo xứ đài Đức mẹ Hồ Bình, 100 cơng đất ở Kinh 10B, các nhà thờ Rạch Sỏi, Thị trấn Hòn Đất, Kiên Hải, Hịn Chơng (xã Bình An - Kiên Lương). Nhiều nơi linh mục đứng ra mua đất để mở rộng cơ sở xây cất nhà thờ như: Xã Mỹ Lâm, Sóc Sơn - Hòn Đất, xã Mong Thọ B - Châu Thành, xã Bãi Thơm - Phú Quốc, xã Thạnh Đông A - Tân Hiệp.

- Tăng cường các sinh hoạt lễ hội, dạy giáo lý, bồi dưỡng đức tin với nhiều hình thức hấp dẫn, phù hợp với từng lứa tuổi, nhất là thanh thiếu niên như hái hoa giáo lý, thi hát thánh ca… Trước đây, linh mục chỉ cấm phòng mỗi năm 01 lần tại địa phận, nay xin cấm phòng ở Hạt hàng tháng. Các buổi lễ mời khách đông hơn, quy mô lớn hơn. Nhiều lễ trước đây khơng làm hoặc làm ít nay thường xuyên hơn, tăng giờ hành lễ, dạy giáo lý cho con em trong dịp

hè. Có nơi linh mục đến tận nhà giáo dân để làm lễ, giảng đạo, nói lập lờ hai mặt tuyên truyền nói xấu chế độ ta (nhà thờ Phi Thơng), phổ biến phim, băng Cassette có nội dung xấu, kích động hâm nóng việc phong thánh tử vì đạo (nhà thờ Hồ Điền huyện Kiên Lương). Linh mục Hoàng Cao Khải đứng ra tổ chức 10 lớp giáo lý có khoảng 600 người và có 25 người tự nguyện làm giáo viên, lập trường dân lập làm địa điểm dạy. Ở khu 5 xứ Trung Thành, linh mục Đặng Văn Phàn mở lớp dạy 38 học sinh tại nhà giáo dân ấp Đông Thọ - xã Thạnh Đông A.

Một số nơi hoạt động trái pháp luật, qua mặt chính quyền như: Linh mục Đỗ Văn Lịch dưới sự hướng dẫn của Giám mục Bùi Tuần đã đặt ra nhiều hình thức "bằng ân nhân" qun góp tiền, vàng của giáo dân (giáo xứ Hồ Bình, thị trấn Tân Hiệp). Vị linh mục này đã quyên góp được 87 chỉ vàng 24K và một số lượng lớn tiền mặt, gây phản ứng trong dân nghèo. Họ cịn triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Vatican khơng cho chức sắc, linh mục tham gia Uỷ ban đồn kết Cơng giáo ở các địa phương do vậy mà một số linh mục đã tham gia nhưng nay băn khoăn, khơng dám tích cực hoạt động...

Thời gian gần đây, một số đối tượng cực đoan phao tin đồn nhảm, bịa đặt như vụ đồn thổi “Đức mẹ gãy tay” nhà thờ Bàn Tân Định - Giồng Riềng, vụ “Đức mẹ chảy nước mắt lúc 0 giờ” ở nhà thờ Hạt Tân Hiệp, thu hút đông đảo người dân hiếu kỳ ở các tỉnh lân cận đến xem, có đêm lên đến 10 nghìn người, gây ách tắc giao thông trên quốc lộ 80.

* Trong Cao Đài:

Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, bọn phản động lợi dụng đạo Cao Đài đã đổi tên Châu đạo Kiên Giang thành Thánh thất phường Vĩnh Lạc thị xã Rạch Giá, do Giáo hữu Nguyễn Văn Á (Ngọc Á Thanh) làm Chánh cai quản. Nhưng với tham vọng chính trị đạo, số phần tử cực đoan trong Cao Đài Tây Ninh vẫn ngấm ngầm âm mưu hoạt động chống đối trên các mặt sau:

- Số đối tượng hoạt động tích cực là Lê Kim Biên, Phạm Công Hiền, đi vận động lơi kéo kích động tín đồ trong và ngồi tỉnh, kéo lên thường trực Hội

đồng Chưởng quản Toà Thánh Tây Ninh, đấu tranh yêu sách đòi tổ chức Đại hội Nhân sanh, Đại hội Hội thánh, theo điều 04 đạo lệnh 01 Toà thánh; gây rối an ninh trật tự tại Văn phòng Hội đồng Chưởng quản vào ngày 9/11/1995. Mặt khác, số đối tượng này còn đòi tẩy chay đạo lệnh số 01, tẩy chay Hội đồng Chưởng quản Toà thánh Tây Ninh...

- Tổ chức đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh vận động lấy chữ ký tín đồ làm bản "Kiến nghị", "Quyết tâm", "Cáo trạng"... gửi đến Trung ương và các tỉnh có liên quan, yêu cầu khôi phục hệ thống tổ chức hành chính đạo 5 cấp, khơi phục Cơ bút, thực hiện theo hiến chương hành đạo như trước 1975. Đáng chú ý nhất là: Lợi dụng quyền tự do dân chủ, số đối tượng ở Kiên Giang liên kết chặt chẽ với số đối tượng ngoài tỉnh và Cao Đài hải ngoại, in ấn tán phát tài liệu khắp nơi vu cáo hạ uy tín Hội đồng Chưởng quản Tồ thánh, vu cáo chính quyền đàn áp và tiêu diệt đạo, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của tôn giáo. Vu khống một số cán bộ làm công tác tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận, xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đạo Cao đài Tây Ninh.

Để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, cơng tác đấu tranh được đặt ra là: Bằng mọi biện pháp nghiệp vụ phải nhanh chóng điều tra làm rõ âm mưu hoạt động chống đối của số đối tượng cực đoan trong Cao Đài Tây Ninh ở Kiên Giang và các nơi có liên quan. Với phương châm chủ động phịng ngừa tấn cơng làm vơ hiệu hoá điều kiện hoạt động chống đối của kẻ địch và phần tử xấu, lấy cơng tác giáo dục vận động quần chúng làm chính, bao vây phong toả, cô lập số cầm đầu, khơng để chúng hình thành tổ chức trong tỉnh, lơi kéo quần chúng lạc hậu vào hoạt động chống đối. Từng bước tiến tới bắt xử lý đối tượng, làm tan rã âm mưu ý đồ của chúng, đưa các hoạt động tôn giáo của đạo Cao Đài Tây Ninh trong tỉnh vào khuôn khổ pháp luật quy định, khơng làm phức tạp thêm tình hình, giữ ổn định tình hình ANCT và TTATXH, góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

* Trong Tin lành:

Hoạt động của các hệ phái Tin lành ở Kiên Giang ngày càng có chiều hướng phức tạp. Các hệ phái Tin lành tăng cường vận động, lôi kéo người vào đạo, tán phát kinh sách trái pháp luật. Nhiều trường hợp nhận tiền tài trợ của tổ chức RAD, đáng chú ý là số đối tượng Ngơ Tấn Đức, Lê Chí Linh... ở Phú Quốc có nhiều hoạt động tun truyền, kích động người khiếu kiện địi lại đất đai gây mất ANTT ở địa phương.

* Trong Phật giáo và Phật giáo Hào Hảo:

Ở Kiên Giang hai tôn giáo này hoạt động tương đối ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố gây mất ổn định như: Phật giáo tăng cường các hoạt động đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự, trùng tu, xây dựng mới nơi thờ tự. Một bộ phận chức sắc tranh giành quyền lực gây mất đoàn kết nội bộ ảnh hưởng đến ANTT ở địa phương. Đáng chú ý là đại đức Thích Huệ Cần trụ trì chùa Tam Bảo Kỳ Viên (Hịn Đất) đã soạn thảo, tán phát tài liệu xúc phạm danh dự, nhân phẩm đại đức Thích Minh Nhẫn và một số tu sĩ gây bất bình trong phật tử. Nhiều nơi thành lập gia đình phật tử trái pháp luật, đặc biệt Lư Văn Bảy (Ban đại diện phật giáo huyện Tân Hiệp) sử dụng Internet soạn thảo, tán phát tài liệu chống chế độ và tham gia diễn đàn “Tiếng nói tự do dân chủ” do Lê Minh ở Úc phụ trách. Diễn đàn này do số đối tượng chống đối Việt Nam ở bên ngồi lập. Ngồi ra, Bảy cịn quan hệ mật thiết với tổ chức “Quan phục Việt Nam” ở Úc do Võ Đại Tôn cầm đầu.

Số đối tượng cực đoan trong Phật giáo Hào Hảo ở An Giang, Cần Thơ thường xuyên lén lút xuống Kiên Giang để truyền đạo trái pháp luật gây ảnh hưởng xấu trong quần chúng nhân dân.

* Các tôn giáo khác:

Tà đạo “Thanh Hải vô thượng sư” và “Pháp luân công” tăng cường các hoạt động trên địa bàn, chúng lợi dụng làm từ thiện, chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền, tài trợ đi tập huấn ở nước ngoài... để tuyên truyền phát triển

đạo trái pháp luật. Đặc biệt là việc rải tờ rơi nói xấu Đảng Cộng sản Trung Quốc gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình ANTT ở địa phương.

* Trong dân tộc:

Kiên Giang là tỉnh nằm ở đồng bằng sơng Cửu Long, có đơng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (sau Sóc Trăng và Trà Vinh). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ kẻ địch có nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc, sử dụng tôn giáo, vật chất để lừa mị, dụ dỗ, o ép đồng bào Khmer chống lại cách mạng. Sau năm 1975, các thế lực bên ngồi móc nối số đối tượng cực đoan, số tay chân của Mỹ, ngụy thành lập nhiều tổ chức phản động như: “Đảng Rồng xanh”, “Đảng Khăn trắng”, “Hội nhóm Khmer Krơm”...chúng hoạt động rất manh động, tán phát tài liệu chống chính quyền... gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình ANTT ở địa phương.

Các thế lực thù địch ở bên ngồi, đứng đầu là Mỹ thường xun kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai, tự trị đối với đồng bào dân tộc Khmer Kiên Giang. Chúng thường dùng chiêu bài kích động “địi lại đất” (lấy ngày 4 tháng 6 là ngày mất đất của người Khmer Krôm), gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác đấu tranh của ta.

Chương 2

Một phần của tài liệu công tác đấu tranh chống các thế lực thù địchlợi dụng tôn giáo của lực lượng an ninh tỉnh kiên giangtừ năm 1975 đến nay (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w