- Hoạt động vi phạm pháp luật có khả năng sẽ xảy ra vào thời điểm mà
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Đối với Trung ương
3.3.1. Đối với Trung ương
Một là, đề nghị Quốc hội sớm hoàn thiện hệ thống Pháp luật về tơn
giáo, trong đó có luật về đấu tranh chống địch LDTG. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ là Nghị quyết, Nghị định, Pháp lệnh... như hiện nay thì sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, bất cập làm ảnh hưởng đến kết quả đấu tranh chống địch LDTG của ta. Điều này, trước hết là do tính pháp lý của nó còn thấp, việc đấu tranh ngăn chặn, xử lý các hoạt động tơn giáo trái pháp luật cịn gặp rất nhiều khó khăn. Việc vận dụng hướng dẫn hoạt động tôn giáo, xử lý... ở mỗi nơi mỗi khác dẫn đến nhiều bất cập trong công tác tôn giáo ở nhiều địa phương.
Hai là, đề nghị Trung ương chỉ đạo các ngành chức năng quan tâm hơn
nữa đến vấn đề đối ngoại tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về đối ngoại trên lĩnh vực tôn giáo. Chủ động ngăn chặn việc lợi dụng đối ngoại trên lĩnh vực tôn giáo truyền đạo trái pháp luật, mua chuộc, lơi kéo chức sắc, tín đồ vào các hoạt động chống phá, mà Kiên Giang là một địa bàn trọng điểm.
Ba là, trong tình hình hiện nay, tơn giáo đang là một trong vấn đề rất nhạy cảm của xã hội, nên Đảng và Nhà nước cũng cần quan tâm đặc biệt để lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành tổ chức thực hiện các chính sách về tín ngưỡng tôn giáo nhằm đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”, phụng sự Tổ quốc, không để kẻ địch lôi kéo, mua chuộc.
Bốn là, cần có chính sách quan tâm, đầu tư đào tạo cán bộ làm công tác
tôn giáo trong LLAN đủ năng lực và trình độ đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài.