1. Cơ cấu kinh tế định giá bán sản phẩm.
1.1 Thị trường cân bằng và giá cả
Trong thị trường tự do, sự tương tác cung cầu đến định giá của một hàng hóa thể hiện thông qua giá cân bằng. Giá cân bằng là mức giá mà tại đó lượng sản phẩm người mua muốn mua đúng bằng lượng sản phẩm người bán muốn bán.
Khi cung không thay đổi và cầu tăng, thì điểm cân bằng sẽ thay đổi tại mức giá và sản lượng cân bằng mới cao hơn trước. Điểm cần bằng mới là E1
Khi cung không thay đổi và cầu giảm, thì điểm cân bằng sẽ thay đổi tại mức giá và sản lượng cân bằng mới thấp hơn trước. Điểm cần bằng mới là E2
Khi cung tăng và cầu không thay đổi, thì điểm cân bằng sẽ thay đổi tại mức giá thấp hơn và sản lượng cân bằng mới cao hơn trước. Điểm cần bằng mới là E3 Khi cung giảm và cầu không thay đổi, thì điểm cân bằng sẽ thay đổi tại mức giá
cao hơn và sản lượng cân bằng mới thấp hơn trước. Điểm cần bằng mới là E4 Khi cả cung và cầu một mặt hàng cùng thay đổi thì giá cân bằng và lượng cân
bằng sẽ thay đổi tùy thuộc cung cầu thay đổi cùng chiều hay ngược chiều, cùng một mức độ hay khác mức độ.
1.2 Quan hệ chi phí – thu nhập – lợi nhuận và giá cả sản phẩm.
Định giá sản phẩm phải hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá bán tối ưu đối với một sản phẩm là giá bán mà chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí đạt ở mức lớn nhất.
Đường cung Đường cầu Sản lượng Giá cả Điểm cân bằng E0 Q0 P0 E1 E2 Cung giảm Cung tăng Cầu tăng Cầu giảm E3 E4
2
2. Vai trò chi phí trong định giá sản phẩm
Trong việc xác lập quyết định giá, nhà quản trị phải đương đầu với nhiều yếu tố không chắc chắn (Cung, cầu, giá cả thị trường …). Vì vậy việc lập giá dựa trên chi phí sẽ phản ánh một số yếu tố khởi đầu cụ thể khi định giá nên loại bớt những yếu tố không chắc chắn giúp nhà quản trị xác lập một cách rõ ràng những yếu tố trong định giá.
Chi phí gắn liền với những phí tổn cụ thể tại doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh. Vì vậy, xác lập giá dựa trên chi phí giúp cho nhà quản trị nhận biết được mức giá tối thiểu, mức giá cá biệt, từ đó tránh được tình trạng xây dựng mức giá quá thấp hoặc quá cao.
Trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, thì tính giá dựa trên chi phí giúp nhà quản trị xác lập được mức giá trực tiếp một cách nhanh hơn để cung cấp cho khách hàng.
Qua phân tích trên chúng ta có thể khẳn định chi phí là căn cứ cụ thể để xác lập giá làm tiền đề kết hợp với các lý thuyết định giá trong kinh tế vi mô để hoạch định giá, điều chỉnh giá trong chính sách giá của doanh nghiệp.