Về Tiếp cận Công lý và Pháp Quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức, chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh (Trang 36 - 38)

Chương 3 : Phân tích và đánh giá

3.3.1 Về Tiếp cận Công lý và Pháp Quyền

Khả năng tiếp cận công lý và pháp quyền của người BHR hiện nay là rất hạn chế. Địa vị pháp lý của người BHR vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức. Do điều này nên Tp.HCM chưa

ban hành một quy định cụ thể và toàn diện liên quan đến việc quản lý BHR. Nhìn vào hai Bảng 3.1 và 3.2, có thể thấy rằng, các quy định mà người BHR được thụ hưởng là hầu như khơng có, trong khi các quy định chịu ảnh hưởng lại rất nhiều. Người BHR bị coi như là một đối tượng có khả năng gây ra nhiều tác động tiêu cực lên quá trình phát triển kinh tế-xã hội và do đó cần phải bị quản lý kiểm sốt, hơn là một bộ phận của nền kinh tế hay là một tầng lớp xã hội chịu nhiều thiệt thòi (tương tự như người dân thuộc diện hộ nghèo, vùng sâu vùng xa, hay dân tộc thiểu số) và do đó cần được bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Trong khi đó, đa phần người BHR có nhận thức về pháp luật rất kém. Bên cạnh đó, quan điểm của chính quyền địa phương về người BHR khơng có nhiều tích cực. Họ xem BHR là hoạt động đối nghịch với văn minh đơ thị nên thường tìm cách cấm đốn, và người BHR khơng nhận được hỗ trợ cần thiết về mặt pháp lý (Bhowmik, 2010). Bảng 3.4 cũng minh họa phần nào tình trạng này: có đến 97% số người BHR được hỏi thường xuyên bị chính quyền nhắc nhở hoặc

truy quét. Điều này sẽ có tác động tiêu cực đến tâm lý của người BHR vì khi họ bị xem là một tầng lớp yếm thế thì sẽ tự đặt mình vào vị thế chống lại các hoạt động quản lý của chính quyền (Roever, 2014).

Việc chưa nhìn nhận đúng mức vai trị của người BHR cịn thể hiện ở cơng tác ban hành các văn bản quản lý. Khi ban hành các văn bản về cấm BHR hoạt động, thì đều khơng có sự giải

thích kèm theo là những quyết định đó dựa trên cơ sở nào. Thực tế là khơng có bất cứ sự tham vấn nào dành cho những văn bản này, ngay cả những đối tượng trực tiếp của nó là những người BHR cũng không nhận được bất kỳ thơng tin nào có liên quan trong q trình ra quyết định. Chỉ đến khi nào có một sự việc nào gây ra dư luận xấu thì Chính quyền mới lên tiếng (Đức Thanh, 2013).

Khả năng tiếp cận công lý và pháp quyền của người BHR còn bị hạn chế bởi việc thiếu vắng một kênh liên lạc chính thức và riêng biệt. Khi gặp phải các hành vi phân biệt đối xử từ phía

chính quyền lẫn người dân, thì người BHR khơng thể tự mình đưa ra tiếng nói. Cơ hội để người BHR trình bày là rất hiếm hoi, và thường mang tính khơng chính thức, hoặc chỉ để cho cơ quan quản lý tham khảo. Chính quyền cũng khơng có các hành động nào để chỉ dẫn cho người BHR biết về các quy định pháp lý, cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Như trong Bảng 3.4 đã cho thấy, chỉ có 17% người BHR biết được về cơ quan quản lý hoạt động của họ, và khơng có ai từng được chính quyền tiếp xúc hoặc làm việc một cách trực tiếp. Thậm chí, khi việc bn bán bị xã hội đen gây khó dễ thì cũng rất ít người liên hệ với chính quyền để được giúp đỡ. Nghiên cứu của Eidse & Turner (2014) cũng đã cho thấy người BHR chỉ còn một kênh duy nhất để lên tiếng là báo chí, tuy nhiên kênh này chỉ đề cập đến các vụ việc nổi trội và được dư luận quan tâm nhiều, và thường là mang tính bị động hơn chủ động.

Vị thế pháp lý rất yếu của người BHR cũng đã làm cho họ trở thành đối tượng dễ tổn thương.

Ở những khu dân cư, để được sử dụng vỉa hè làm nơi bn bán thì họ phải trả tiền cho chủ nhà của vỉa hè đó, mặc dù chủ nhà khơng có quyền làm như vậy. Như trong khảo sát của tác giả, thì mức tiền bình quân để được sử dụng vỉa hè mà người BHR phải trả là 500,000 VND/tháng, và đây là một con số không nhỏ đối với nhiều người. Mặc dù người BHR ít gặp phải sự quấy rối từ phía xã hội đen (như trong Bảng 3.4 chỉ là 7%), nhưng lại luôn gặp phải sự truy quét của lực lượng Trật tự đô thị. Mặc dù lực lượng này làm đúng chức năng, nhưng sự chênh lệch về địa vị và quyền hạn pháp lý đã dẫn đến những hành vi thái quá (Đức Tiến,

2016). Mặc dù dư luận lên tiếng từ lâu (Trúc Giang, 2013) nhưng nhìn chung Chính quyền hiện vẫn đang lúng túng trong tìm ra giải pháp.

Công tác triển khai hoạt động quản lý BHR hiện nay cũng có nhiều bất cập. Một số địa bàn

cho phép BHR, trong khi ở nơi khác lại cấm rất quyết liệt. Điều gây nên sự bất công và bất bình từ phía chính những người BHR (Bảo Un, 2016), đồng thời cũng tạo nên khe hở để họ hoạt động. Khi có các chiến dịch truy quét ở địa bàn này, thì người BHR sẽ di chuyển sang địa bàn khác để hoạt động và sau đó sẽ trở lại chỗ cũ. Tuy nhiên, tình trạng di chuyển tự do và lộn xộn như vậy càng gây khó khăn cho cơng tác quản lý. Mặt khác, đã có tình trạng bắt tay giữa cơ quan nhà nước và các nhóm lợi ích bên ngồi trong cơng tác truy qt, dọn dẹp hàng rong. Nếu những người BHR muốn n ổn làm ăn thì buộc phải đóng tiền định kỳ cho các nhóm lợi ích này (H.Minh & T.Tùng, 2015). Tình trạng này làm vừa ảnh hưởng đến việc mưu sinh chính đáng của người BHR, vừa tạo hình ảnh tiêu cực cho bộ mặt chính quyền, vừa gây ra ngoại tác tiêu cực cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức, chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh (Trang 36 - 38)