Về Quyền sở hữu tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức, chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh (Trang 38 - 39)

Chương 3 : Phân tích và đánh giá

3.3.2Về Quyền sở hữu tài sản

Quyền sở hữu tài sản của người BHR cũng bị hạn chế rất nhiều. Hầu hết phương tiện để

kinh doanh đều là thơ sơ, ít giá trị nhưng lại có vai trị rất quan trọng. Bảng 3.4 cho thấy có 83% số người BHR đã từng bị tịch thu hàng hóa hoặc dụng cụ, nhưng phần lớn đành phải chấp nhận bỏ. Điều này vừa ảnh hưởng đến việc mưu sinh của người BHR, vừa cho thấy công tác quản lý hiện nay quá chú trọng vào xử lý hành vi hơn là tạo điều kiện để người BHR có thể sống tốt hơn. Mặt khác, việc bị xâm phạm tài sản như vậy sẽ làm cho tâm lý đối nghịch của người BHR đối với chính quyền càng thêm trầm trọng, và tạo điều kiện cho những hành vi tiêu cực phát sinh như hối lộ, tham nhũng…(Nguyen, 2012; Roever, 2014).

Người BHR cũng khơng có quyền sử dụng khơng gian đơ thị một cách đầy đủ. Do phần lớn

không thể thuê được mặt bằng cố định, thì họ buộc lịng phải tiến hành kinh doanh ở các không gian chung (Bhowmik, 2010). Tuy nhiên, chính quyền thường có các biện pháp cấm hoặc ngăn cản các hoạt động này, trong khi việc tiến hành quy hoạch khu vực dành riêng cho BHR chỉ mới được thảo luận và thí điểm trong thời gian gần đây. Như trong kết quả khảo sát ở Bảng 3.4, thì có 43% người BHR phải xin phép người chủ không gian vỉa vè để được sử dụng, số cịn lại là bn bán lén lút hoặc di chuyển liên lục. Sự hạn chế này đã tạo ra hình ảnh “đuổi bắt” giữa chính quyền và người BHR, gây ra sự mất trật tự đô thị trong thời gian dài. Thậm chí, với giải pháp cho thuê một phần vỉa hè, thì giải pháp này cũng đã

thất bại sau một thời gian triển khai (Sung, 2010). Chính quyền đã hủy hàng loạt vỉa hè, lịng đường cho thuê vì tình trạng nhếch nhác, kém trật tự. Nguyên nhân là do sự quản lý yếu kém, thiếu minh bạch của địa phương và tinh thần kỷ luật kém của người bán hàng (Đỗ Thông, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức, chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh (Trang 38 - 39)