Ảnh hưởng của bán hàng rong đối với quá trình phát triển của Tp.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức, chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh (Trang 41 - 43)

Chương 3 : Phân tích và đánh giá

3.4Ảnh hưởng của bán hàng rong đối với quá trình phát triển của Tp.HCM

Tp.HCM trong tương lai

Với quy mô và vai trị của nền kinh tế Tp.HCM, thì việc xem xét ảnh hưởng của hoạt động BHR đối với Tp.HCM không chỉ giới hạn ở hiện tại như đã phân tích, mà cần cả trong dài hạn. Trong những năm sắp tới thì chính quyền Tp.HCM sẽ có hành động mạnh mẽ và đột phát để phát triển kinh tế-xã hội như đã nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020 (Đảng bộ Tp.HCM, 2015). Nghị quyết đã đề ra mục tiêu chung là:

“nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của Nhân dân”.

Với mục tiêu cụ thể về an sinh xã hội, thì Nghị quyết cũng đã xác định rõ:

“Củng cố và nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chú trọng việc làm và thu nhập của cư dân nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm mọi người dân đều công bằng trong tiếp cận giáo dục, y tế, văn hóa, hưởng thụ các thành quả phát triển của

thành phố. Đẩy mạnh các biện pháp giảm nghèo bền vững, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa nội thành và ngoại thành”.

Nhìn vào cả mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, thì thấy rằng người nghèo, người lao động hiện đang được chính quyền quan tâm để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trong số 7 chương trình đột phá mà Tp.HCM sẽ thực hiện trong thời gian tới, thì có Chương trình chỉnh trang và phát triển đơ thị là một chương trình mới. Đây là chương trình hết sức quan trọng nhằm nâng cao một cách toàn diện điều kiện sống của người dân trong thành phố, phát triển thành phố theo mơ hình hiện đại, bền vững, là thành phố có chất lượng sống tốt. Cơng tác quy hoạch đơ thị dài hạn của Tp.HCM cũng đặt ra mục tiêu xây dựng lại các khu dân cư, nhất là ở khu vực ngoại thành, nông thôn để giảm bớt mật độ dân số cho khu vực nội thành (như trong Quyết định số 24/QĐ-TTg về Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung

xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ). Điều này có

tác động không nhỏ đến số lượng người nhập cư nói chung và người bán hàng rong nói riêng trong tương lai. Thế hệ lãnh đạo mới của Tp.HCM cũng đã thể hiện rõ quyết tâm trong việc xây dựng một thành phố giàu mạnh, và khẳng định vai trò của sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong công cuộc này (Phan Anh, 2016). Như vậy, trong tương lai gần thì KVPCT nói chung và người BHR nói riêng sẽ có nhiều cơ hội để khẳng định vai trị của mình và có thể đưa ra tiếng nói của riêng mình đến tồn xã hội.

Trong một tình hình có nhiều điều kiện thuận lợi như vậy, thì nếu việc quản lý hoạt động BHR được thực hiện tốt sẽ phát huy được tiềm năng kinh tế của nó. Tuy nhiên, hoạt động BHR hiện đang gây ra rất nhiều các bất cập đối với kinh tế-xã hội của Tp.HCM như đã phân tích. Một điều đáng lưu ý là như ở Mục 2.7 đã chỉ ra, thì trong vịng 4 năm, số lượng người BHR đã tăng hơn gấp đôi. Trong những năm sắp tới, khi dân số và tốc độ đơ thị hóa tiếp tục tăng cao, thì số lượng người BHR sẽ cịn tăng nhiều hơn nữa. Điều này tạo ra áp lực rất lớn đối với sự phát triển của Tp.HCM và những tác động tiêu cực sẽ có khả năng tiếp diễn theo chiều hướng trầm trọng thêm, đặc biệt về lấn chiếm không gian cơng cộng, trật tự an tồn giao thơng, vệ sinh cơng cộng, an tồn thực phẩm, mỹ quan đơ thị. Trong khi đó, các biện pháp quản lý mà chính quyền Tp.HCM đã và đang thực hiện tỏ ra rất kém hiệu quả. Các biện pháp này mang tính đối nghịch với người BHR, và do đó đã đặt cả hai bên vào vị thế đối phó lẫn nhau hơn là phối hợp với nhau. Các tiêu cực và bất công mà người BHR phải chịu cũng xuất phát từ việc này. Nếu những điều này kéo dài thì sẽ gây ra mâu thuẫn về mặt lợi ích và xung đột về xã hội giữa người BHR và chính quyền, cũng như giữa KVPCT và KVCT

(Nguyen, 2012). Trong tương lai gần, nếu những điều này vẫn khơng được xử lý thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội của Tp.HCM, thậm chí có nguy cơ làm bùng phát những bất ổn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức, chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh (Trang 41 - 43)