.HCM ban hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức, chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh (Trang 32 - 34)

Văn bản pháp lý Nội dung đề cập

đến BHR Tác động đến BHR

Quyết định số 1413/QĐ-UB năm 2002 về việc Hạn chế lưu thông và dừng đậu các loại xe 3 bánh, xe bán hàng rong trên địa bàn thành phố

Có, là đối tượng bị ảnh hưởng

Các phương tiện di chuyển hoặc kinh doanh của người BHR bị hạn chế lưu thông ở một số tuyến đường Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND về Quản lý và sử dụng lòng lề đường Có, là đối tượng bị ảnh hưởng Bị hạn chế trong việc sử dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND về Phát triển du lịch Có, là đối tượng bị ảnh hưởng Bị giám sát về những hành vi có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch, văn hóa của thành phố

Quyết định số 699/QĐ-UBND ban hành danh mục các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe cơng cộng có thu phí, phục vụ kinh doanh dịch vụ, bn bán hàng hóa và cho phép đỗ xe dưới lịng đường có thu phí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Có, là đối tượng được thụ hưởng và bị ảnh hưởng

Có thể thuê vỉa hè ở những nơi cho phép. Tuy nhiên, do số lượng có hạn và chi phí cao nên phần lớn người BHR vẫn hoạt động trái phép

Văn bản pháp lý Nội dung đề cập đến BHR Tác động đến BHR Chỉ thị số 16/2007/CT-UBND về Bảo đảm an toàn thực phẩm Có, là đối tượng bị ảnh hưởng

Bị kiểm tra về chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm Thơng báo số 26 của UBND Tp.HCM

chỉ đạo UBND các quận huyện, phường xã tuyên truyền, nhắc nhở các cơ sở hàng rong, xe đẩy thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm

Có, là đối tượng bị ảnh hưởng

Bị kiểm tra về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Nguồn: Tác giả

3.2.2 Các cơ quan Nhà nước có liên quan

Hiện cơng tác quản lý hoạt động BHR đang gặp phải sự phân mảng về trách nhiệm và quyền hạn do chưa có một văn bản thống nhất để thực hiện. Hoạt động BHR thường được lồng ghép vào các nội dung như trật tự đơ thị, vệ sinh an tồn thực phẩm, văn hóa…, và do đó cũng có các đơn vị quản lý khác nhau tùy thuộc vào chức năng riêng của đơn vị đó. Có thể phân chia các đơn vị quản lý theo cấp độ quyền hạn và trách nhiệm như sau:

Thứ nhất, là UBND các cấp. Đơn vị này chịu trách nhiệm quản lý chung, bao gồm cả đề ra

các chương trình, kế hoạch về quản lý trật tự đơ thị (bao gồm cả hoạt động BHR). Các đơn vị ở địa bàn khác nhau sẽ có hoạt động khác nhau, và thường là khơng có sự phối hợp giữa các bên.

Thứ hai, là các sở: Y tế, Lao động-thương binh-xã hội, Cơng thương, Văn hóa du lịch. Mỗi

Sở chỉ quản lý hoạt động BHR trong phạm vi chun mơn của mình, và các chương trình thường được triển khai rời rạc, thiếu sự đồng bộ giữa các đơn vị.

Thứ ba, là Đội quản lý trật tự đô thị của quận hoặc phường. Lực lượng này được thành lập

theo Quyết định số 06/2004/QĐ-UB ngày 20/01/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về hợp nhất Đội Quản lý trật tự đơ thị, trong đó quy định rõ cơng việc có liên quan đến hoạt động BHR như sau:

“Giúp Ủy ban nhân dân quận (huyện) tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản yêu cầu tổ chức và cá nhân đình chỉ ngay các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực:

a- Về vệ sinh và môi trường trên địa bàn quận (huyện) đối với một số hành vi gây mất vệ sinh, mỹ quan đường phố theo Quyết định số 105/2003/QĐ-UB ngày 27/6/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố;

chiếm lòng lề đường theo Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ và Quyết định số 106/2003/QĐ-UB ngày 27/6/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”

Trong những cơng tác đó thì việc truy qt người BHR, xử lý các hành vi lấn chiếm lòng, lề đường trái phép (chẳng hạn như họp chợ, buôn bán ở khu vực cấm) là nhiệm vụ thường được thực hiện nhất.

Ngồi ra, cịn có những đơn vị đóng vai trị hỗ trợ, bao gồm: Cơng an, Dân phịng, Bảo vệ Dân phố, Đoàn Thanh niên, Thanh tra Xây dựng, Thanh tra Giao thông…Những lực lượng này thường kết hợp với ba đơn vị nói trên trong công tác quản lý trật tự và an ninh đơ thị (trong đó có cả việc quản lý hoạt động BHR)

3.2.3 Các biện pháp quản lý đã và đang thực hiện

Bảng 3.3 liệt kê và mô tả các biện pháp mà chính quyền Tp.HCM đã và đang thực hiện để quản lý hoạt động BHR:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức, chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh (Trang 32 - 34)