Về Quyền lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức, chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh (Trang 39 - 40)

Chương 3 : Phân tích và đánh giá

3.3.3Về Quyền lao động

Quyền Lao động của người BHR thường xuyên gặp phải các khó khăn, ngay cả khi đó là một nhu cầu chính đáng. Với đặc điểm chung là nghèo và dân trí thấp, thì BHR là một giải

pháp sinh tồn (Bhowmik, 2010). Tuy vậy, do địa vị pháp lý yếu cộng với bị hạn chế trong việc tiếp cận khơng gian, thì việc mưu sinh này lại trở nên bất hợp pháp trong cách nhìn của chính quyền. Việc tổ chức truy quét BHR chính là hệ quả của cách nhìn này. Mặc dù hoạt động BHR đã và đang gây ra nhiều bất ổn cho đô thị, nhưng các biện pháp quản lý của chính quyền lại thể hiện sự cứng rắn nhiều hơn là mềm dẻo. Do đó, khi thực hiện quyền lao động, thì người BHR vừa phải đối phó với chính quyền, vừa phải tốn các chi phí để được thực hiện quyền đó (Nguyen, 2012). Mặc dù cũng đã có những động thái tích cực từ phía chính quyền trong việc hỗ trợ người BHR mưu sinh, nhưng phạm vi ảnh hưởng vẫn còn rất nhỏ.

Công tác quản lý hiện nay chưa tạo điều kiện để người BHR chưa tập hợp và liên kết với nhau để bày tỏ tiếng nói. Do nhận thức về pháp luật cịn hạn chế, cộng với hồn cảnh mưu

sinh khó khăn, nên người BHR thường hoạt động đơn lẻ và tự phát. Với đặc thù di chuyển thường xun, thì chính quyền rất khó khăn trong việc thống kê và quản lý được người BHR trên địa bàn của mình. Trong khi đó, các chương trình tun truyền cho người BHR chỉ dừng lại ở mức hình thức, và kết quả khảo sát như Bảng 3.4 đã cho thấy là khơng có người BHR nào được chính quyền tiếp xúc, và ở Bảng 3.5 thì chỉ 10% trả lời là sẽ tham gia nếu có hiệp hội người BHR. Điều này là do họ chưa ý thức được các quyền lợi sẽ nhận được, và họ xem những người BHR khác là đối thủ cạnh tranh của mình nên khơng muốn liên kết. Về phía thì chính quyền vẫn khơng có động thái nào để hỗ trợ việc này, bằng chứng là hiện nay chưa có một dự thảo văn bản pháp lý nào liên quan đến nội dung này.

Việc hạn chế quyền lao động của người BHR còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế-xã hội của Tp.HCM. Do chính quyền ln hướng đến việc xây dựng một đô thị hiện đại, văn minh

nên đã cho rằng cần phải dẹp bỏ hoạt động BHR để duy trì trật tự, mỹ quan đơ thị. Tuy điều này không hẳn là không phù hợp, tuy nhiên Chính quyền Tp.HCM lại chọn cách xóa bỏ hoặc cấm triệt để, nhất là ở những khu vực có đơng khách du lịch. Trong khi đó, khách du lịch lại

tỏ ra rất hứng thú với những gánh hàng rong ẩm thực (Thảo Nghi, 2014). Nếu như chính quyền Tp.HCM quá lạm dụng biện pháp cấm đốn hành chính, thì sẽ gây ra tác dụng ngược khi làm mất đi một động lực kinh tế như Walsh (2010) đã chứng minh ở trường hợp Vũng Tàu, và xa hơn là đã tước đi quyền được lao động để kiếm sống của người BHR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức, chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh (Trang 39 - 40)