Sự cần thiết và khả năng áp dụng mơ hình Trao quyền Pháp lý cho bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức, chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh (Trang 43 - 46)

Chương 3 : Phân tích và đánh giá

3.5Sự cần thiết và khả năng áp dụng mơ hình Trao quyền Pháp lý cho bán

bán hàng rong ở Tp.HCM

3.5.1 Sự cần thiết

Từ những phân tích về biện pháp quản lý BHR của Tp.HCM nói trên, ta thấy rằng những biện pháp này có sự khác biệt lớn khi so với lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực tế của các nước khác. Các biện pháp của Tp.HCM, chỉ mang tính tạm thời, khơng lâu dài, khơng đồng bộ, không được người dân ủng hộ, khơng phát huy tối đa lợi ích của BHR như một bộ phận quan trọng của nền kinh tế (Minh Phong, 2014)...Công tác quản lý cũng tỏ ra lạc hậu và chậm chạp khi có một số giải pháp đã được các nước tiến hành từ lâu (xem Bảng 2.5), trong khi Tp.HCM hiện vẫn chưa thực hiện được hoặc đang nghiên cứu. Trong bối cảnh Tp.HCM đang bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, thì cần phải có một giải pháp mang tính căn cơ và đồng bộ đối với việc quản lý hoạt động BHR. Điều này vừa nhằm xử lý được các bất ổn do hoạt động BHR gây ra, đồng thời đem lại các lợi ích cho sự phát triển của Tp.HCM. Thực tiễn về công tác quản lý BHR trên thế giới ở như đã trình bày ở Chương 2 cho thấy mơ hình Trao quyền pháp lý đã chứng tỏ là một biện pháp quản lý BHR hiệu quả ở nhiều nơi so với các biện pháp khác. Mơ hình này có nhiều ưu điểm như mang tính tổng hợp, đồng bộ, huy động sự tham gia của người dân, đặc biệt là tập trung nhắm đến việc xử lý cái gốc của vấn đề, đó là cho người BHR những quyền căn bản nhất để họ có tiếng nói và địa vị pháp lý (Bhowmik, 2013; Brown, 2015). Nếu việc trao quyền được thực hiện tốt, thì người BHR sẽ được sự bảo hộ của pháp luật, đồng thời cũng nhận được nhiều cơ hội để phát triển. Điều này cũng rất phù hợp với chủ trương đoàn kết và mục tiêu xây dựng “Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình” mà lãnh đạo Tp.HCM nhiều lần khẳng định, đồng thời phát huy vai trị của các tầng lớp nhân dân trong cơng cuộc phát triển kinh tế-xã hội mà Đảng bộ và chính quyền đã đề ra (như trong Nghị quyết). Do đó, mơ hình này sẽ là hướng đi thích hợp cho Tp.HCM trong việc quản lý BHR.

3.5.2 Tính khả thi

là rất khả thi và có nhiều thuận lợi. Trước hết, mơ hình này đã được áp dụng thành công ở một số thành phố lớn ở những nước đang phát triển như Bogota (Colombia), Lima (Peru). Những trường hợp này đều được nghiên cứu và phân tích rất kỹ, là một nguồn tham khảo rất hữu ích. Thứ hai, hiện nay cả chính quyền lẫn người BHR đều đã có các điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng mơ hình Trao quyền Pháp lý. Về phía người BHR, thì họ cần khơng gian để mưu sinh, được sự hỗ trợ và sự bảo vệ từ phía chính quyền. Đây là những nhu cầu rất chính đáng và nhân văn hiện tại (Sỹ Đông, 2016) (xem thêm ở Phụ lục 6). Bảng 3.5 cũng cho thấy có đến 90% số người BHR khảo sát mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền, và 73% sẽ đăng ký kinh doanh nếu có chương trình. Về phía, chính quyền thì đã đề ra được những chủ trương và mục tiêu cụ thể (như ở Mục 3.5), đồng thời cũng càng dành nhiều sự quan tâm hơn đến việc quản lý hiệu quả hoạt động này. Thực tế thì chính quyền đã tiến hành một biện pháp tích cực là quy hoạch khu vực dành riêng cho hoạt động BHR. Cuối cùng, Tp.HCM có thể tham khảo kinh nghiệm quản lý BHR đã thành công ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore (Kusakabe, 2006; Quỳnh Như, 2016). Những nước này tuy khơng áp dụng hồn tồn mơ hình Trao quyền Pháp lý, nhưng lại có những giải pháp sáng tạo và hiệu quả trong việc quản lý hoạt động BHR. Đây là những giải pháp mà Tp.HCM có thể học hỏi và áp dụng để bổ sung cho việc áp dụng mơ hình Trao quyền Pháp lý cho riêng mình.

3.5.3 Những khó khăn thách thức

Việc áp dụng một mơ hình mới như Trao quyền Pháp lý ở một đơ thị lớn như Tp.HCM chắc chắn sẽ gặp phải nhiều rào cản, nhất là khi và vấn đề BHR chưa được nghiên cứu nhiều, và mơ hình này cũng chưa từng được áp dụng ở Việt Nam.

Rào cản lớn nhất chính là tư duy và nhận thức về hoạt động của nhiều cơ quan và cán bộ quản lý trong chính quyền. Lâu nay, chính quyền vẫn giữ một cái nhìn khơng thiện cảm đối với hoạt động BHR, nên các chính sách ban hành đều khơng mang tính chất hỗ trợ (Nguyễn Ngọc Điện, 2016). Chính quyền vẫn chưa nhận thức được các lợi ích mà hoạt động BHR mang lại nếu được quản lý tốt. Tuy Đảng và Chính quyền đã có những chủ trương mới rất tích cực, nhưng sẽ phải mất rất nhiều thời gian để thay đổi được nhận thức này ở đơn vị chức năng và quản lý các cấp.

Rào cản thứ hai là nhận thức của chính người BHR Các mâu thuẫn với chính quyền và các thành phần xã hội khác đã làm cho người BHR có một thái độ phản kháng tiêu cực và thường

có các hành vi vi phạm pháp luật (Roever, 2014). Tuy là do cơng cuộc mưu sinh và dân trí thấp, nhưng khơng thể vì vậy khơng tn thủ và chấp hành các quy định của Nhà nước. Việc thay đổi nhận thức của người BHR là rất khó khăn do trình độ văn hóa thấp và khó tiếp cận. Người BHR cần được giáo dục nâng cao ý thức về vai trị của mình trong nền kinh tế, lợi ích của mình và từ đó có tư duy thái độ hợp tác, tuân thủ với các biện pháp mới về trao quyền pháp lý của chính quyền (Vargas, 2013).

Rào cản thứ ba là công tác quản lý và kiểm kê nhân khẩu chưa được thực hiện tốt. Với đặc thù của hoạt động BHR là gia nhập hoặc rời bỏ rất dễ dàng, cộng thêm di chuyển liên tục đã làm cho công tác quản lý tại địa phương rất khó thực hiện. Điều này sẽ gây cản trở cho việc tập hợp hoặc lấy ý kiến khi ban hành các chính sách có liên quan đến người BHR.

Rào cản thứ tư là sự phân mảng về mặt trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị quản lý. Như đã phân tích ở trên, mỗi đơn vị chức năng đều có các chương trình hoạt động riêng của mình, khơng liên kết với nhau, dẫn đến sự chồng chéo và phức tạp của công tác quản lý. Khi có sự vụ liên quan đến hoạt động BHR thì thường sẽ phải huy động nguồn lực từ nhiều đơn vị khác nhau và q trình ban hành chính sách cũng khơng đơn giản, dẫn đến chậm trễ và tốn kém. Điển hình như gần đây, Sở Cơng thương Tp.HCM đã đề xuất BHR phải đưa ra cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng hiện vẫn chưa thể triển khai được do vướng các thủ tục hành chính (D.N.Hà, 2016).

Rào cản thứ năm là sự thiếu vắng các sự hỗ trợ cần thiết như cơ sở hạ tầng, cơ chế tài chính, giáo dục…dành cho người BHR. Hiện nay việc quy hoạch khu vực dành riêng cho BHR chỉ dựa trên các không gian hiện hữu và rất nhỏ hẹp, chưa được thực hiện ở các khu dân cư mới. Người BHR cũng bị hạn chế khi tiếp cận nguồn tài chính ở khu vực chính thức, do họ thường nghèo và khơng có tài sản giá trị để đảm bảo. Chính sách giáo dục dành cho người BHR vẫn chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền và đào tạo các kiến thức chung chung, chứ chưa tập trung vào đào tạo các kiến thức nghề và kỹ năng chuyên nghiệp để tạo cơ hội thốt nghèo cho người BHR.

Từ những khó khăn nói trên, thì cần có những giải pháp để nâng cao tính khả thi và xử lý những khó khăn thách thức của việc áp dụng mơ hình Trao quyền Pháp lý cho cơng tác quản lý BHR ở TPHCM như được trình bày ở Chương 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức, chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh (Trang 43 - 46)