Các vấn đề do bán hàng rong gây ra ở Tp.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức, chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh (Trang 30 - 31)

Chương 3 : Phân tích và đánh giá

3.1Các vấn đề do bán hàng rong gây ra ở Tp.HCM

Hiện nay, vấn đề lớn nhất mà BHR gây ra cho Tp.HCM là tình trạng lấn chiếm khơng gian cơng cộng, nhất là vỉa hè và lòng đường. Hành vi này diễn ra ở khắp các khu vực trong thành phố, đặc biệt tập trung nhiều ở những nơi giao thông đông đúc, tập trung nhiều người như tuyến đường trung tâm, công viên, bệnh viện… Ở một số khu vực, hoạt động BHR đã tập trung nhiều đến mức trở thành các chợ tạm, chợ cóc, và trở thành một vấn đề nan giải trong cơng tác quản lý đơ thị. Thậm chí ở những khu vực có quy hoạch chợ tập trung thì hoạt động BHR vẫn diễn ra tấp nập, gây tác động tiêu cực đến việc kinh doanh của các đơn vị hợp pháp và tạo ra tình trạng lộn xộn (Quốc Chiến, 2016). Ngay cả ở những nơi đã có lệnh cấm BHR hoạt động thì việc vi phạm vẫn diễn ra thường xuyên và công khai. Mặt khác, các phương tiện sử dụng trong hoạt động BHR rất đa dạng, từ thô sơ đến cơ giới, nhưng hầu hết đều có ý thức chấp hành văn hóa giao thơng kém. Những sự việc nói trên đã gây ra các hậu quả nghiêm trọng đến giao thông đô thị như: ùn tắc, kẹt xe, thậm chí là tai nạn giao thơng (Hồng Sơn, 2016).

Một vấn đề khác do BHR gây ra mà hiện nay xã hội rất quan tâm đó là vệ sinh an tồn thực phẩm. Do khơng có đăng ký kinh doanh, nên những người BHR không cần phải chứng minh nguồn gốc của thực phẩm bán ra. Bên cạnh đó, người BHR cũng khơng bị bắt buộc phải đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm. Các khe hở về mặt quản lý đã tạo điều kiện cho người BHR có thể sử dụng các nguồn cung thực phẩm giá rẻ và khơng rõ xuất xứ, trong đó có cả các hóa chất độc hại. Do khơng có quy định về kiểm soát nguồn gốc thực phẩm dành cho hoạt động BHR, nên các cơ quan chức năng khơng thể có hành động gì được. Điều này làm cho xã hội phải tiêu thụ các thực phẩm không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật (Chí Nhân, 2015). Bản thân người BHR lại khơng có hoặc có rất ít kiến thức về vệ sinh an tồn thực phẩm cộng với thiết bị vật chất rất hạn chế nên quy trình sản xuất, chế biến đều khơng đảm bảo được độ an tồn cần thiết. Ngoài ra, do hoạt động kinh doanh chủ yếu diễn ra ở không gian mở, thậm chí là những nơi rất mất vệ sinh như gần cống rãnh, bãi rác…đã làm tăng thêm khả năng nhiễm bẩn của thực phẩm bán ra.

Hoạt động BHR còn làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và mỹ quan đô thị. Ở những khu vực du lịch của Tp.HCM thường xuyên xảy ra tình trạng người BHR chèo kéo du khách để chào

bán sản phẩm. Nhiều lúc việc chèo kéo không chỉ dừng lại ở việc mời mọc mà trở thành ép buộc, đe dọa (Đình Phú, 2015). Thậm chí, có những thành phần xấu đóng giả BHR để tiếp cận du khách nhằm lừa đảo, trộm cắp (D.Anh, 2013). Điều này đã gây tác động rất tiêu cực đến hoạt động du lịch của Tp.HCM. Ở những khu vực là trọng điểm của việc thiết lập văn minh đơ thị thì hoạt động BHR vẫn diễn ra thường xuyên, tạo thành những hình ảnh nhếch nhác đối nghịch với mục tiêu của chính quyền (Thu Hường, 2014). Ngoài ra, hoạt động BHR cịn là tác nhân gây ra tình trạng xả rác bừa bãi nơi công cộng, đặc biệt là ở các tụ điểm văn hóa, lễ hội.

Như vậy, có thể thấy hoạt động BHR đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế-xã hội và sự phát triển của của Tp.HCM. (xem thêm Phụ lục 4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp thức hóa nền kinh tế phi chính thức, chính sách trao quyền pháp lý cho người bán hàng rong ở TP hồ chí minh (Trang 30 - 31)