1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ vào ngành du lịch
1.4.7. Hiệu quả các dự án thu hút đầu tƣ đã triển khai trong ngành
Vì mục tiêu của việc đầu tư vốn là nhằm thu lợi nhuận, do vậy, nếu các dự án thu hút đầu tư đã được triển khai đạt kết quả tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đồng thời họ cũng là những cầu nối thuyết phục các nhà đầu tư khác yên tâm bỏ vốn. Điều này sẽ giúp cho nguồn vốn đầu tư tiếp tục tăng. Ngược lại, nếu các dự án đang triển khai kinh doanh không hiệu quả, thường xuyên thua lỗ sẽ làm nản lịng các nhà đầu tư, vì họ cho rằng mơi trường đầu tư đã có rủi ro.
Tóm lại, vốn đầu tư đã, đang và sẽ tìm đến quốc gia và địa phương nào có
nền kinh tế - chính trị - xã hội ổn định; hệ thống pháp luật đầu tư đầy đủ, thơng thống nhưng đáng tin cậy và mang tính chuẩn mực quốc tế cao; chính sách ưu đãi đầu tư linh hoạt và hấp dẫn; có cơ sở hạ tầng du lịch được chuẩn bị tốt; lao động trong lĩnh vực du lịch có trình độ cao và rẻ; kinh doanh đạt hiệu quả; đặc biệt, việc quốc gia hoặc địa phương đó tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, cũng như tuân thủ nghiêm các qui định của các tổ chức… sẽ là những yếu tố đảm bảo lòng tin và hấp dẫn các dịng vốn đầu tư, thậm chí cịn mạnh hơn việc đưa ra các ưu đãi tàichính cao… Nghĩa là dịng vốn đầu tư chỉ ưa tìm đến những nơi đầu tư an toàn, đồng vốn được sử dụng có hiệu quả, quay vịng nhanh và ít rủi ro.
1.5. Đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tƣ
Để đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư, thông thường người ta quan tâm đến khối lượng vốn đầu tư, sức huy động vốn đầu tư, tốc độ gia tăng vốn, xu hướng tăng giảm của nguồn vốn thu hút qua các năm… cụ thể là:
- Đánh giá khối lượng vốn đầu tư vào địa phương so với địa phương khác có những điều kiện và vị thế tương đồng bằng các giá trị tuyệt đối và tương đối.
GTĐP1: Giá trị địa vốn thu hút được của địa phương 1 GTĐP2: Giá trị địa vốn thu hút được của địa phương 2 - Sức huy động vốn đầu tư:
- So sánh tăng giảm của nguồn vốn huy động qua các năm
GTn: Giá trị vốn thu hút đầu tư năm n GTn-1: Giá trị vốn thu hút đầu tư năm n-1 Chênh lệch tuyệt đối = GTĐP1 – GTĐP2
Chênh lệch tương đối =
GTĐP2
GTĐP1 x 100%
Sức huy động vốn đầu tư =
Số vốn huy động được Chi phí huy động vốn
Tăng, giảm tuyệt đối = GTn – GTn-1
Chênh lệch tương đối =
GTn-1 GTn – GTn-1 x 100% Tốc độ tăng bq = GTn-1 GTn – GTn-1 x 100% GT1 GT2 – GT1 x 100% + …. + 2011
1.6. Một số kinh nghiệm thu hút vốn cho phát triển du lịch địa phƣơng ở một số quốc gia Châu Á
Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực năng động và thu hút du lịch mạnh mẽ. Kinh nghiệm của các nước cho thấy để huy động nguồn lực phát triển du lịch của địa phương thì cần tập trung vào các giải pháp như:
- Một chiến lược phát triển du lịch trong dài hạn
Nhật Bản ngày 18/06/2010, công bố “Chiến lược tăng trưởng mới”, đặt ra các mục tiêu và giải pháp trung và dài hạn đến năm 2020. Trong đó đặt ra nội dung “Du lịch hướng nội và tạo sức sống mới cho các địa phương”, việc sử dụng các di sản văn hoá và thiên nhiên đẹp của Nhật Bản sẽ đóng vai trị quan trọng trong q trình tái sinh đất nước. Nhật Bản thu hút khách du lịch từ Đài Loan và các nước châu Á thông qua những phong tục mang tính truyền thống và hiện đại. Các hình thức du lịch thường là du lịch sinh thái, du lịch xanh, các tour du lịch và một số hình thức khác. Thực tế cho thấy Nhật Bản không những thu hút khách du lịch nước ngồi mà cịn thu hút cả khách du lịch trong nước.
- Tăng cường phân cấp và trao quyền tự chủ cho địa phương
Ngoài một chiến lược phát triển du lịch toàn diện trên cả nước thì việc phát triển du lịch trong một địa phương, một vùng cần phải có sự chủ động của bản thân chính quyền địa phương đó nên việc trao quyền tự chủ cho địa phương là một giải pháp cần thiết. Điều này cũng được nhiều nước áp dụng.
Trong “Mơ hình kinh tế mới - NEM” của Malaysia cũng nhấn mạnh đến việc “thực hiện phân cấp mạnh hơn” trao cho địa phương nhiều quyền tự chủ hơn. Đưa ra quyết định theo cơ chế từ dưới lên, thay vì từ trên xuống như trước đây.
- Thu hút FDI vào ngành du lịch địa phương
Vốn FDI là một trong nguồn vốn quan trọng giúp đầu tư các dự án du lịch phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua các địa phương thu hút FDI vẫn còn ở con số khiêm tốn. Do đó, việc xúc tiến đầu tư thu hút FDI vào các tỉnh, địa phương là một trong những giải pháp huy động vốn đầu tư các dự án du lịch.
- Sử dụng mơ hình PPP để đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa phương
Thực tế cho thấy, ở nhiều địa phương, có những dự án tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng xây dựng những cơng trình chất lượng tốt mà chi phí thấp hơn nhiều so với dự án do Nhà nước đầu tư.
Trong đó, PPP là một trong những giải pháp chính có thể tháo gỡ nút thắt huy động vốn trong bối cảnh các nước đều có xu hướng cắt giảm đầu tư cơng.
- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương là nòng cốt để phát triển nền kinh tế địa phương do đó cần khuyến khích phát triển thành phần kinh tế này bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Có thể coi chỉ số PCI là “Giấy chứng nhận” công tác điều hành kinh tế của chính quyền địa phương dưới góc nhìn của khu vực tư nhân. PCI là công cụ phản ánh mong muốn của doanh nghiệp, đồng thời là kênh đối thoại giúp doanh nghiệp bày tỏ quan điểm về các trăn trở trong hoạt động kinh doanh của mình. Việc nhận thức đầy đủ thông tin và thông điệp do chỉ số PCI cung cấp giúp chính quyền địa phương điều chỉnh công tác quản lý và các hệ thống pháp lý liên quan, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của địa phương.
- Tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng nhằm tạo ra sức mạnh tập thể
Đơn cử như tại một số nước "láng giềng" như Thái Lan, để hút khách theo tour đến các điểm du lịch nhà vườn miền Đơng, khi du khách mua vé trọn gói sẽ được giảm giá hay ở Singapore, các địa điểm du lịch vườn chim dù nằm ở các quận khác nhau nhưng khi du khách mua vé cùng lúc ở 3 điểm sẽ được giảm giá 30%... Sự liên kết cần những nỗ lực chung và quyết tâm từ các địa phương, sự vào cuộc của doanh nghiệp cùng làm du lịch để lợi ích sẽ tăng và được chia đều cho các bên, góp phần cho nền du lịch địa phương phát triển bền vững.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về Du lịch, các điều kiện để phát triển du lịch từ đó làm cơ sở để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và các điều kiện còn thiếu để thúc đẩy ngành du lịch của một quốc gia hoặc một địa phương phát triển; tìm hiểu về đầu tư, cách phân loại đầu tư, chỉ ra các nguồn vốn phục vụ đầu tư cũng như ưu nhược điểm của từng nguồn vốn đầu tư; tác giả cũng tìm hiểu khái niệm về du lịch và chỉ ra sự cần thiết phải thu hút các nguồn vốn để phát triển du lịch, cũng như tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào ngành du lịch. Ngồi ra, tác giả cũng tìm hiểu một số kinh nghiệm thu hút các nguồn vốn cho đầu tư vào ngành du lịch cho địa phương từ các quốc gia Châu Á, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình huy động các nguồn vốn cũng như thu hút khách du lịch để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Bình Định.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA