Điều kiện kinh tế của tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh bình định đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 38)

2.2. Đánh giá các điều kiện phát triển du lịch tỉnh Bình Định

2.2.1.2. Điều kiện kinh tế của tỉnh Bình Định

Trước những khó khăn về suy thối kinh tế và lạm phát thì nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế tỉnh Bình Định gặp khơng ít khó khăn. Tuy nhiên trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng và phát triển khá tốt, tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng bình qn 10,7%/năm. Trong đó các ngành thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng 15,2%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 7,1% và dịch vụ tăng 11,2%. Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 15,7%/năm. Nhìn chung, cơng nghiệp có bước phát triển khá, nhiều khu, cụm công nghiệp được hình thành, khu kinh tế Nhơn Hội đang được xây dựng hạ tầng và xúc tiến thu hút đầu tư.

Tóm lại: trong những năm vừa qua nền kinh tế Bình Định có những bước tiến khá rõ rệt, cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực. Tình hình an ninh chính trị ln được giữ vững. Vì vậy đây chính là những điều kiện căn bản để ngành du lịch tỉnh phát triển theo quan điểm “Phát triển DL trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương”.

2.2.2. Các điều kiện đặc trƣng 2.2.2.1. Các điều kiện tự nhiên 2.2.2.1. Các điều kiện tự nhiên

a/ Vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên tổng qt:

Vị trí địa lý: Bình Định là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền

Trung - nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam Việt Nam có vị trí địa lý tương đối thuận lợi: trải dài từ 108o

sang 109okinh Đông và từ 13o

đến 14o vĩ Bắc với tổng diện tích tự nhiên 6.039 km2

, dân số tỉnh Bình Định (năm 2007) là 1.578.900 người. Lãnh thổ Bình Định có chiều dài theo hướng Bắc Nam là 110 km, chiều ngang Đơng Tây hẹp 50-60 km. Phía Bắc giáp với tỉnh Quãng Ngãi, phía Nam giáp với tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp với tỉnh Gia Lai, phía Đơng của tỉnh là biển Đơng với đường bờ biển dài 134 km. Bình Ðịnh là điểm nút giao thông nối Quốc lộ 19 với đường mịn Hồ Chí Minh và ngã ba biên giới 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển du lịch biển gắn với du lịch núi và cao nguyên, phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế.

Hải đảo: Ven bờ biển tỉnh Bình Định gồm có 33 đảo lớn nhỏ được chia

thành 10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ.

Tại khu vực biển thuộc thành phố Quy Nhơn gồm cụm đảo Cù Lao Xanh là cụm đảo lớn gồm 3 đảo nhỏ; cụm Đảo Hòn Đất gồm các đảo nhỏ như Hòn Ngang, Hòn Đất, Hòn Rớ; cụm Đảo Hịn Khơ cịn gọi là cù lao Hịn Khơ gồm 2 đảo nhỏ; cụm Đảo Nghiêm Kinh Chiểu gồm 10 đảo nhỏ (lớn nhất là Hòn Sẹo); cụm Đảo Hịn Cân gồm 5 đảo nhỏ trong đó có Hịn ơng Căn là điểm A9 trong 12 điểm để xác định đường cơ sở của Việt Nam; Đảo đơn Hịn Ơng Cơ.

Tại khu vực biển thuộc huyện Phù Mỹ gồm cụm Đảo Hòn Trâu hay Hòn Trâu Nằm gồm 4 đảo nhỏ; Đảo Hịn Khơ cịn gọi là Hịn Rùa. Ven biển xã Mỹ

Thọ có 3 đảo nhỏ gồm: Đảo Hịn Đụn còn gọi là Hòn Nước hay Đảo Đồn; Đảo Hịn Tranh cịn gọi là Đảo Quy vì có hình dáng giống như con rùa, đảo này nằm rất gần bờ có thể đi bộ ra đảo khi thủy triều xuống; Đảo Hòn Nhàn nằm cạnh Hòn Đụn.

Trong các đảo nói trên thì chỉ đảo Cù Lao Xanh là có dân cư sinh sống, các đảo còn lại là những đảo nhỏ một số đảo cịn khơng có thực vật sinh sống chỉ toàn đá và cát. Dọc bờ biển của tỉnh, ngoài các đèn hiệu hướng dẫn tàu thuyền ra vào cảng Quy Nhơn, thì Bình Định cịn có 2 ngọn hải đăng: một ngọn được xây dựng trên mạng bắc của núi Gị Dưa thuộc thơn Tân Phụng xã Mỹ Thọ huyện Phù Mỹ, ngọn này có tên gọi là Hải Đăng Vũng Mới hay Hải Đăng Hòn Nước; ngọn thứ hai được xây dựng trên đảo Cù Lao Xanh thuộc xã Nhơn Châu thành phố Quy Nhơn.

Sông ngịi

Các sơng trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía đơng dãy Trường Sơn. Các sơng ngịi khơng lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu kw. Ở thượng lưu có nhiều dãy núi bám sát bờ sơng nên độ dốc rất lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn.

Khí hậu: khí hậu của vùng mang đậm nét khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,

nhiệt độ trung bình từ 26 - 280C, nhiệt độ tối thấp từ 20 - 210C, nhiệt độ tối cao từ 31 - 320C, biên độ nhiệt hằng năm nhỏ hơn 90C, ánh sáng dồi dào. Khí hậu có 2 mùa khơ và mưa rõ rệt, lượng mưa biến động từ 1.700 – 1.800 mm, độ ẩm khơng khí bình qn 70 - 80%. Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, tập trung 70 – 80% lượng mưa cả năm. Khí hậu ở đây tương đối ơn hịa, mùa hè khơng bị oi bức mùa đơng khơng q lạnh. Thêm vào đó ở huyện có những vùng núi cao, bãi biển dài tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch núi và biển.

Nhận xét: ta thấy Bình Định có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho việc

thắng cảnh đẹp, những tiềm năng du lịch lớn. Và trong tương lai Bình Ðịnh được xác định là một mắt xích trong hệ thống các tuyến điểm du lịch Quốc gia.

b/ Các điều kiện về tài ngun thiên nhiên

Bình Định là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn hết sức phong phú và độc đáo. Đây là lợi thế rất quan trọng để tỉnh ta khai thác, phát triển đa dạng các loại hình du lịch và tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh nhà.

Nói đến tài nguyên du lịch tự nhiên của Bình Định, trước tiên phải nói đến tài ngun du lịch biển. Là một tỉnh giáp biển, Bình Định có đường bờ biển dài 134 km, được thiên nhiên ban tặng nhiều danh thắng và bãi tắm đẹp. Một điều khá thú vị là có rất nhiều danh thắng của Bình Định gắn với biển:

“Bình Định có Núi Vọng Phu Có Đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh…”

Ngồi ra, Bình Định cịn có vơ số thắng cảnh biển khác như: Ghềnh Ráng – Tiên Sa, Bán đảo Phương Mai, Đảo Yến, Eo Gió, Núi Bà, Cửa Đề Gi, Đầm Trà Ổ, Tam Quan…

Ghềnh Ráng.

Địa danh Ghềnh Ráng nằm ở Đông Nam thành phố Quy Nhơn, cách trung tâm thành phố 3km. Ghềnh Ráng có diện tích 35ha, là thắng cảnh đẹp. Nơi đây có bãi đã trứng còn gọi là Bãi tắm Hoàng Hậu bên cạnh đồi Thi Nhân với mộ nhà thơ Hàn Mạc Tử. Phía sau mộ là nhà lưu niệm, tại đây có nhiều ảnh, tư liệu liên quan đến cuộc đời của ông.

Ghềnh Ráng vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ với cát trắng tinh nguyên, nước biển trong xanh, sóng đuổi nhau xơ qua những mơ đá hình thù kì dị. Con đường Quy Nhơn – Sông Cầu dài hơn 30km tạo tiền đề cho hàng loạt khu du

lịch mới mọc lên: Khu Bãi Dài, Bãi Dại, Bãi Xếp, Bãi Bàng, Bãi Bàu. Tới đây, bạn có thể leo núi, đá bóng, đùa vui trên cát hay tắm biển.

Bãi tắm Hoàng Hậu.

Bãi tắm này nằm trong khu Ghềnh Ráng, đây là bãi tắm thuộc hàng khá đẹp ở Bình Định.

Du khách sẽ có được cảm giác là lạ, vui thú khi được dẫm bàn chân trần trên những hòn đá tròn, nhẵn như trứng chim khổng lồ nằm xếp lên nhau trên bãi biển Hồng Hậu. Phía trước bãi là những bức tường đá thiên nhiên đứng che chắn sóng gió tạo nên vùng nước lặng. Trước năm 1945, vua Bảo Đại đến đây du ngoạn, cho xây khu nhà nghỉ 3 tầng tựa một con tàu đang lướt sóng, sân thể thao bên cạnh bãi tắm. Bãi tắm với bao hòn trứng đá khổng lồ chỉ dành riêng cho Nam Phương Hồng Hậu tắm nên bãi có tên là “Bãi tắm Hồng Hậu”. Ngày nay, bãi tắm Hoàng Hậu dành cho tất cả mọi người.

Bán đảo Phƣơng Mai – Thị Nại.

Phương Mai – Thị Nại thuộc địa phận thành phố Quy Nhơn, cách trung tâm thành phố 8km về phía Đơng Bắc. Bán đảo Phương Mai diện tích chừng 300ha có núi Phương Mai, nơi còn bảo tồn được hệ sinh thái tương đối phong phú với nhiều loài động, thực vật quý, nhiều cảnh đẹp. Phía Tây bán đảo, cạnh núi Phương Mai là đầm Thị Nại, nơi nuôi trồng nhiều loại thủy, hải sản và cũng là điểm thăm quan du lịch.

Bán đảo Phương Mai – Thị Nại có điều kiện khí hậu và mơi trường tốt cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng.

Suối nƣớc nóng Hội Vân (suối Tiên).

Con suối này cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 50km về hướng Tây Bắc, thuộc địa phận huyện Phù Cát. Nước suối có độ nóng 78oC đến 84o

C gồm nhiều thành phần hóa học: bicacbonat – clorua natri thuộc nhóm nước khống Silic; hàm lượng axit silic trong nước rất cao 101mg/l chữa được các bệnh thấp khớp, thần kinh, tim mạch, một số bệnh ngoài da…. Tại đây nhà điều dưỡng đã được sử dụng nguồn nước suối nóng này cho việc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe bằng các phương pháp tắm ngâm, tăm hương sen, phun hơi, độ nóng khoảng 38 oC đến 40o

C.

Thắng cảnh Hầm Hô.

Hầm Hô là tên một dòng suối lớn (một nhánh của Sơng Cơn), chảy qua khu rừng già, nơi có nhiều tảng đá lớn mn hình muốn vẻ, thuộc địa phận huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 55km về hướng Tây Bắc.

Thiên nhiên ở đây yên tĩnh với nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn, là nơi thăm quan, nghỉ ngơi của các tour du lịch sinh thái nằm trong tuyến tham quan du lịch Sơn Tây – Hầm Hô.

Hầm Hơ cịn là địa danh lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và các nghĩa binh Mai Xuân Thưởng.

c/ Các điều kiện nhân văn

Tỉnh Bình Định có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, Bình Định có cả một kho tàng văn hóa vơ giá, cả về văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật thể. Đây được xem là lợi thế quan trọng của du lịch Bình Định so với các tỉnh trong khu vực. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý Di tích - Lịch sử và Danh thắng tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 231 di tích được đưa vào danh mục. Trong đó, có 33 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 50 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Bảo tàng Quang Trung.

Nguyễn Huệ là một Anh hùng dân tộc có cơng dẹp loạn trong nước và đánh đuổi quân xâm lược. Năm 1788, ông thống lĩnh đại quân từ Phú Xuân (Huế) hành quân thần tốc 35 ngày đêm ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long (nay là Hà Nội). Nguyễn Huệ lên ngơi Hồng đế, hiệu là Quang Trung.

Bảo tàng Quang Trung và tượng đài người Anh hùng được dựng trên khu đất nơi sinh ra Nguyễn Huệ ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 40km, theo quốc lộ 19.

Thành Thị Nại.

Thành Thị Nại một thời từng là trung tâm của Vương quốc Chăm Pa trong qúa trình di từ đất Quảng Nam vào Quảng Ngãi trước áp lực của nhà nước phong kiến Đai Việt. Thị Nại là đô thị cổ đại duy nhất và lớn nhất của Vương quốc Chăm Pa tồn tại trong suốt 5 thế kỷ (từ

thế kỷ X đến thế kỷ XV). Thị Nại cũng là cảng khẩu ven đầm, gần biển với hai chức năng: quân cảng và thương cảng.

Tháp Dương Long

Tháp nằm ở xã Bình Hịa, huyện Tây Sơn. Từ quốc lộ 1A, tại Gò Găng, cách Quy Nhơn 40km và Đà Nẵng 270km có lối rẽ hướng Tây vào sân bay Phù Cát. Trước cổng sân bay rẽ tay trái đi tiếp chừng 9km nữa là tới. Dương Long là một cụm gồm 3 tháp lớn nhất trong số các tháp Chàm hiện còn. Tháp ở giữa cao nhất, chừng 24m, hai tháp hai bên cao 22m. Đây là cụm tháp được xây dựng vào thế kỉ XII, có kiến trúc rất đẹp. Phần thân tháp xây gạch, các góc được ghép bởi những tảng đá lớn và nhiều chi tiết điêu khắc trang trí bằng đá. Cửa tháp quay hướng Đông và được nâng lên khá cao, chừng khoảng 1,5m và khung cửa là những khối đá lớn. Nửa phần trên của tháp gần như hoàn toàn bằng những khối đá được xếp chồng lên nhau rất khéo. Ở các góc là nhiều mảng chạm lớn với những hình con vật như chim thần Garuda, voi, đại bàng…Các mặt phẳng của tường được phủ nhiều bức phù điêu lớn có hình lá đề miêu tả cảnh múa hát, tu sĩ. Những người này được thể hiện có đầu tương đối lớn, đội mũ có chỏm cao. Đặc biệt những đỉnh tháp ở đây là những bông sen vĩ đại với nhiều lớp cánh hoa hơi hướng lên trên.

Ngoài những tháp kể trên, Bình Định cịn có tháp Phú Lộc ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn (cách Quy Nhơn 35km về phía Tây Bắc); tháp Thử Thiện, xã Bình Nghi, Tây Sơn (cách Quy Nhơn 35km); tháp Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước (cách Quy Nhơn 22km) được xây dựng từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV dưới thời Vương quốc Chăm Pa.

Như vậy, tài nguyên du lịch Bình Định bao gồm đầy đủ các loại hình cơ bản. Đây là nguồn “nguyên liệu” quý giá để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc

trưng, hấp dẫn du khách. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về du lịch nhận xét, tiềm năng về tài nguyên du lịch của tỉnh ta không hề thua kém so với các địa phương trong vùng. Vì vậy, nếu được đầu tư, phát triển đúng hướng thì trong tương lai không xa, Quy Nhơn và vùng phụ cận sẽ trở thành một trung tâm du lịch mới của miền Trung và cả nước.

2.2.2.2. Các điều kiện về khả năng sẵn sàng đón tiếp khách du lịch của tỉnh Bình Định Bình Định

a/ Điều kiện về nhóm cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật Điều kiện trang bị cơ sở vật chất:

Một trong những yếu tố để giữ chân khách du lịch ở lại là cơ sở lưu trú.Vì vậy mà trong thời gian qua, để đáp ứng sự tăng lên số lượng du khách cũng như những đòi hỏi chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng cao của khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch Bình Định cũng khơng ngừng đầu tư tăng thêm cả về số lượng cũng như chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại với qui mơ ngày càng lớn hơn. Bảng 2. thể hiện tình hình đầu tư cơ sở lưu trú ở tỉnh Bình Định từ năm 2006 đến năm 2011 như sau:

Bảng 2. 3: Hiện trạng cơ sở lƣu trú của Bình Định giai đoạn 2006 - 2011

Hạng mục Đơn

vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011

1. Số cơ sở Cơ sở 56 72 90 98 105 110

2. Số lƣợng phòng Phòng 1.478 1.608 2.190 2.329 2.446 2.647 Trong đó:

+ Số cơ sở được xếp sao Cơ sở 25 27 38 40 43 68

+ Số lượng phòng Phòng 1.083 1.143 1.334 1.447 1.536 2.042

3. Cơng suất sử dụng phịng (cả

năm) % 75 75 75 80 85 82

Do có nhiều hoạt động, sự kiện diễn ra trong năm nên nhu cầu lưu trú của khách cũng tăng lên. Năm 2011 trên địa bàn tỉnh tăng thêm 5 cơ sở lưu trú so với năm 2010 và hiện có 110 cơ sở lưu trú trong đó có 68 cơ sở được xếp hạng sao với 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao; 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao; 11 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao; 52 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, tổng số phòng trên 2.647 phịng. Cơng suất sử dụng phịng tương đối cao với cơng suất trung bình là 78 % /năm.

b/ Hệ thống giao thơng vận tải:

Bình Định - 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung - nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam Việt Nam trên cả 3 tuyến đường bộ ( quốc lộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh bình định đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)