Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tƣ vào ngành du lịch tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh bình định đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 77)

chưa được đầu tư khai thác, cơ sở hạ tầng tương đối yếu kém, đầu tư cịn ít. Trong thời gian tới để thu hút được các nhà đầu tư thì tỉnh Bình Định phải có các biện pháp cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng cường các hoạt động xúc tiến quãng bá đầu tư du lịch để các nhà đầu tư biết đến các tài nguyên, cảnh quan du lịch đẹp của Bình Định là nhiệm vụ quan trọng nhất.

2.6. Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tƣ vào ngành du lịch tỉnh Bình Định Bình Định

2.6.1. Những mặt đạt đƣợc:

- Chiến lược, định hướng phát triển du lịch được đề ra trong Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Bình Định thời kỳ 2006 - 2020 là tương đối phù hợp; một số mục tiêu chính đã được tổ chức triển khai thực hiện, bước đầu hình thành một số tuyến, điểm du lịch trọng điểm: Tuyến du lịch ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu, Tuyến du lịch sinh thái Phương Mai - Núi Bà, Tuyến du lịch văn hoá - lịch sử đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Bình Định trong thời gian qua và tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

- Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thực sự vừa là yếu tố, vừa là động lực quan trọng nâng cao sức hấp dẫn và khả năng thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh; và đã thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu, đầu tư phát triển du lịch tại Bình Định, với các dự án phát triển du lịch đã được triển khai thực hiện như: Life Resort, Khách sạn Sài Gịn - Quy Nhơn, Resort Hồng Anh - Quy Nhơn,...

góp phần tạo ra khơng khí sơi động và bước đột phá phát triển trong hoạt động du lịch Bình Định.

- Nhận thức về du lịch và phát triển du lịch trong các cấp, các ngành và xã hội đã có sự chuyển biến rõ rệt; sự phối kết hợp liên ngành, địa phương trong các hoạt động liên quan đến du lịch được nâng cao một bước.

- Quy mô và chất lượng họat động du lịch không ngừng tăng lên, thể hiện qua các chỉ tiêu số lượng khách du lịch đến tỉnh và doanh thu từ du lịch trên địa bàn hàng năm đều tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, có đóng góp nhất định vào tăng trưởng của nền kinh tế địa phương, nhất là trong những năm gần đây.

- Đã phát triển theo đúng các định hướng cơ bản của quy họach: về lọai hình và sản phẩm du lịch, về không gian khu - tuyến - điểm du lịch, bước đầu khơi dậy tiềm năng về tài nguyên du lịch của tỉnh, về các chương trình -dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tăng lên đáng kể, nhất là trong lĩnh vực lưu trú. Các họat động đầu tư kinh doanh du lịch cơ bản theo các phương án quy họach, chưa có tình trạng lộn xộn, ồ ạt, phá vỡ cảnh quan và môi trường gây hậu quả về lâu dài cho du lịch nói riêng, kinh tế xã hội nói chung.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế - xã hội nói chung, du lịch nói riêng được tỉnh quan tâm đặc biệt, tập trung nguồn lực phát triển nên điều kiện về cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể, phục vụ đầu tư khai thác và tổ chức kinh doanh họat động du lịch.

- Công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường, nhất là một số mặt quan trọng: Công tác quy hoạch, kế họach; tổ chức và bộ máy; thanh kiểm tra chuyên ngành; công tác nghiên cứu, xúc tiến, quảng bá du lịch; công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

2.6.2. Những tồn tại:

- Tốc độ tăng trưởng du lịch giai đoạn 2006 - 2011 còn thấp (về lượng khách: 20%/năm, về doanh thu 12%/năm), so với dự báo Quy hoạch và so với Chương trình hành động của Tỉnh uỷ đã đề ra (25%/năm).

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ 2005 - 2020 đã được phê duyệt từ 2006, nhưng biện pháp triển khai thực hiện chưa đồng bộ; công tác quy hoạch chi tiết chưa kịp thời, chất lượng chưa cao; công tác quản lý, thực hiện quy hoạch chưa chặt chẽ.

- Hoạt động du lịch lữ hành cịn yếu và thiếu tính chun nghiệp, chưa nối kết được các tour du lịch với các tỉnh, thành phố, khu vực và trong cả nước; Sản phẩm du lịch đơn điệu, chưa hấp dẫn khách du lịch quốc tế và trong nước.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch trong những năm qua chủ yếu còn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng chưa phát huy hiệu quả. Việc đầu tư trùng tu, tơn tạo, giữ gìn, bảo vệ mơi trường sinh thái tại các điểm di tích văn hố, lịch sử, danh thắng cịn hạn chế, chủ yếu khai thác du lịch tự nhiên nên khách tham quan phần lớn chỉ đến 1 lần.

- Đầu tư khai thác thế mạnh, tạo sản phẩm, lọai hình du lịch đặc trưng của Bình Định chưa tập trung đúng mức: du lịch sinh thái biển và du lịch văn hóa lịch sử. Vốn cho đầu tư phát triển du lịch trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào khối lưu trú, đầu tư xây dựng vào lĩnh vực vui chơi giải trí chưa thoả đáng, nhất là các khu du lịch vui chơi giải trí có tầm cỡ với vai trò hạt nhân, tạo điểm nhấn thu hút khách tham quan du lịch chưa được các nhà đầu tư quan tâm.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh và các doanh nghiệp du lịch chưa mạnh, chưa hấp dẫn thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư, nhà kinh doanh du lịch đến Bình Định; cơng tác bảo vệ an ninh quốc phòng kết hợp với phát triển du lịch, đặc biệt ở những địa bàn nhạy cảm như biển, đảo... chưa được giải quyết thuận lợi...

- Lượng vốn thu hút được trong giai đoạn 2006-2011 tương đối thấp, chủ yếu tập trung vào nguồn vốn trong tỉnh và các quốc gia truyền thống như Mỹ, Nga, Anh… chưa khai được lượng vốn từ các quốc gia khác như Nhật, Trung quốc, Malaisia, Singapore, Thái lan,…. Ngoài ra, Tỉnh cũng chưa khai thác được nguồn vốn của các khu vực ngồi Tỉnh Bình Định.

- Hoạt động kinh doanh du lịch của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh hiện nay về số lượng, quy mơ, loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch cịn nhỏ bé, đơn điệu ít hấp dẫn, hiệu quả kinh tế - xã hội còn thấp. Doanh nghiệp nhà nước chưa đủ năng lực về vật chất, tài chính và quản lý để trở thành những doanh nghiệp nòng cốt, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cũng như kinh doanh du lịch chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của ngành du lịch. Chất lượng của lực lượng lao động du lịch còn nhiều bất cập, trình độ chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch.

2.6.3. Những nguyên nhân tồn tại 2.6.3.1.Nguyên nhân khách quan 2.6.3.1.Nguyên nhân khách quan

- Tỉnh Bình Định nằm ở xa các trung tâm kinh tế văn hóa và du lịch lớn của cả nước (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), điều kiện vận chuyển bằng đường hàng không (là phương tiện di chuyển chủ yếu của khách du lịch quốc tế, phù hợp với địa bàn du lịch ở xa) chưa được Nhà nước tăng cường đáp ứng yêu cầu của tỉnh.

- Một số sự kiện chính trị, xã hội, các dịch bệnh xảy ra trong những năm qua trên thế giới, trong khu vực làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch cả nước nói chung và của Bình Định nói riêng.

- Là một tỉnh nằm ở khu vực duyên hải Trung Bộ, chịu sự cạnh tranh rất gay gắt, của một số địa phương có lợi thế vượt trội trong khu vực. Phía Nam có

Nha Trang -Khánh Hịa, Phan Thiết -Bình Thuận; phía Bắc có Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam… là những địa bàn du lịch đã phát triển sớm có những tài nguyên du lịch đặc trưng, nổi tiếng thế giới và trong nước, có điều kiện giao thơng thuận lợi hơn so với Bình Định.

2.6.3.2.Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh chưa thật đúng mức, đầy đủ và nhất quán; trách nhiệm của các ngành, các cấp tổ chức quán triệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ chưa sâu, mới được tổ chức ở cán bộ chủ chốt, còn triển khai quán triệt từng ngành, từng địa phương và nhân dân chưa được quan tâm đầy đủ.

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế cịn hạn chế. Cơng tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư, kinh doanh du lịch vào tỉnh chưa thật sự mạnh mẽ và hiệu quả chưa cao; Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến chưa đúng thị trường mục tiêu làm cho lượng vốn huy động chỉ tập trung trong tỉnh và các quốc gia truyền thống, chưa phát huy hết hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư.

- Môi trường đầu tư ở Bình Định ngày càng không tốt, chỉ số PCI ngày càng giảm, PCI thấp nhất ở khu vực miền trung. Đặc biệt là cán bộ làm công tác hướng dẫn thực hiện các thủ tục đầu tư còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho nhà đầu tư, địi hỏi nhiều thủ tục phức tạp làm cho quá trình cấp phép đầu tư kéo dài, tốn nhiều chi phí khơng chính thống.

- Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý, kinh doanh du lịch còn yếu; cải cách thủ tục hành chính chưa thật sự là cơ chế "một cửa", tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và kinh doanh du lịch; một số cơ chế, chính sách du lịch triển khai thiếu đồng đồng bộ, chưa được kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương này tác giả tập trung làm rõ thực trạng thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành du lịch Bình Định trong giai đoạn 2006-2011. Cụ thể là tác giả đã trình bày khái quát quá trình phát triển ngành du lịch Bình Định; Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bình Định, tìm ra được nhân tố quan trọng nhất cần làm là huy động các nguồn vốn đầu tư để xây dựng các địa danh du lịch, các tiềm năng du lịch ở tỉnh; Đồng thời tác giả tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ngành du lịch Bình Định, đó là do Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên du lịch phong phú, các ngành bổ trợ cho phát triển du lịch địa phương phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương tăng đều qua các năm...; tác giả đi sâu phân tích các nguồn vốn tài trợ cho đầu tư phát triển du lịch trong thời gian qua ở Bình Định tập trung chủ yếu là nguồn vốn trong tỉnh và các quốc gia truyền thống, trong đó nguồn vốn đầu tư của các chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao nhất, đóng vai trị quyết định trong huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch Bình Định, trên cơ sở đó đã tìm ra những hạn chế và ngun nhân có tác động làm cản trở công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển du lịch Bình Định.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH

3.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế du lịch Bình Định 3.1.1. Định hƣớng phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch: 3.1.1. Định hƣớng phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch:

Căn cứ tiềm năng, tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh, những loại hình và sản phẩm du lịch chủ yếu: - Du lịch tham quan - Du lịch văn hoá - lịch sử - Du lịch tắm biển - Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh - Du lịch cuối tuần

- Du lịch thể thao, vui chơi, giải trí,

3.1.2. Định hƣớng phát triển du lịch theo lãnh thổ.

- Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận.

+ Sản phẩm du lịch tiêu biểu: Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, Du lịch tham quan các di tích kiến trúc lịch sử, Du lịch tham quan các danh thắng…

+ Hướng khai thác bổ sung: Du lịch sinh thái (Khu vực bán đảo Phương Mai - đầm Thị Nại - đảo Nhơn Châu), Du lịch thể thao biển, núi, Du lịch Hội nghị, Hội thảo, Hội chợ (MICE)

- Cụm du lịch Phú Phong và phụ cận

+ Sản phẩm: Du lịch lễ hội, Du lịch tham quan các di tích lịch sử, văn hố nghệ thuật, thắng cảnh…

+ Hướng khai thác bổ sung: Du lịch sinh thái, Du lịch vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng hồ, Du lịch tham quan làng nghề.

3.1.3. Mục tiêu:

3.1.3.1. Mục tiêu chung:

Phát triển nhanh và bền vững để đến năm 2020 du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu chung của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Định theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xứng đáng với vai trò là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

3.1.3.2. Các chỉ tiêu chủ yếu:

Các chỉ tiêu chủ yếu Số lượng

Chỉ tiêu về khách du lịch:

- Năm 2015:

Trong đó khách quốc tế: - Năm 2020:

Trong đó khách quốc tế: 333.600 lượt khách.

1.500.000 lượt khách. 160.000 lượt khách. 2.085.000 lượt khách. 333.600 lượt khách.

Chỉ tiêu về GDP du lịch:

- Năm 2015: 34,18 triệu USD

- Năm 2020: 153,13 triệu USD

20,68 triệu USD 38,13 triệu USD

Chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

Chỉ tiêu về cơ sở lưu trú: - Năm 2015:

- Năm 2020:

Chỉ tiêu về lao động trong ngành du lịch:

- Năm 2015: - Năm 2020: 3.200 phòng 8.830 phòng 8.830 phòng 12.800 người 35.500 người

3.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tƣ cho phát triển du lịch 3.2.1. Chỉ tiêu về GDP du lịch: 3.2.1. Chỉ tiêu về GDP du lịch:

Hiện nay theo thống kê trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 80 USD, một khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 25 USD. Như vậy mức chi tiêu của khách du lịch đến tỉnh Bình Định là hơi thấp so với mức chi tiêu trung bình của cả nước. Các du khách đến Bình Định chưa biết tiêu gì và mua thứ gì ngồi việc trả tiền phịng ngủ, chi phí ăn uống, đi lại... là chủ yếu. Vì vậy cần đầu tư xây dựng hệ thống các siêu thị, cửa hàng mua sắm bán quà lưu niệm mang tính đặc sắc của địa phương như chế tác các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, chạm, khảm, chế tác quà lưu niệm từ vỏ ốc, vỏ sò như các điểm du lịch biển ở các địa phương khác đã làm có hiệu quả kinh tế cao. Cần xây dựng hệ thống điểm vui chơi giải trí hấp dẫn thu hút khách du lịch đến lưu trú lâu hơn tránh sự nhàm chán đơn điệu lặp đi lặp lại các sản phẩm du lịch ở các điểm khác nhau.

Ước tính mức chi tiêu bình quân 01 ngày của 01 khách du lịch đến Bình Định từ nay đến 2020 như sau: Khách quốc tế : giai đoạn 2011 - 2015 là 100 USD, giai đoạn 2016 - 2020 là 120 USD; Khách nội địa: giai đoạn 2011 - 2015 là 30 USD, giai đoạn 2016 - 2020 là 40 USD.

Bảng 3.1: Dự báo GDP du lịch Bình Định đến 2020 và định hƣớng đến 2025 Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020 2025 Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020 2025 1. GDP tỉnh Bình Định Tỷ VNĐ 10.365,54 17.466,54 29.432,13

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh bình định đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)