Phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh bình định đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 56)

2.3. Thực trạng triển khai các chính sách huy động vốn đầu tƣ vào ngành Du

2.3.1.3. Phát triển cơ sở hạ tầng

a. Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch

Hoạt động đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh từ năm 1995 đến nay trở nên sơi động, có nhiều chuyển biến và khởi sắc. Một loạt các khu du lịch, khách sạn cao cấp đã được đưa vào khai thác như: Life resort (Bãi Dài - tiêu chuẩn 4 sao, 63 phịng), resort Hồng Anh - Quy Nhơn (nay là Hoàng Gia - Đất Xanh tiêu chuẩn 4 sao, 133 phòng), Khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn (tiêu chuẩn 4 sao, 148 phòng), Hải Âu (đơn ngun mới 4 sao, 114 phịng), Hồng Yến (3 sao, 93 phòng), Thái Bảo 1&2 (2 sao, 81 phịng)…

Bên cạnh đó, hằng năm, Trung ương và tỉnh đều có bố trí nguồn vốn mục tiêu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và giao cho nhiều sở, ngành, địa phương làm chủ đầu tư để triển khai thực hiện. Cụ thể, giai đoạn 2001 - 2005, trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện 08 cơng trình đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch với tổng số vốn là 777,890 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương hỗ trợ 368 tỷ đồng, vốn đầu tư từ ngân sách địa phương 409,890 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2006 - 2011, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã thực hiện trên địa bàn tỉnh là 460 tỷ đồng, trong đó vốn

Trung ương hỗ trợ cho tỉnh 170 tỷ đồng. Nguồn vốn này được bố trí cho 18 cơng trình, trong đó 14 cơng trình đã hồn thành, 4 cơng trình chuyển tiếp sang giai đoạn 2011 - 2015.

Nhìn chung, các các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh đều được các chủ đầu tư triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương đều được giải ngân hết. Việc triển khai đầu tư trực tiếp cho các dự án cơ sở hạ tầng du lịch thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Hầu hết các dự án này chủ yếu là các cơng trình đường giao thơng vào các điểm di tích, danh thắng…nên ngay sau khi hoàn thành đã phát huy hiệu quả, góp phần làm tăng tính hấp dẫn của các điểm đến.

b. Các dự án, cơng trình đầu tƣ cơ sở hạ tầng liên quan

Cùng với sự hỗ trợ Trung ương và bằng nguồn nội lực của tỉnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội thời gian qua không ngừng được đầu tư nâng cấp, nhất là về hạ tầng giao thông :

+ Đường hàng không: đã nâng cấp nhà ga sân bay Phù Cát, tăng tần suất các chuyến bay đến Bình Định, đưa máy bay Airbus vào khai thác tuyến TP. Hồ Chí Minh – Quy Nhơn, mở đường bay thẳng Hà Nội - Quy Nhơn và ngược lại.

+ Đường sắt: Nâng cấp ga Diêu Trì trên tuyến đường sắt Bắc Nam, bên cạnh đó, đã tích cực khai thác khách đưa đoàn tàu du lịch 5 sao - Goldentrain vào vận hành chặng TP. Hồ Chí Minh đến Quy Nhơn và ngược lại.

+ Đường bộ: đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều hệ thống giao thông quan trọng phục vụ nhu cầu của khách du lịch, nhà đầu tư kinh doanh du lịch như: tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu (dài 33km), tuyến cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội dài 7km với cây cầu Thị Nại dài 2.500m, được xem là cầu bắc qua biển dài nhất Việt Nam, tuyến ven biển Nhơn Hội- Tam Quan (dài 107km),

đường Gò Găng – Cát Tiến, đường Xuân Diệu...góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh bình định đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)