Các điều kiện về khả năng sẵn sàng đón tiếp khách du lịch của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh bình định đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 48)

2.2. Đánh giá các điều kiện phát triển du lịch tỉnh Bình Định

2.2.2.2. Các điều kiện về khả năng sẵn sàng đón tiếp khách du lịch của tỉnh

Bình Định

a/ Điều kiện về nhóm cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật Điều kiện trang bị cơ sở vật chất:

Một trong những yếu tố để giữ chân khách du lịch ở lại là cơ sở lưu trú.Vì vậy mà trong thời gian qua, để đáp ứng sự tăng lên số lượng du khách cũng như những đòi hỏi chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng cao của khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch Bình Định cũng khơng ngừng đầu tư tăng thêm cả về số lượng cũng như chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại với qui mô ngày càng lớn hơn. Bảng 2. thể hiện tình hình đầu tư cơ sở lưu trú ở tỉnh Bình Định từ năm 2006 đến năm 2011 như sau:

Bảng 2. 3: Hiện trạng cơ sở lƣu trú của Bình Định giai đoạn 2006 - 2011

Hạng mục Đơn

vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011

1. Số cơ sở Cơ sở 56 72 90 98 105 110

2. Số lƣợng phòng Phòng 1.478 1.608 2.190 2.329 2.446 2.647 Trong đó:

+ Số cơ sở được xếp sao Cơ sở 25 27 38 40 43 68

+ Số lượng phòng Phòng 1.083 1.143 1.334 1.447 1.536 2.042

3. Cơng suất sử dụng phịng (cả

năm) % 75 75 75 80 85 82

Do có nhiều hoạt động, sự kiện diễn ra trong năm nên nhu cầu lưu trú của khách cũng tăng lên. Năm 2011 trên địa bàn tỉnh tăng thêm 5 cơ sở lưu trú so với năm 2010 và hiện có 110 cơ sở lưu trú trong đó có 68 cơ sở được xếp hạng sao với 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao; 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao; 11 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao; 52 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, tổng số phòng trên 2.647 phịng. Cơng suất sử dụng phịng tương đối cao với cơng suất trung bình là 78 % /năm.

b/ Hệ thống giao thông vận tải:

Bình Định - 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung - nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam Việt Nam trên cả 3 tuyến đường bộ ( quốc lộ 1A, quốc lộ 19, quốc lộ 1D) với tổng chiều dài 208 Km, đường sắt Bắc Nam và đường hàng không nội bài, là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19). Với vị trí này, Bình Định có lợi thế vượt trội trong liên kết, giao lưu kinh tế khu vực và quốc tế.

c/ Hệ thống truyền tải điện phục vụ du lịch: Hệ thống nguồn và lưới điện

phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân trong tỉnh Bình Định khá hoàn chỉnh từ 220 KV trở xuống nối liền mạng lưới điện 500KV quốc gia và nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn công suất 66 MW trên địa bàn tỉnh lOO% xã có điện về đến trung tâm.

d/ Hệ thống cơng trình cấp nƣớc: Tại các thành phố, thị trấn, thị xã các cơng trình cấp nước của tỉnh cũng không ngừng hoàn thiện và mở rộng. Tỉnh đang triển khai nâng cấp nhà máy cấp nước thành phố Qui Nhơn công suất từ 20.OOOm3/ngày đêm lên 45.0OO m3/ ngày đêm ( sẽ tiếp tục tăng lên 48.000 m3 ngày đêm ) để phục vụ tốt nhất nhu cầu sinh hoạt và phục vụ du lịch,…

e/ Hệ thống thông tin liên lạc: Bình Định hiện đang sử dụng hệ thống tổng

đài điện tử kỹ thuật hiện đại, các huyện đều có tổng đài số, mạng điện thoại phủ kín 100% các xã. Hầu hết các mạng điện thoại di động và internet băng tầng rộng cũng được đầu tư và sử dụng rãi ở thành phố Quy Nhơn cũng như ở các

huyện thị trong tồn tỉnh, do đó rất thuận lợi trong thông tin liên lạc của du khách. Hệ thống phát thanh truyền hình từ tỉnh đến huyện, xã đều được đầu tư nâng cấp, cải tạo. Đến nay, 100% xã có trạm truyền thanh; 95% địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh, truyền thanh, truyền hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh bình định đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)