1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ vào ngành du lịch
1.4.3. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế của một quốc gia và một địa phương tiếp nhận đầu tư luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thơng qua các quyết định và triển khai thực tế các dự án đầu tư đã cam kết. Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu cảng, đường sá, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe - nhìn hiện đại, có thể nối mạng thống nhất tồn quốc và liên thơng với tồn cầu; hệ thống điện, nước đầy đủ và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống xã hội; một hệ thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác ( y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo, kỹ thuật.) phát triển rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao.
Cơ sở hạ tầng xã hội
Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống
y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập qn, tơn giáo, văn hóa ... cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương. Nghiên cứu của World Bank cho thấy xu hướng đầu tư vào khu vực Đơng Nam Á có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào “Tính kỷ luật của lực lượng lao động” cũng như “Sự ổn định về chính trị và kinh tế” tại nhiều quốc gia trong khu vực này.
1.4.4. Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học - cơng nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nƣớc và trên địa bàn.
Đội ngũ nhân lực có tay nghề cao là điều kiện rất quan trọng để một nước và địa phương vượt qua được những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư. Việc thiếu các nhân lực kỹ thuật lành nghề, các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cao cấp, các nhà doanh nghiệp tài ba và sự lạc hậu về trình độ khoa học - cơng nghệ sẽ khó lịng đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư để triển khai các dự án của họ, làm chậm và thu hẹp lại dòng vốn đầu tư chảy vào một lãnh thổ và địa phương.
Một hệ thống doanh nghiệp trong lãnh thổ và địa phương phát triển, đủ sức hấp thu công nghệ chuyển giao, và là đối tác ngày càng bình đẳng với các nhà đầu tư là điều kiện cần thiết để lãnh thổ và địa phương tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn đầu tư.
1.4.5. Chính sách thu hút vốn đầu tƣ ở địa phƣơng
Chính sách thương mại được thơng thống theo hướng tự do hóa sẽ bảo đảm khả năng xuất - nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, cũng như sản phẩm, tức là bảo đảm sự thuận lợi, kết nối liên tục các công đoạn hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sự hỗ trợ tín dụng cùng với các dịch vụ tài chính, bảo lãnh của Chính phủ, của các cơ quan tín dụng xuất khẩu và của các tổ chức tài chính đa phương như WB, ADB... đã, đang và sẽ đóng vai trị to lớn làm tăng dòng vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước và địa phương.
1.4.6. Sự phát triển của nền hành chính quốc gia
Lực cản lớn làm nản lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà, phiền phức gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư. Bộ máy hành chính hiệu quả quyết định sự thành công không chỉ thu hút vốn đầu tư mà cịn của tồn bộ quá trình huy động, sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương. Bộ máy đó phải thống nhất, gọn nhẹ, sáng suốt và nhạy bén. Đối với những thủ tục hành chính, những quy định pháp luật cần phải được đơn giản, công khai và nhất quán, được thực hiện bởi những con người có trình độ chun mơn cao, được giáo dục tốt và có kỷ luật, tơn trọng pháp luật.
1.4.7. Hiệu quả các dự án thu hút đầu tƣ đã triển khai trong ngành
Vì mục tiêu của việc đầu tư vốn là nhằm thu lợi nhuận, do vậy, nếu các dự án thu hút đầu tư đã được triển khai đạt kết quả tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đồng thời họ cũng là những cầu nối thuyết phục các nhà đầu tư khác yên tâm bỏ vốn. Điều này sẽ giúp cho nguồn vốn đầu tư tiếp tục tăng. Ngược lại, nếu các dự án đang triển khai kinh doanh không hiệu quả, thường xuyên thua lỗ sẽ làm nản lịng các nhà đầu tư, vì họ cho rằng mơi trường đầu tư đã có rủi ro.
Tóm lại, vốn đầu tư đã, đang và sẽ tìm đến quốc gia và địa phương nào có
nền kinh tế - chính trị - xã hội ổn định; hệ thống pháp luật đầu tư đầy đủ, thơng thống nhưng đáng tin cậy và mang tính chuẩn mực quốc tế cao; chính sách ưu đãi đầu tư linh hoạt và hấp dẫn; có cơ sở hạ tầng du lịch được chuẩn bị tốt; lao động trong lĩnh vực du lịch có trình độ cao và rẻ; kinh doanh đạt hiệu quả; đặc biệt, việc quốc gia hoặc địa phương đó tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, cũng như tuân thủ nghiêm các qui định của các tổ chức… sẽ là những yếu tố đảm bảo lòng tin và hấp dẫn các dịng vốn đầu tư, thậm chí cịn mạnh hơn việc đưa ra các ưu đãi tàichính cao… Nghĩa là dịng vốn đầu tư chỉ ưa tìm đến những nơi đầu tư an toàn, đồng vốn được sử dụng có hiệu quả, quay vịng nhanh và ít rủi ro.
1.5. Đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tƣ
Để đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư, thông thường người ta quan tâm đến khối lượng vốn đầu tư, sức huy động vốn đầu tư, tốc độ gia tăng vốn, xu hướng tăng giảm của nguồn vốn thu hút qua các năm… cụ thể là:
- Đánh giá khối lượng vốn đầu tư vào địa phương so với địa phương khác có những điều kiện và vị thế tương đồng bằng các giá trị tuyệt đối và tương đối.
GTĐP1: Giá trị địa vốn thu hút được của địa phương 1 GTĐP2: Giá trị địa vốn thu hút được của địa phương 2 - Sức huy động vốn đầu tư:
- So sánh tăng giảm của nguồn vốn huy động qua các năm
GTn: Giá trị vốn thu hút đầu tư năm n GTn-1: Giá trị vốn thu hút đầu tư năm n-1 Chênh lệch tuyệt đối = GTĐP1 – GTĐP2
Chênh lệch tương đối =
GTĐP2
GTĐP1 x 100%
Sức huy động vốn đầu tư =
Số vốn huy động được Chi phí huy động vốn
Tăng, giảm tuyệt đối = GTn – GTn-1
Chênh lệch tương đối =
GTn-1 GTn – GTn-1 x 100% Tốc độ tăng bq = GTn-1 GTn – GTn-1 x 100% GT1 GT2 – GT1 x 100% + …. + 2011
1.6. Một số kinh nghiệm thu hút vốn cho phát triển du lịch địa phƣơng ở một số quốc gia Châu Á
Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực năng động và thu hút du lịch mạnh mẽ. Kinh nghiệm của các nước cho thấy để huy động nguồn lực phát triển du lịch của địa phương thì cần tập trung vào các giải pháp như:
- Một chiến lược phát triển du lịch trong dài hạn
Nhật Bản ngày 18/06/2010, công bố “Chiến lược tăng trưởng mới”, đặt ra các mục tiêu và giải pháp trung và dài hạn đến năm 2020. Trong đó đặt ra nội dung “Du lịch hướng nội và tạo sức sống mới cho các địa phương”, việc sử dụng các di sản văn hoá và thiên nhiên đẹp của Nhật Bản sẽ đóng vai trị quan trọng trong quá trình tái sinh đất nước. Nhật Bản thu hút khách du lịch từ Đài Loan và các nước châu Á thông qua những phong tục mang tính truyền thống và hiện đại. Các hình thức du lịch thường là du lịch sinh thái, du lịch xanh, các tour du lịch và một số hình thức khác. Thực tế cho thấy Nhật Bản không những thu hút khách du lịch nước ngồi mà cịn thu hút cả khách du lịch trong nước.
- Tăng cường phân cấp và trao quyền tự chủ cho địa phương
Ngoài một chiến lược phát triển du lịch toàn diện trên cả nước thì việc phát triển du lịch trong một địa phương, một vùng cần phải có sự chủ động của bản thân chính quyền địa phương đó nên việc trao quyền tự chủ cho địa phương là một giải pháp cần thiết. Điều này cũng được nhiều nước áp dụng.
Trong “Mơ hình kinh tế mới - NEM” của Malaysia cũng nhấn mạnh đến việc “thực hiện phân cấp mạnh hơn” trao cho địa phương nhiều quyền tự chủ hơn. Đưa ra quyết định theo cơ chế từ dưới lên, thay vì từ trên xuống như trước đây.
- Thu hút FDI vào ngành du lịch địa phương
Vốn FDI là một trong nguồn vốn quan trọng giúp đầu tư các dự án du lịch phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua các địa phương thu hút FDI vẫn còn ở con số khiêm tốn. Do đó, việc xúc tiến đầu tư thu hút FDI vào các tỉnh, địa phương là một trong những giải pháp huy động vốn đầu tư các dự án du lịch.
- Sử dụng mơ hình PPP để đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa phương
Thực tế cho thấy, ở nhiều địa phương, có những dự án tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng xây dựng những cơng trình chất lượng tốt mà chi phí thấp hơn nhiều so với dự án do Nhà nước đầu tư.
Trong đó, PPP là một trong những giải pháp chính có thể tháo gỡ nút thắt huy động vốn trong bối cảnh các nước đều có xu hướng cắt giảm đầu tư cơng.
- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương là nòng cốt để phát triển nền kinh tế địa phương do đó cần khuyến khích phát triển thành phần kinh tế này bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Có thể coi chỉ số PCI là “Giấy chứng nhận” công tác điều hành kinh tế của chính quyền địa phương dưới góc nhìn của khu vực tư nhân. PCI là công cụ phản ánh mong muốn của doanh nghiệp, đồng thời là kênh đối thoại giúp doanh nghiệp bày tỏ quan điểm về các trăn trở trong hoạt động kinh doanh của mình. Việc nhận thức đầy đủ thơng tin và thông điệp do chỉ số PCI cung cấp giúp chính quyền địa phương điều chỉnh cơng tác quản lý và các hệ thống pháp lý liên quan, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của địa phương.
- Tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng nhằm tạo ra sức mạnh tập thể
Đơn cử như tại một số nước "láng giềng" như Thái Lan, để hút khách theo tour đến các điểm du lịch nhà vườn miền Đông, khi du khách mua vé trọn gói sẽ được giảm giá hay ở Singapore, các địa điểm du lịch vườn chim dù nằm ở các quận khác nhau nhưng khi du khách mua vé cùng lúc ở 3 điểm sẽ được giảm giá 30%... Sự liên kết cần những nỗ lực chung và quyết tâm từ các địa phương, sự vào cuộc của doanh nghiệp cùng làm du lịch để lợi ích sẽ tăng và được chia đều cho các bên, góp phần cho nền du lịch địa phương phát triển bền vững.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về Du lịch, các điều kiện để phát triển du lịch từ đó làm cơ sở để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và các điều kiện còn thiếu để thúc đẩy ngành du lịch của một quốc gia hoặc một địa phương phát triển; tìm hiểu về đầu tư, cách phân loại đầu tư, chỉ ra các nguồn vốn phục vụ đầu tư cũng như ưu nhược điểm của từng nguồn vốn đầu tư; tác giả cũng tìm hiểu khái niệm về du lịch và chỉ ra sự cần thiết phải thu hút các nguồn vốn để phát triển du lịch, cũng như tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào ngành du lịch. Ngồi ra, tác giả cũng tìm hiểu một số kinh nghiệm thu hút các nguồn vốn cho đầu tư vào ngành du lịch cho địa phương từ các quốc gia Châu Á, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình huy động các nguồn vốn cũng như thu hút khách du lịch để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Bình Định.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Bình Định
Gia nhập WTO đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và Tỉnh Bình Định nói riêng những hy vọng mới về sự tăng trưởng, trong đó có ảnh hưởng sâu sắc đối với ngành dịch vụ nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng, nhưng đồng thời cũng đưa lại khơng ít những thách thức đối với hoạt động quản lý nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh du lịch của Tỉnh.
- Xét về chỉ tiêu số lƣợng du khách: Nếu như năm 2007 lượng khách du lịch đến Bình Định là 560.000 lượt khách thì đến cuối năm 2011, lượt khách đến Bình Định là 1.176.500 lượt khách, cao gấp 2,1 lần so với năm 2007 và trong giai đoạn 2006 – 2011 tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch đến Bình Định tăng 23% /năm.
Trong cơ cấu khách du lịch của Bình Định, tỷ trọng khách du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 10%) cho thấy Bình Định cịn thiếu những yếu tố hấp dẫn khách du lịch quốc tế như các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, các điểm tham quan hấp dẫn. Tình hình du khách sẽ được thể hiện cụ thể:
Bảng 2.1. Hiện trạng khách du lịch Bình Định 2006 - 2011 Chỉ tiêu Đơn Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1. Lƣợng khách du lịch LK 450.000 560.000 712.000 776.000 971.116 1.176.500 - Khách quốc tế “ 35.000 42.000 57.018 64.000 70.000 94.138 - Khách nội địa “ 415.000 518.000 655.782 712.000 901.116 1.082.362 2. Ngày khách NK 765.000 1.008.000 1.283.039 1.419.500 1.768.000 1.980.160 - Quốc tế “ 59.500 75.600 102.632 108.800 130.560 147.533 - Nội địa “ 705.500 932.400 1.180.407 1.310.700 1.637.440 1.832.627
Bảng 2.2. Hiện trạng khách du lịch quốc tế tại vùng duyên hải Nam Trung bộ giai đoạn 2006 – 2011 Đvt: Lƣợt khách Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng TB Đà Nẵng 227.826 258.000 299.593 353.696 538.000 753.988 27,94% Quảng Nam 712.529 797.899 815.756 857.322 756.559 893.651 8,02% Quảng Ngãi 11.400 12.500 16.500 18.000 20.000 23.000 15,37% Bình Định 35.000 42.000 57.018 64.000 70.000 94.138 22,37% Phú Yên 2.700 2.600 2.600 5.400 10.000 12.000 41,83% Khánh Hòa 248.578 255.287 315.585 488.766 603.982 811.891 27,84% Ninh Thuận 14.067 23.833 33.000 38.000 51.480 59.500 34,82% Bình Thuận 128.029 150.707 178.251 195.156 222.000 245.230 13,94% Tổng 1.373.502 1.535.826 1.859.732 2.147.882 2.083.680 2.339.730 11,54% ( Nguồn: Viện NCPT du lịch )
Qua các bảng số liệu trên cho thấy tình hình thu hút khách du lịch quốc tế ở tỉnh Bình Định cũng như các trong vùng đều tăng nhưng với các tốc độ khác nhau. Dẫn đầu vùng về thu hút khách du lịch là tỉnh Quảng Nam với 1.179.000 lượt khách vào năm 2011 chiếm 50% tổng lượng khách quốc tế đến du lịch