Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh bình định đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 56)

2.3. Thực trạng triển khai các chính sách huy động vốn đầu tƣ vào ngành Du

2.3.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Tính đến ngày 31/12/2011, tồn ngành du lịch của tỉnh có 2500 lao động trực tiếp (trong đó có 1.250 lao động nữ), với 2.089 lao động trong lĩnh vực lưu trú, 139 lao động trong lĩnh vực lữ hành,... Bên cạnh lao động trực tiếp, ngành du lịch của tỉnh còn thu hút khoảng 5.500 lao động gián tiếp, góp phần đáng kể trong việc tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư trên địa bàn.

Chất lượng lao động nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc, trong quá trình phục vụ đây đó vẫn thường thấy các nhân viên phục vụ mắc phải sai sót, thái độ, tác phong phục vụ của một bộ phận nhân viên trong ngành còn thiếu chu đáo. Kỹ năng giới thiệu, chào bán sản phẩm, dịch vụ du lịch thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ đối với các nhân viên trực tiếp phục vụ khách du lịch cịn hạn chế. Chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch, tỷ lệ lao động thuyên chuyển công tác từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc ra khỏi ngành khá cao.

Để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cần thiết phải có sự chung tay của ba nhà: nhà quản lý - nhà trường và nhà doanh nghiệp. Thời gian tới, ngành du lịch sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề về phát triển nguồn nhân lực du lịch với các doanh nghiệp và một số cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn nhằm trao đổi kinh nghiệm, xác định khó khăn và cách khắc phục để phát triển nguồn nhân lực của ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh bình định đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)