Phân loại Thư tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản phẩm l c upas tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 26 - 29)

Giáo trình Thanh Tốn quốc tế. Nhà xuất bản Phương Đơng, trang 206-209)

1.2.4.1 Dựa vào tính đảm bảo trong thanh tốn

 Thư tín dụng hủy ngang (Revocable Letter of Credit): là Thư tín dụng, trong đĩ NHPH cĩ quyền sửa đổi hoặc hủy Thư tín dụng mà khơng cần sự chấp

thuận của người thụ hưởng. Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C cĩ thể hủy bỏ, khơng cĩ cam kết đảm bảo một cách chắc chắn.

 Thư tín dụng khơng hủy ngang (Irrevovable Letter of Credit): là Thư tín dụng mà sau khi phát hành, NHPH khơng được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu khơng cĩ sự đồng ý của người thụ hưởng. Loại L/C khơng hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng và hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Trong UCP 600, tất cả Tín dụng thư là khơng hủy ngang cho dù trên Tín dụng thư khơng ghi từ “khơng hủy ngang” (Theo khoản b, Điều 7, UCP600).

 Thư tín dụng khơng hủy ngang cĩ xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng khơng thể hủy ngang và được một ngân hàng thứ ba đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo thư tín dụng đĩ cùng với ngân hàng mở L/C. Điều đĩ cĩ nghĩa là Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh tốn tiền cho nhà xuất khẩu, nếu như Ngân hàng mở thư tín dụng khơng trả tiền được. Sở dĩ cĩ loại thư tín dụng này là do phịng trường hợp nhà xuất khẩu khơng hồn tồn tin tưởng vào nhà nhập khẩu cũng như Ngân hàng mở L/C và giá trị L/C tương đối lớn.

1.2.4.2 Dựa vào nơi xuất trình chứng từ

 Thư tín dụng cĩ thể thương lượng (Negotiable Letter of Credit): là loại Thư tín dụng cho phép người thụ hưởng thương lượng bộ chứng từ tại ngân hàng thương lượng. Ngân hàng thương lượng được NHPH chỉ định đích danh hoặc chỉ định vơ danh. Trong thực tiễn, loại Thư tín dụng này được sử dụng phổ biến do nĩ mang lại nhiều thuận lợi cho người thụ hưởng. Với Thư tín dụng này, người thụ hưởng cĩ thể thương lượng bộ chứng từ tại Ngân hàng phục vụ họ ở quốc gia của họ. Bằng cách này, họ cĩ thể giảm thiểu rủi ro trong quá trình xuất trình chứng từ, vì họ cĩ thể dễ dàng nhận được dịch vụ tư vấn lập

bộ chứng từ và các hình thức tài trợ thương mại khác như tài trợ xuất khẩu, phịng chống rủi ro tỷ giá từ ngân hàng của mình.

 Thư tín dụng cĩ giá trị trực tiếp (Straight Letter of Credit): là loại Thư tín dụng trong đĩ NHPH yêu cầu người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ trực tiếp tại ngân hàng mình. Tín dụng thư trực tiếp khơng cĩ giá trị thương lượng vì nĩ khơng chỉ định ngân hàng thương lượng. Như vậy, nếu người thụ hưởng cĩ nhu cầu chiết khấu, họ cĩ thể đề nghị NHTB chiết khấu. Tuy nhiên, đây là giao dich riêng biệt giữa NHTB và người thụ hưởng, khơng liên quan đên Tín dụng thư. Như vậy, nếu đồng ý chiết khấu thì NHTB cĩ thể gặp rủi ro nếu như bộ chứng từ xuất trình bị bất hợp lệ và NHPH từ chối thanh tốn.

1.2.4.3 Dựa vào thời hạn thanh tốn:

 Thư tín dụng trả ngay (Sight Letter of Credit):

Là loại thư tín dụng trong đĩ người thụ hưởng sẽ được thanh tốn ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong Thư tín dụng tại NHPH hoặc ngân hàng chỉ định khác.

Trong thực tế, khi NHPH nhận được bộ chứng từ phù hợp theo L/C, NHPH sẽ gửi thư thơng báo cho người đề nghị mở L/C. Để nhận được bộ chứng từ đi lấy hàng, người đề nghị mở L/C phải thanh tốn trị giá bộ chứng từ trong vịng 05 ngày làm việc kể từ ngày NHPH nhận được bộ chứng từ từ nước ngồi. Người đề nghị mở L/C cĩ thể sử dụng vốn tự cĩ hoặc đề nghị NHPH cho vay để cĩ nguồn thanh tốn L/C.

 Thư tín dụng trả chậm (Deferred/ Usance Letter of Credit):

Là loại thư tín dụng khơng hủy ngang trong đĩ quy định ngân hàng mở L/C cam kết với người thụ hưởng sẽ thanh tốn tồn bộ số tiền L/C vào thời hạn cụ thể trong tương lai ghi trên L/C sau khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Khi chỉ định một ngân hàng thanh tốn trả chậm, ngân hàng phát

hành cho phép ngân hàng đĩ thực hiện thanh tốn bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với quy định trong L/C vào một thời điểm xác định trong tương lai đã nêu trong L/C. Đồng thời, ngân hàng phát hành cũng cam kết bồi hồn cho ngân hàng thanh tốn đúng thời hạn.

Thực tế, khi người đề nghị mở L/C nhận được thơng báo chứng từ phù hợp từ NHPH, người đề nghị mở L/C phải đảm bảo đủ nguồn thanh tốn L/C khi đến thời hạn thanh tốn được quy đinh trong L/C. Cũng như trong trường hợp của L/C trả ngay, người đề nghị mở L/C lúc này phải cĩ đủ tiền trong tài khoản hoặc cĩ thể đề nghị ngân hàng cho vay để thanh tốn trị giá L/C khi đến hạn. Ngồi các loại L/C kể trên, trong thực tiễn giao dịch, cịn cĩ nhiều loại L/C đặc biệt khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong thương mại quốc tế như: L/C chuyển nhượng (Tranferable Letter of Credit), L/C giáp lưng (Back to back Letter of Credit), L/C đối ứng (Reciprocal Letter of Credit), L/C tuần hồn (Revolving Letter of Credit), L/C dự phịng (Standby Letter of Credit), L/C cĩ điều khoản đỏ (Red Clause Letter of Credit)...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản phẩm l c upas tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)