Trong bối cảnh thị trường tài chính ở nước ta hiện nay, TD NH vẫn sẽ là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho các DN kinh doanh BĐS. Tuy nhiên, để việc huy động theo kênh này hiệu quả hơn cần phải tăng cường huy động vốn trung và dài hạn của các NH để cho vay trung và dài hạn. Đồng thời, cần phải thiết lập và nâng cao chất lượng các kênh thông tin về thị trường BĐS để làm cơ sở cho các NH thẩm định dự án, đánh giá khả năng chi trả của các chủ ĐT.
Hiện nay, Luật Đất đai chưa quy định việc xử lý giá trị quyền sử dụng đất thế chấp để thu hồi nợ, chưa có các quy định về căn cứ để xác định giao dịch BĐS (hợp pháp) để cho vay cũng như những quy định về việc xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất của các DN Nhà nước được giao đất trước đây nay chuyển sang thuê…đã khiến
nhiều DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các NH. Bên cạnh đó, để
tăng khả năng huy động vốn, cần có cơ chế cho phép các DN kinh doanh BĐS được huy động vốn bằng cách bán sản phẩm, dịch vụ theo hình thức thu tiền trước nhưng phải đăng ký với cơ quan chức năng và do NHTM đảm nhận, hoặc sớm có những văn bản cho phép các DN BĐS được thế chấp tài sản tại các NH nước ngoài, nhằm được hưởng lãi suất thấp. Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay, để huy động vốn phát triển các khu đô thị mới, khu kinh tế tập trung mới…có thể áp dụng các hình thức khác như
TP.HCM thời gian qua giao cho Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng làm đường đổi 600 hecta đất hai bên đường tại quận 7); kêu gọi các hộ dân trong diện giải phóng góp đất, vốn theo nghĩa như cổ đông trong các dự án kinh doanh BĐS để hưởng cổ tức. Để thị trường BĐS ngày càng phát triển bền vững, thiết nghĩ, Nhà nước cần phải sớm hoàn thiện, chỉnh sửa và bổ sung một số quy định trong hệ thống pháp luật về đất đai, BĐS để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cho vay ĐT, kinh doanh vào BĐS.