Đây là loại hình quỹ tiết kiệm nhiều nước trên thế giới đã triển khai rất thành cơng, có thể áp dụng ở VN theo dạng quỹ bảo hiểm. Theo đó tất cả những người đi làm có thu nhập đã có nhà hoặc chưa có nhà, có nhu cầu mua nhà hay khơng đều phải trích
nộp quỹ với mức chỉ cần 1% thu nhập hàng tháng. Lượng tiền mỗi người đóng góp
vào quỹ là khơng nhiều, nhưng khi tồn XH hưởng ứng tham gia thì số tiền thu được là rất lớn. Nếu tính thu nhập trung bình của một người đi làm hiện nay là 3 triệu đồng/ tháng. Thời gian làm việc của một người trung bình là 25 năm. VN hiện có khoảng 9 triệu lao động đi làm có thu nhập, thì với 1% lương trích nộp, số tiền của quỹ tiết kiệm
có thể đạt tới hàng trăm tỷ đồng. Đây là nguồn vốn dài hạn không nhỏ dành cho các
doanh nghịêp, các chủ ĐT dự án nhà ở và những người có nhu cầu vay vốn để ĐT xây dựng hoặc mua nhà để ở với mức lãi suất hợp lý, góp phần quan trọng giải quyết nhu
cầu bức xúc của XH hiện tại cũng như trong tương lai. Đối với người đóng quỹ, khi
về hưu, ai khơng có nhu cầu vay nhà thì lấy lại số tiền đã đóng nhân với lãi suất hàng năm.
Trong quá trình thí điểm có thể nghiên cứu, học tập kinh nghiệm từ các quốc gia đi
trước để điều chỉnh % đóng góp, hoặc bổ sung những quy định cụ thể khác. Ví dụ
Singapore quy định đơn vị sử dụng lao động phải đóng góp 13%, cịn người lao động
phải góp 20% tiền lương hàng tháng vào quỹ tiết kiệm này. Mức đóng góp tuy cao
nhưng người lao động sẽ được đảm bảo không bị mất nhà ngay cả khi khơng cịn khả năng trả góp. Hay như Malaysia, % đóng góp thấp hơn Singapore chỉ là 3%, nhưng có điểm đáng chú ý là chính phủ Malaysia quy định lương tối thiểu của người lao động phải bao gồm cả chi phí cho nhu cầu nhà ở.