Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 57 - 58)

- Phương pháp thực hiện gian lận:

2.4.1.1. Môi trường pháp lý

Hiện nay, Việt Nam đã ban hành đầy đủ chuẩn mực kiểm toán hướng dẫn thủ

tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên BCTC. Các chuẩn mực kiểm toán hiện nay hướng dẫn KTV các thủ tục kiểm toán cần thiết nhằm đảm bảo các gian lận ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC đều được phát hiện và thơng báo đến cấp quản lý có liên quan.

Dự thảo chuẩn mực kiểm toán sắp ban hành đã phân định rõ trách nhiệm của ban giám đốc, ban quản trị và KTV liên quan đến việc phát hiện gian lận. Trong đó, khơng chỉ ban giám đốc mới chịu trách nhiệm trong việc đánh giá, ngăn ngừa và phát hiện gian lận xảy ra, mà trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận cũng được

quy định cụ thể trong chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Việc gia tăng trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận giúp các thủ tục kiểm toán được thiết kế hữu hiệu hơn, đảm bảo BCTC giảm thiểu sai phạm trọng yếu.

Dự thảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 2010 nhìn chung phù hợp với chuẩn mực kiểm tốn quốc tế hiện hành, trong đó có chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 200 và 240 trình bày rõ trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận. Việc cập nhật chuẩn mực kiểm toán kịp thời, giúp nâng cao chất lượng kiểm toán Việt Nam, đồng thời rút ngắn khoảng cách chuyên môn của nghề nghiệp kiểm tốn giữa các nước trong khu vực.

Ngồi ra, nghị định 105 và thông tư 64 cũng quy định chi tiết trách nhiệm của KTV, giúp KTV nhận thức rõ vai trị và trách nhiệm của mình trong cuộc kiểm toán,

đặc biệt là trách nhiệm của KTV đối với gian lận nhằm đảm bảo hợp lý BCTC không

cịn sai sót trọng yếu trên tổng thể BCTC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)