CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI
2.1 Khái quát thị trường viễn thông và thông tin di động tại Việt Nam
2.1.1 Khái quát thị trường viễn thông Việt Nam
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do tác động của kinh tế thế giới. Ngành viễn thông vẫn phát triển với những con số khá ấn tượng, doanh thu và số thuê bao điện thoại trên toàn mạng tiếp tục phát triển. Tổng số thuê bao điện thoại trên toàn quốc đến cuối 2012 là 146,1 triệu, trong đó di động chiếm 93,3%. Tồn quốc có trên 31,2 triệu người sử dụng internet, đạt mật độ 35,5%. Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam, Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia có số người sử dụng internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 khu vực châu Á và đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. Công tác triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng mạng thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G) được đẩy mạnh. Các doanh nghiệp đã triển khai trên phạm vi toàn quốc 97.013 trạm BTS và 44.100 trạm 3G9.
Bảng 2.1: Bảng thống kê thuê bao điện thoại tại Việt Nam
ĐVT: Thuê bao Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 - Thuê bao di động 74.872.310 98.223.980 111.570.201 127.318.045 136.978.980 Tăng trưởng (%) 166,29 131,19 113,59 114,11 107,59 Tỷ lệ/ tổng TB (%) 83,54 84,93 88,59 92,60 93,73 - Thuê bao cố định 14.747.629 17.427.365 14.374.438 10.178.849 9.160.964 Tăng trưởng (%) 131,84 118,17 82,48 70,81 90,00 Tỷ lệ/ tổng TB (%) 16,46 15,07 11,41 7,40 6,27 - Tổng thuê bao 89.619.939 115.651.345 125.944.639 137.496.894 146.139.944 Nguồn: Sách trắng Việt Nam 2012
9 Báo cáo tổng kết 2012 của Bộ TTTT
Thực trạng thị trường Viễn thông Việt Nam cho thấy, dịch vụ di động đang phát triển rất nhanh trong những năm qua, đột biến nhất là năm 2008 với tốc độ tăng trưởng thuê bao đạt 166,29% so với năm 2007, đến cuối 2012, số thuê bao hơn 136,9 triệu. Số thuê bao hiện tại đã vượt quá số dân cả nước, dịch vụ cố định ngày càng giảm, thuê bao cố định hiện đang giữ số chủ yếu là các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, thuê bao cố định giảm là xu thế tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới, nguyên nhân là do dịch vụ di động thể hiện được sự tiện dụng, linh hoạt và giá cước ngày càng phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
2.1.2 Khái quát thị trường dịch vụ thông tin di động Việt Nam10
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường Viễn thông Việt Nam, thị trường thông tin di động Việt Nam trong thời gian qua có những bước phát triển nhảy vọt. Trước năm 2003, thị trường dịch vụ thông tin di động được thống lĩnh bởi VNPT với hai mạng di động sử dụng công nghệ GSM là Mobifone và Vinaphone.
Công ty thông tin di động với thương hiệu Mobifone là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc VNPT được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, Mobifone là doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của Mobifone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động.
Ngày 19 tháng 5 năm 1995, Mobifone đã ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC với Tập đoàn Comvik/Kinnevik của Thụy Điển theo giấy phép số 1242/GP của Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư nay là Bộ kế hoạch đầu tư. Việc ký kết này trong 10 năm đã mở ra cho Mobifone một thời kỳ mới, một bước ngoặt lớn trong quá trình xây dựng ban đầu. Ngày 19 tháng 5 năm 2005, hợp đồng hợp tác kinh doanh hết hiệu lực. Với 10 năm liên kết và học hỏi từ đối tác, Mobifone có rất nhiều kinh nghiệm và kinh doanh rất hiệu quả.
10 www.mic.gov.vn
Công ty dịch vụ viễn thông với thương hiệu Vinaphone là đơn vị thành viên của VNPT được thành lập năm 1996, năm 1999 Vinaphone là mạng đầu tiên phủ sóng trên 100% các tỉnh, thành phố, sau đó 7 năm, tháng 6 năm 2006, Vinaphone lại một lần nữa là mạng di động đầu tiên thực hiện phủ sóng 100% số huyện trên địa bàn cả nước kể cả các huyện miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Tháng 7/2003, mạng thơng di động mới SFone chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam với công nghệ mới CDMA. Công nghệ CDMA cho phép nâng cao chất lượng đàm thoại cũng như truyền số liệu với tốc độ cao bằng máy điện thoại di động. Sự xuất hiện của SFone đã xóa bỏ vị trí độc quyền của VNPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin di động.
Năm 2004, sự xuất hiện của mạng di động Viettel, sử dụng công nghệ GSM với sự phát triển nhanh như vũ bão và phương châm dịch vụ thông tin di động giá rẻ tại Việt Nam dành cho sinh viên và người lao động, mạng di động này đã thổi làn gió cạnh tranh mới vào thị trường viễn thông Việt Nam. Tham gia thị trường sau VNPT khá lâu nhưng Viettel đã có những bước phát triển nhảy vọt. Năm 2008, tổ chức đánh giá thương hiệu toàn cầu Intangible Business của Anh đã xếp Viettel vào vị trí 83/100 nhà khai thác di động lớn nhất thế giới. Theo đó, giá trị thương hiệu này đạt 536 triệu USD. Song song với phát triển thị trường trong nước, Viettel cũng đầu tư mạnh ra nước ngoài với mức doanh thu 5.779 tỉ đồng trong năm 2012, tăng 33% so với 2011. Viettel Global đã đầu tư hơn 11.000 tỉ đồng vào Tanzania, Đông Timor, Lào, Campuchia, Mozambique, Haiti và Peru.
Đến tháng 7 năm 2009, Gtel Mobile là mạng GSM nước ngoài đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam với thương hiệu Beeline đã tăng tính cạnh tranh mạnh mẽ lên thị trường. Ngoài 7 nhà cung cấp được cấp tần số khai thác cịn có 1 nhà cung cấp không được cấp tần số là Indochina Telecom. VTC telecom và FPT telecom đang được xem xét cấp phép hoạt động. Với sự xuất hiện của 8 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động, thị trường thông tin di động Việt Nam đã trở thành một trong 10 thị trường viễn thông lớn nhất Châu Á.
Từ tháng 03/2012 do tình hình cạnh tranh khốc liệt trên thị trường viễn thông Việt Nam, nhiều doanh nghiệp viễn thông kinh doanh kém hiệu quả buộc phải rời khỏi thị trường, theo đó EVN telecom sáp nhập vào Viettel cịn mạng Sfone thì tun bố ngừng cung cấp dịch vụ.
Bảng 2.2: Danh sách công ty cung cấp dịch vụ di động đến 31/12/2012
TT Tên công ty Công nghệ Tên thương hiệu
1 Công ty thông tin di động GSM Mobifone
2 Công ty dịch vụ viễn thông GSM Vinaphone
3 Tổng công ty viễn thông Quân đội GSM Viettel
4 Công ty cổ phần viễn thông di động GSM Beeline
5 Công ty viễn thông Hà Nội GSM VietnamMobile
Nguồn: www.mic.gov.vn Thị phần toàn quốc Vinaphone; 22,12% MobiFone; 24,57% Viettel; 49,01% VNmobile; 3,05% Beeline; 1,25%
Nguồn: Sách trắng Việt Nam 2012
Đến cuối năm 2012, thị phần các mạng di động tại Việt Nam cho thấy Viettel đạt cao nhất 49,01%, tiếp đến là Mobifone 24,57%, Vinaphone 22,12%, Vietnammobile 3,05%, thấp nhất là Beeline 1,25%. Là một trong những mạng điện thoại di động đầu tiên tại Việt Nam, Mobifone và Vinaphone đã để Viettel qua mặt và trở thành nhà mạng có thị phần cao nhất.
2.2 Giới thiệu về VNPT Bến Tre
2.2.1 Lịch sử hình thành VNPT Bến Tre và quá trình triển khai Vinaphone
2.2.1.1 Lịch sử hình thành VNPT Bến Tre
VNPT Bến Tre có tiền thân là Bưu điện Tỉnh Bến Tre. Thực hiện chủ trương chia tách giữa Bưu chính và Viễn thơng, ngày 01/01/2008 VNPT Bến Tre chính thức được thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định số 599/QĐ-TCCB ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị VNPT.
VNPT Bến Tre là cơ quan đại diện của VNPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre, có nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc, phục vụ nhiệm vụ chính trị cho Đảng và Nhà nước. Đồng thời, VNPT Bến Tre có chức năng quản lý khai thác, kinh doanh dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
2.2.1.2 Quá trình triển khai Vinaphone tại VNPT Bến Tre
Dịch vụ di động Vinaphone là một trong những dịch vụ chiến lược, quan trọng và hiệu quả của VNPT. Dịch vụ này được khai thác tại tất cả các VNPT tỉnh, thành phố trên cả nước. Công ty chủ dịch vụ là Công ty dịch vụ viễn thơng, đơn vị hạch tốn phụ thuộc VNPT. VNPT tỉnh, thành phố là đơn vị phát triển dịch vụ Vinaphone trên địa bàn.
Từ năm 2010 đến nay, tất cả các VNPT tỉnh, thành phố là đại diện duy nhất của VNPT trên địa bàn. Do đó, việc kinh doanh các dịch vụ Vinaphone có sự thay đổi về mơ hình tổ chức khai thác. Các VNPT tỉnh thành chịu trách nhiệm phát triển kênh phân phối, thị phần, chăm sóc khách hàng. Tiền lương và các chế độ khác phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh.
Theo cơ chế 46 của VNPT về việc ban hành cơ chế phân chia doanh thu, chi phí nội bộ các dịch vụ của VNPT11, VNPT Bến Tre đã có những bước triển khai nhằm duy trì và phát triển dịch vụ Vinaphone, đặc biệt chính sách đối với hệ thống kênh phân phối dịch vụ nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.