Trái phiếu CLO và CBO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 68)

Hình 3.1 : Mơ hình góp vốn hình thành nên các tổ chức định mức tín nhiệm

b. Chứng khốn hóa danh mục cho vay trả góp mua ơ tơ

2.6.2.8- Trái phiếu CLO và CBO

Trái phiếu CLO (Collateralisation Loan Obligations) là chứng khốn hóa các danh mục tín dụng thương mại. Trái phiếu CBO (Collateralisation Bond Obligations) là chứng khốn hóa các danh mục trái phiếu doanh nghiệp. CLO có thể kết hợp các khoản cho vay thương mại và trái phiếu doanh nghiệp, trong đó cho vay thương mại là tài sản chính. Rủi ro tín dụng đối với trái phiếu CLO cao

hơn so với CBO tương ứng với mức rủi ro của gốc tài sản.

Điểm khác biệt chính giữa trái phiếu CLO và trái phiếu CBO nằm ở động

lực thực hiện chứng khốn hóa. Trái phiếu CLO chủ yếu làm đẹp và “sạch” bảng cân đối kế toán bằng cách thối bỏ một số rủi ro tín dụng còn trái phiếu CBO chủ yếu khai thác chênh lệch giá.

2.6.2.9- Chứng khốn hóa tổng hợp (Synthetic Securitisation)

Các trái phiếu CDO trình bày ở phần trên được gọi là trái phiếu CDO tiền mặt (Cash CDO) hình thành thơng qua chứng khốn hóa các danh mục rủi ro tín dụng được bán cho cơng ty có mục đích đặc biệt.

Đối với chứng khốn hóa tổng hợp, cơng ty có mục đích đặc biệt khơng

mua danh mục rủi ro tín dụng bình thường mà thơng qua cơng cụ phái sinh, cụ thể là hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng (CDS). Các trái phiếu CDO phát hành thơng qua chứng khốn hóa tổng hợp được gọi là CDO tổng hợp (Synthetic CDO).

Hình 2.4: Mơ hình chứng khốn hóa tổng hợp

Ngân hàng đầu tư SPV

A 300 tỷ 5% C 300 tỷ 7% Z 100 tỷ UR B 300 tỷ 6% Phí bảo hiểm CDS

Bồi thường rủi ro

Trái phiếu chính phủ

Danh mục tài sản tham chiếu 1.000 tỷ 1.000 tỷ CDO tổng hợp

Ngân hàng bán rủi ro tín dụng sang cho cơng ty có mục đích đặc biệt bằng hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng (CDS). Về cơ bản đây là hợp đồng bảo hiểm rủi ro tín dụng, trong đó, ngân hàng thanh tốn định kỳ phí bảo hiểm cho cơng ty có mục đích đặc biệt. Đổi lại, ngân hàng nhận khoản bồi thường khi danh mục tài sản tham chiếu bị rủi ro tín dụng. Phần bồi thường sẽ tương đương mệnh giá danh mục rủi ro - giá trị thu hồi của gốc tài sản.

Cơng ty có mục đích đặc biệt mua rủi ro tín dụng của ngân hàng và chuyển giao sang nhà đầu tư bằng cách phát hành trái phiếu lồng ghép phái sinh rủi ro tín dụng. Chứng khốn nợ này chính là trái phiếu CDO tổng hợp mà bản chất chính là trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng (Credit Linked Note- CLN).

Do sử dụng công cụ phái sinh, cơng ty có mục đích đặc biệt khơng cần

dùng tiền mặt để mua rủi ro tín dụng, thay vào đó, sẽ đầu tư tiền thu được từ phát hành trái phiếu CDO tổng hợp và phí bán bảo hiểm tín dụng vào trái phiếu chính phủ (khơng rủi ro tín dụng).

Trái phiếu CDO tổng hợp được phân chia thành nhiều gói có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau tương ứng với các mức sinh lời khác nhau. Gói Z (gói cổ

phiếu) thơng thường được ngân hàng đầu tư giữ lại do tính chất rủi ro cao hoặc

được bán cho các nhà đầu tư mạo hiểm như các quỹ đầu cơ trong khi các gói ưu

tiên có mức tín nhiệm cao sẽ bán cho các nhà đầu tư thích an tồn. Nếu rủi ro tín dụng khơng xảy ra, chủ đầu tư gói Z sẽ có lợi nhuận cao nhất, ngược lại, có thể bị mất tất cả.

Với mơ hình chứng khốn hóa tổng hợp, chủ thể tạo lập tài sản khơng cần thối bỏ danh mục tài sản của mình mà vẫn đạt được mục tiêu là bán rủi ro tín

dụng sang cho nhà đầu tư. Chứng khốn hóa tổng hợp có tính ứng dụng cao đối với ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng đầu tư muốn giảm bớt rủi ro tín dụng mà khơng mất quan hệ với khách hàng trong danh mục tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)