Đào tạo và thăng tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên ở các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 39)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH

2.3 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết

2.3.5 Đào tạo và thăng tiến

Đào tạo: Đƣợc xem là một dạng đầu tƣ vốn con ngƣời và sự đầu tƣ này đƣợc thực hiện bởi cá nhân hoặc công ty (Goldstein, 1991 và Wetland, 2003). Những

kỹ năng của họ và đƣợc hy vọng sẽ sử dụng các kỹ năng, kiến thức học đƣợc để áp dụng trong công việc cũng nhƣ chia sẻ cho các đồng nghiệp khác (Noe, 1999). Những nhân viên tham gia vào một khóa đào tạo sẽ đƣợc cung cấp những kỹ năng cần thiết hoặc giúp sửa chữa những thiếu sót trong biểu hiện của họ; trong khi việc phát triển chỉ có ảnh hƣởng để cung cấp cho nhân viên khả năng mà tổ chức cần trong tƣơng lai (Gomez-Mejia, Balkin và Cardy 1995). Phát triển kỹ năng có thể bao gồm cải thiện cả về những kỹ năng đọc viết cơ bản, cách giao tiếp cá nhân, hoặc khả năng giải quyết vấn đề. Ngày nay nhiều công ty nhận ra rằng họ càng huấn luyện nhân viên của mình thì nhân viên của mình ngày càng có xu hƣớng gắn bó với cơng ty. Hơn nữa, những kiến thức học sau chƣơng trình đạo tạo đó đều giúp ích cho nhân viên trong việc gia tăng doanh số bán hàng (Jamrog, 2002).

Theo Oosthuizen (2001) thăng tiến là một yếu tố động viên và có mức độ động viên rất lớn. Nghiên cứu này chỉ ra rằng đây là yếu tố quan trọng trong việc nhân viên có thỏa mãn hay khơng, có đƣợc động lực làm việc hay khơng. Robbin (2001) khẳng định rằng thăng tiến tạo cơ hội cho việc phát triển cá nhân, tăng mức trách nhiệm và tăng địa vị xã hội.

Storey và Sisson (1993) cho rằng đào tạo và thăng tiến là dấu hiệu của sự gắn kết trong nhân viên. Đào tạo và thăng tiến cũng giúp giảm sự luân chuyển công việc (Frazis & ctg, 1998; Wetland, 2003). Nó cũng phản ánh chiến lƣợc của tổ chức là dựa vào sự tăng giá trị hơn là dựa vào việc cắt giảm chi phí. Các cơng ty hàng đầu đã thừa nhận rằng việc cung cấp cho nhân viên với hàng loạt cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng chính là chìa khóa cho việc kích thích động viên và giữ lại nguồn nhân lực chủ chốt (Accenture, 2001; Bassi & Buren, 1999).

Giả thuyết về đào tạo và thăng tiến đối với động viên nhân viên ở ngân hàng TMCP nhƣ sau:

H5: Cảm nhận của nhân viên về việc đào tạo và thăng tiến tốt sẽ động viên được nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên ở các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)