Các thành phần quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 33 - 41)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Quản trị doanh nghiệp và mối quan hệ với chất lượng kiểm toán

2.2.2. Các thành phần quản trị doanh nghiệp

Thành phần quản trị doanh nghiệp dựa trên sự tách biệt vấn đề chủ sở hữu bao gồm các cơ quan quản lý như: Giám đốc điều hành, nhà quản lý, Hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán và các bên liên quan khác bao gồm nhà cung cấp, nhân viên, chủ nợ, khách hàng... Tất cả các bên quản trị doanh nghiệp đều quan tâm, dù là trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo Cohen và các cộng sự (2009) cho rằng các yếu tố QTCT như: Ban điều hành, Hội đồng quản trị, UBKT và các kiểm toán viên thực hiện vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng thơng tin BCTC.

Hình 2.1 Sự tách biệt quyền sở hữu và các thành phần quản trị doanh nghiệp.

Nguồn: Hosseinniakani, Seyed Mahmoud (2014)

 Cổ đông: Cổ đông là tổ chức hoặc cá nhân sở hữu cổ phần trong công ty. Theo quan điểm các bên liên quan, cổ đông như một chủ sở hữu luôn mong muốn gia tăng sự giàu có của họ cũng như giữ gìn danh tiếng của cơng ty. Trong vấn đề này, họ đóng một vai trò quan trọng trong quản trị công ty. Một vai trị rất quan trọng của cổ đơng trong quản trị là chỉ định ban giám đốc và kiểm toán viên để đảm bảo rằng cấu trúc quản trị được triển khai một cách thích hợp. Cổ đơng chịu trách

Các cổ đông

Công ty Hội đồng quản trị Ủy ban kiểm toán

Giám sát & báo cáo

Báo cáo Thành viên điều hành Thành viên không điều hành Sở hữu Chỉ định Chỉ định

nhiệm bầu các thành viên hội đồng quản trị trong một cách thức đơn giản hóa mục tiêu và lợi ích của họ (Cadbury, 1992).

 Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị được xem như là một phần quan trọng của các cơ chế quản trị doanh nghiệp. Hội đồng quản trị giúp giải quyết các vấn đề đại diện phát sinh giữa nhà quản lý và các cổ đông (Fama & Jensen, 1983). Hơn nữa, các thành viên hội đồng quản trị có trách nhiệm trong chức năng giám sát để nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, mục đích quản trị doanh nghiệp, điều quan trọng là phải thiết lập một hội đồng quản trị hiệu quả cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nó. Về vấn đề này, nghiên cứu tổng quan các tài liệu trước đây có thể tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hội đồng quản trị thể hiện qua bảng sau.

Hình 2.2 Các mối quan hệ được quan sát giữa các yếu tố của HĐQT và sự tương quan của nó với quản trị doanh nghiệp.

Nguồn: Hosseinniakani, Seyed Mahmoud (2014)

 Ủy ban kiểm toán: Ủy ban kiểm tốn là tiểu ban chính của Hội đồng quản trị. Nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán chủ yếu là tư vấn, kiến nghị cho Hội đồng

Quản trị doanh nghiệp

Hội đồng quản trị

Quy mô Sự độc lập Chuyên môn Số lần họp + -

- +

+ +

- +

quản trị những vấn đề như: thơng qua báo cáo tài chính hàng năm, tính hiệu quả của hệ thống kiểm sốt nội bộ và quản trị rủi ro, hiệu quả của chức năng kiểm toán nội bộ và những vấn đề liên quan đến kiểm toán độc lập.

2.2.3. Quản trị doanh nghiệp và mối quan hệ với chất lượng kiểm toán

Cơ chế quản trị doanh nghiệp hiệu quả và chất lượng kiểm toán là hai yếu tố quan trọng đối với cơng ty đặc biệt là nhóm các cơng ty lớn nhằm đảm bảo độ tin cậy của kiểm soát nội bộ và giám sát hệ thống báo cáo tài chính. Cả hai thành phần bổ sung cho nhau và nó được dự kiến sẽ có một mối quan hệ chặt chẽ. Cơ chế quản trị doanh nghiệp tốt đang cố gắng để có được một dịch vụ kiểm tốn chất lượng cao cho cơng ty. Tương tự như kiểm tốn viên chất lượng, nơi họ được giả định liên tục nâng cao chất lượng cơ chế quản trị doanh nghiệp của khách hàng.

Theo Báo cáo Cadbury (1992), kiểm toán hàng năm là "một trong những nền tảng của quản trị doanh nghiệp... Kiểm toán cung cấp một sự kiểm tra bên ngoài và khách quan về cách mà các báo cáo tài chính đã được soạn thảo và trình bày". Nhưng sự hiệu quả của kiểm toán độc lập phụ thuộc vào thực tế và sự phát triển của môi trường quản trị doanh nghiệp (Holm và Laursen, 2007). Một cơ chế quản trị doanh nghiệp hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng kiểm tốn bởi vì nó giúp đảm bảo rằng ban giám đốc và nhà quản lý của các công ty niêm yết chỉ định các kiểm toán viên chất lượng cao, những người sẽ thực hiện việc giám sát độc lập và hiệu quả trong q trình báo cáo tài chính (Lin và Liu, 2009a).

Trong tổng quan các tài liệu nghiên cứu, mối quan hệ giữa chất lượng kiểm toán cao và quản trị doanh nghiệp có thể được định hình theo hai quan điểm. Theo “quan điểm bổ sung”, sự bổ sung tăng cường cơ chế quản trị "kiểm soát" sẽ tăng cường hiệu quả kiểm tốn và do đó chất lượng kiểm tốn sẽ được tăng lên. Ngược lại theo “quan điểm thay thế”, sự tồn tại của một cơ chế kiểm soát làm giảm nhu cầu cơ chế kiểm soát khác; hay chúng ta có thể hiểu là một cấu trúc quản trị doanh nghiệp mạnh có thể thay thế kiểm toán độc lập chất lượng cao hơn và nhu cầu về chất lượng trong lựa chọn kiểm tốn viên ít hơn (Williamson, 1983).

Trong phân tích tổng hợp (meta-analysis) của mình, Hay và các cộng sự (2006) lập luận ủng hộ quan điểm bổ sung và cho rằng việc cải thiện cơ chế quản trị doanh nghiệp sẽ dẫn đến một mơi trường kiểm sốt hiệu quả hơn. Do đó, các nhà nghiên cứu này mong đợi chất lượng kiểm tốn sẽ có mối liên hệ tích cực với các cơ chế quản trị doanh nghiệp. Họ thừa nhận mối liên hệ tích cực này trong một vài nghiên cứu trước đó mà giải quyết mối quan hệ giữa quản trị và chất lượng kiểm toán (được đo lường bởi phí kiểm tốn). Nhìn chung, giả thuyết nổi bật trong nghiên cứu kế tốn là tồn tại một mối liên hệ tích cực giữa các cơ chế quản trị và chất lượng kiểm toán; giả thuyết này cũng đã được hỗ trợ bởi các cuộc điều tra gần đây hơn (Desender, 2010, Hay và các cộng sự, 2008; Knechel và Willekens, 2006).

2.3. Quy định pháp luật về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam

Ở nước ta, hệ thống các quy định về quản trị doanh nghiệp được đề cập tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm các Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành như Luật Doanh nghiệp năm 2005 (được sửa đổi bổ sung năm 2014), Luật Chứng khoán năm 2006 (được sửa đổi bổ sung năm 2010) và Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2007 về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khốn. Việc thơng qua Quy chế về Quản trị công ty năm 2007, mặc dù chưa được chi tiết nhưng đó là một trong những bước tích cực trong tăng cường quản trị công ty của Việt Nam, là văn bản hướng dẫn về quản trị đầu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sau đó, là sự ra đời của Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng, được xem như là bước tiến trong việc hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động quản trị cơng ty tại Việt Nam, góp phần rút ngắn khoảng cách so với thế giới. Thông tư 121/2012/TT là hệ thống các quy định hướng dẫn đảm bảo việc triển khai áp dụng Quản trị công ty đảm bảo phù hợp với quy định tối thiểu về Quản trị công ty tại Luật Doanh nghiệp, nguyên tắc Quản trị công ty tại Luật Chứng khoán và phù hợp với thực trạng Quản trị công ty của doanh nghiệp. Gần đây nhất, năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2017/NĐ-CP (Nghị định 71)

ngày 06/6/2017 hướng dẫn về Quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng và Thông tư số 95/2017/TT-BTC hướng dẫn về Điều lệ mẫu và mẫu quy chế nội bộ về Quản trị công ty của Bộ Tài chính. Các văn bản này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tính cơng khai minh bạch, chất lượng quản trị công ty tại các công niêm yết và công ty đại chúng.

Các quy định của Quản trị doanh nghiệp chủ yếu liên quan đến Hội đồng quản trị bao gồm các nội dung quy định về cơ cấu ,số lượng thành viên HĐQT, cuộc họp HĐQT, tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên của HĐQT và thành viên HĐQT độc lập. Hay các quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông, các quy định về Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát; quy định về ban điều hành (Tổng giám đốc).

2.4. Lý thuyết đại diện và sự bất cân xứng thông tin

Lý thuyết đại diện được giới thiệu bởi Jensen & Meckling (1976), là một lý thuyết phổ biến trong trong nghiên cứu giải thích mối quan hệ giữa người ủy quyền (principals) và người đại diện (Agents). Trong các cơng ty cổ phần, người ủy quyền chính là các chủ sở hữu (các cổ đông) chỉ định các nhà quản lý (người đại diện) thay mặt họ điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Chính sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát tạo ra những mối xung đột lợi ích tiềm ẩn giữa hai bên (Jensen và Meckling, 1976). Lý thuyết đại diện cho rằng các nhà quản lý có khả năng hành động một cách cơ hội để theo đuổi lợi ích cá nhân của họ mà khơng hành động thay mặt cho lợi ích tốt nhất của cổ đơng. Hơn nữa, sự bất lực của các cổ đông trong giám sát chặt chẽ các nhà quản lý do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm sốt làm gia tăng thơng tin bất cân xứng dẫn đến nguy cơ đạo đức và các vấn đề lựa chọn bất lợi của người đại diện. Theo lý thuyết đại diện, vì các nhà quản lý hay người đại diện được lấy cảm hứng từ các động lực bên ngoài (Sundaramurthy và Lewis, 2003), do đó các chủ sở hữu phải xác định cách thức để thúc đẩy người đại diện và để đảm bảo rằng họ hành động vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông sở hữu. Jensen and Meckling (1976) cho rằng chi phí đại diện có thể là một cách lựa họn để giảm xung đột các vấn đề đại diện.

Trong nghiên cứu này, vai trò giám sát của HĐQT và kiểm toán viên được nghiên cứu như là các cơ chế làm giảm thiểu mâu thuẫn đại diện. Hội đồng quản trị hoạt động thay mặt cho cổ đông và đại diện cho quyền lợi của cổ đông thông qua chức năng giám sát nhà quản lý. Cùng với vai trò giám sát của Hội đồng quản trị, Solomon (2007) tun bố rằng kiểm tốn bên ngồi đại diện cho một yếu tố quan trọng khác của hệ thống kiểm sốt nội bộ của doanh nghiệp và nó cung cấp một hệ thống kiểm tra và cân bằng giúp cổ đơng giám sát và kiểm sốt các hoạt động của nhà quản lý. Theo lý thuyết đại diện, kiểm toán được xem như là một cơ chế giám sát quan trọng giúp cho chủ sở hữu đánh giá đúng đắn chức năng của người đại diện. Kiểm tốn cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc nâng cao sự đáng tin cậy của báo cáo tài chính và lịng tin của cơng chúng. Kiểm tốn giúp giải quyết những mâu thuẫn phát sinh giữa chủ sở hữu và người đại diện, về sự bất cân xứng thông tin (Healy & Palepu, 2001). Bởi vì các cổ đơng và nhà đầu tư bị hạn chế trong tiếp cận thông tin nội bộ bên trong một cơng ty, và kiểm tốn viên độc lập sẽ cung cấp cho cổ đơng một ý kiến kiểm tốn độc lập về độ tin cậy, sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính được lập bởi nhà quản lý. Gerayli, Yanesari và Ma'atoof (2011) khẳng định rằng vấn đề đại diện này dẫn đến nhu cầu kiểm tốn bên ngồi. Mức độ xung đột và sự bất cân xứng thông tin được giả định là khác nhau giữa các cơng ty và có thể u cầu các mức độ kiểm toán và chất lượng kiểm toán khác nhau (DeAngelo, 1981, Watt và Zimmerman, 1986). Chi phí đại diện càng cao, sự bất cân xứng thơng tin càng lớn và vì vậy u cầu mức chất lượng kiểm toán cao hơn.

Trên thực tế, cơ chế quản trị doanh nghiệp nội bộ (như Hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán, kiểm toán nội bộ) và cơ chế quản trị doanh nghiệp bên ngồi (kiểm tốn bên ngồi) khơng hoạt động độc lập mà có sự tương tác với nhau (Sharma và cộng sự, 2011) và tác động đến chất lượng của báo cáo tài chính. Do đó, có thể thấy rằng lý thuyết đại diện là cần thiết cho nghiên cứu này vì nó nhìn nhận vai trị giám sát của Hội đồng quản trị và kiểm toán độc lập như là cơ chế để kiểm soát hành vi quản lý và được sử dụng để giải thích nhu cầu về cơ chế quản trị doanh nghiệp hiệu quả và chất lượng kiểm tốn.

Tóm tắt Chƣơng 2

Nội dung Chương 2 trình bày cơ sở lý luận về kiểm toán, chất lượng kiểm toán cũng như phương pháp đo lường chất lượng kiểm toán và các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp.

Qua đó, ta thấy rằng chất lượng kiểm tốn khơng dễ dàng đánh giá và nhận biết. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm chất lượng kiểm tốn và vì vậy việc đo lường chất lượng kiểm tốn cũng trở nên khó khăn. Khơng có bất kỳ một phương pháp đo lường nào được chấp nhận chung mà có nhiều đại diện đo lường chất lượng kiểm toán khác nhau được sử dụng. Những đại diện đo lường này dựa trên các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của q trình kiểm tốn. Và một số đại diện đo lường chất lượng kiểm được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu như: quy mô cơng ty và uy tín cơng ty được đo bởi nhóm Big N (hiện nay là Big 4), phí kiểm tốn, báo cáo tài chính trình bày lại hay ý kiến GC (Going concern). Cùng với chất lượng kiểm toán, một cơ chế quản trị doanh nghiệp hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng đối với công ty nhằm đảm bảo độ tin cậy của kiểm soát nội bộ và giám sát hệ thống báo cáo tài chính. Quản trị doanh nghiệp liên quan đến việc thiết lập các mối quan hệ giữa ban lãnh đạo công ty, hội đồng quản trị, các cổ đơng và các bên khác có liên quan.

Ngồi ra, chương 2 cịn trình bày nội dung của lý thuyết đại diện được xem như lý thuyết nền được sử dụng để giải thích nhu cầu về cơ chế quản trị doanh nghiệp hiệu quả và chất lượng kiểm toán trong nghiên cứu này.

Trên cơ sở lý luận này kết hợp với kết quả các nghiên cứu trước giúp tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)