CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu
3.3.1. Cấu trúc Hội đồng quản trị và chất lượng kiểm toán
Hội đồng quản trị có vai trị rất quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, Hội đồng quản trị tồn tại nhằm để bảo vệ lợi ích của các cổ đơng thơng qua việc thực hiện vai trị giám sát nhà quản lý cấp cao đảm bảo chất lượng báo cáo tài chính. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng liên quan đến tầm quan trọng của vai trò HĐQT trong giám sát báo cáo tài chính và vì vậy giảm thiểu sự thao túng thơng tin kế tốn.
Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và chất lượng các dịch vụ kiểm toán được thể hiện có thể là chính thức hoặc khơng chính thức. Xét về mối liên hệ chính thức, Hội đồng quản trị thường hợp tác với ban giám đốc trong việc lựa chọn kiểm toán viên độc lập và thường phải chịu sự phê chuẩn của các cổ đơng. Rà sốt tài liệu, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông các doanh nghiệp, thực tế ở những doanh nghiệp niêm yết Việt Nam cũng cho thấy việc lựa chọn cơng ty kiểm tốn đa số đều được ủy quyền cho Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn thơng qua các phương tiện khơng chính thức. Sự cam kết của Hội đồng quản trị là giám sát thận trọng có thể báo hiệu với ban giám đốc và kiểm toán viên rằng những mong đợi được đặt lên cơng ty kiểm tốn là rất cao. Nếu kiểm tốn viên hiểu rằng khách hàng (đó là Hội đồng quản trị) đặc biệt có chất lượng và địi hỏi cao, kiểm tốn viên có thể thực hiện kiểm tốn có chất lượng cao hơn để khơng làm khách hàng thất vọng và gây nguy hại cho mối quan hệ giữa hai bên.
Nghiên cứu hiện tại này khám phá mối liên kết giữa các đặc điểm của Hội đồng quản trị và chất lượng kiểm toán ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các yếu tố sau đây: quy mô Hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm giám đốc điều hành và tính độc lập của Hội đồng quản trị.
3.3.1.1. Quy mơ Hội đồng quản trị và chất lượng kiểm tốn
Các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa quy mô hội đồng quản trị và tính hiệu quả của HĐQT đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu bao gồm Jensen, 1993) và Pahuja, 2011. Theo Jensen (1993), Hội đồng quản trị cần duy trì ở
mức nhỏ để cải thiện hiệu quả hoạt động của cơng ty. Ơng lập luận rằng các Hội đồng quản trị vượt quá 7 hoặc 8 thành viên thì hoạt động sẽ kém hiệu quả vì mức độ xung đột cao. Ngồi ra, quy mơ HĐQT lớn cịn sẽ tạo thêm gánh nặng chi phí đối với các tổ chức.
Một số khác lại cho rằng Hội đồng quản trị doanh nghiệp nên đủ lớn để đảm bảo sự đa dạng trong chuyên môn và kinh nghiệm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của việc giám sát có hiệu quả. Pearce & Zahra (1992) đã tuyên bố rằng có mối liên hệ tích cực giữa thành phần Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty. Họ cho rằng các hội đồng quản trị lớn hơn sẽ hiểu rõ hơn về các cổ đơng đa dạng. Nó cũng sẽ làm giảm xu hướng của sự thống trị của CEO trong Hội đồng quản trị. Andres & Vallelado (2008) cũng cho rằng Hội đồng quản trị phải được lớn hơn vì nó sẽ tạo điều kiện cho q trình giám sát về quản lý và đưa ra những lời khuyên cho các nhà quản lý. Điều này đã được khẳng định trong nghiên cứu của Pfeffer (1972), trong đó nêu rõ rằng quy mơ Hội đồng quản trị lớn hơn cho thấy có nhiều nguồn lực giám sát hơn, do đó tăng hiệu quả hoạt động của công ty.
Nếu xét trong bối cảnh ở Việt Nam, với đặc điểm sở hữu mang tính tập trung cao, quy mơ HĐQT lớn có thể là một chỉ số đóng góp nhiều hơn vào quản trị doanh nghiệp tốt hơn (Di Pietra và cộng sự, 2008). Một HĐQT lớn có thể quan tâm đến việc lựa chọn một kiểm tốn bên ngồi có uy tín để giảm thiểu các vấn đề tổ chức và do đó cải thiện nhận thức về chất lượng kiểm tốn của các báo cáo tài chính đã cơng bố. Vì những lý do trên, trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng giả thuyết như sau:
H1: Có một mối quan hệ tích cực giữa quy mô Hội đồng quản trị và chất lượng kiểm toán.
3.3.1.2. Sự kiêm nhiệm của CEO/Chủ tịch HĐQT và chất lượng kiểm toán Sự kiêm nhiệm CEO đề cập đến việc không tách biệt vai trò giữa Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Sự tập trung quyền lực bắt nguồn từ sự kiêm nhiệm chức vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành có thể được nhận thức một cách tiêu cực bởi vì vai trị giám sát của HĐQT đối với công
tác quản lý bị suy yếu do sự có mặt của cùng một người trong hai chức năng. Theo đó, những xung đột lợi ích tiềm tàng và thơng tin bất cân xứng giữa ban lãnh đạo và các cổ đơng (hoặc nói chung là các bên liên quan) tăng lên. Nó làm dấy lên câu hỏi về sự độc lập của HĐQT vì sự kiêm nhiệm của CEO sẽ là rào cản cho sự tách biệt quyền kiểm soát và ra quyết định (Daily & Dalton, 1993). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu như Inkelstein và D‟Aveni (1994) đã lập luận ngược lại, cho rằng có thể xem việc kiêm nhiệm tạo ra một lợi thế cho cơng ty bởi vì nó tạo ra sự thống nhất trong lãnh đạo cơng ty. Việc kiêm nhiệm cịn giúp gia tăng kiến thức và sự hiểu biết lẫn nhau trong môi trường hoạt động của công ty và điều này sẽ gây tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động. Nhưng nhìn chung, phần lớn các hệ thống quản trị doanh nghiệp thường khuyến khích nên tách bạch vị trí của Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành.
Và cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất về mơ hình quản trị cơng ty. Quan điểm tách biệt vai trị Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị nhìn chung được rất nhiều các nước châu Âu ủng hộ (100% các công ty ở Đức & Hà Lan áp dụng mơ hình này). Tuy nhiên các doanh nghiệp Mỹ có quan điểm khá khác biệt. Ở Việt Nam, sự kiêm nhiệm của giám đốc điều hành cũng là khá phổ biến, pháp luật Việt Nam về Quản trị doanh nghiệp không cấm việc Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành. Tuy nhiên, các văn bản có liên quan về các cơng ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khốn có xu hướng khuyến khích việc tách bạch hai chức vụ này.
Và theo lý thuyết người đại diện cho rằng các nhà quản lý cụ thể là CEO có khuynh hướng cá nhân, cơ hội và tư lợi; trong trường hợp này, khơng có một hệ thống quản trị cơng ty tốt và vai trị của kiểm tốn vì thế cũng bị coi nhẹ. Có nhiều trường hợp, Ban giám đốc đảm nhận trách nhiệm đàm phán, lựa chọn và ký hợp đồng với công ty kiểm tốn. Vì thế, nhiều kiểm tốn viên độc lập đã phải thực hiện cơng việc của mình dưới sức ép của Ban giám đốc, dẫn đến sự minh bạch về thông tin đã được kiểm tốn là khơng được bảo đảm dẫn đến thiếu khách quan trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán viên. Cùng với việc lập luận của tác giả cho rằng việc
lựa chọn một kiểm toán viên Big 4 có thể làm giảm sức mạnh chi phối bởi chức năng kiêm nhiệm này, vì vậy nó có thể khơng được mong muốn bởi Giám đốc điều hành và Chủ tịch của công ty. Lập luận này được củng cố khi nó kết hợp với sự tập trung quyền sở hữu cao như thường thấy trong bối cảnh ở Việt Nam. Với những lý do đó, nghiên cứu này dự đốn rằng sẽ có một mối quan hệ tiêu cực giữa sự kiêm nhiệm CEO và chất lượng kiểm tốn.
H2: Có một mối quan hệ tiêu cực giữa sự kiêm nhiệm của CEO/Chủ tịch HĐQT và chất lượng kiểm toán.
3.3.1.3. Sự độc lập của Hội đồng quản trị và chất lượng kiểm toán
Cơ chế kiểm soát tốt nhất trong hoạt động giám sát nhà quản lý là Hội đồng quản trị (Fama & Jensen, 1983). Và theo lý thuyết đại diện, sự độc lập của Hội đồng quản trị là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo quá trình giám sát hiệu quả. Beasley & Petroni (2001) đã tuyên bố dựa trên giả định về lý thuyết đại diện, sự hiện diện của các thành viên HĐQT độc lập sẽ làm tăng hiệu quả của Hội đồng quản trị. Theo Fama & Jensen (1983), các thành viên bên ngồi đại diện cho cổ đơng sẽ giám sát việc ra quyết định của nhà quản lý và có các biện pháp khuyến khích cao hơn để ngăn chặn hoặc phát hiện bất kỳ hành vi cơ hội nào trong quản lý.
Nhìn chung, các thành viên HĐQT độc lập trong Hội đồng quản trị được xem như một công cụ để hạn chế những xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và các cổ đông (Fama, 1980, Fama và Jensen, 1983). Carcello và cộng sự (2002) chỉ ra rằng Hội đồng quản trị độc lập có khuynh hướng chọn một cuộc kiểm toán độc lập cung cấp chất lượng kiểm sốt tốt hơn bởi vì các nhà quản trị muốn bảo vệ lợi ích của cổ đơng và danh tiếng của họ, tránh mọi tình huống ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý của họ. Do đó, hội đồng quản trị độc lập và kiểm toán độc lập là hai cơ chế kiểm soát bổ sung. Lập luận này được ủng hộ bởi Piot (2011). Nghiên cứu của Beasley và Petroni (2001) cũng đã tuyên bố rằng các thành viên hội đồng độc lập có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng kiểm toán. Kết quả nghiên cứu Sullivan (2000) và Salleh (2006) cho biết có một mối quan hệ tích cực giữa số thành viên hội đồng quản trị độc lập và chất lượng kiểm toán.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam, có đặc điểm là sở hữu tập trung, có thể các thành viên HĐQT độc lập được phân loại là độc lập có thể khơng độc lập về bản chất. Trong bối cảnh này, rất khó để dự đốn được dấu hiệu của sự liên kết giữa tính độc lập của hội đồng quản trị và sự lựa chọn kiểm toán viên. Nhưng với những kết quả nghiên cứu trước đây, trong nghiên cứu này tác giả cũng dự kiến rằng có một mối quan hệ tích cực giữa sự độc lập của hội đồng quản trị và chất lượng kiểm tốn.
H3: Có một mối quan hệ tích cực giữa tính độc lập của Hội đồng quản trị và chất lượng kiểm toán.