Cấu trúc sở hữu và chất lượng kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 52)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu

3.3.2. Cấu trúc sở hữu và chất lượng kiểm toán

Cấu trúc sở hữu được định nghĩa như là sự chia sẻ quyền biểu quyết giữa các cổ đông. Cấu trúc quyền sở hữu đa dạng giữa các quốc gia và công ty. Sở hữu phân tán phổ biến hơn ở Mỹ và Anh hơn là ở các nước Đông Á, nơi sở hữu tập trung là phổ biến (Claessens và cộng sự, 2000; Claessens và Fan, 2002; Fan và Wong, 2005). Cấu trúc quyền sở hữu của một công ty được coi như là thành phần quan trọng của quản trị doanh nghiệp của cơng ty bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến Hội đồng quản trị. Do đó cấu trúc sở hữu được kỳ vọng sẽ có tác động đến cường độ của q trình kiểm tốn.

Chan et al. (1993) cho rằng cổ đông trong các công ty với quyền sở hữu phân tán thì sự giám sát trực tiếp của cổ đông trở nên càng tốn kém hơn và do đó nó càng đặt sự phụ thuộc lớn hơn lên kiểm toán như một phương tiện giám sát hành vi nhà quản lý. Tất nhiên, trong những cơng ty này thì cơ hội cho các nhà quản lý để theo đuổi lợi ích riêng của mình ở chi phí của cổ đơng sẽ tăng lên và do đó chi phí đại diện cũng được dự đoán là lớn hơn (Jensen và Meckling 1976). Trong các cơng ty có quyền sở hữu tập trung hơn, cổ đơng lớn có động cơ lớn hơn để chủ động theo dõi hành vi quản lý do quy mô vốn chủ sở hữu mà họ nắm giữ; dẫn đến làm giảm sự kiểm soát của cơ chế khác bên ngồi, giảm nhu cầu kiểm tốn chất lượng cao. Tuy nhiên, sự hiện diện của các cổ đơng kiểm sốt có thể tạo ra những vấn đề đại diện mới do sự xung đột lợi ích giữa các cổ đông lớn và cổ đông thiểu số với sự chiếm đoạt của cổ đơng lớn. Do đó cổ đơng lớn có thể u cầu một kiểm tốn viên chất

lượng cao để báo hiệu không có sự chiếm đoạt của họ (Fan và Wong, 2005). Và nghiên cứu hiện tại sẽ kiểm tra ảnh hưởng cấu trúc sở hữu đến mức độ chất lượng kiểm toán nhưng chỉ tập trung vào quyền hữu tổ chức đầu tư, sở hữu cổ đông lớn và sở hữu nhà quản lý.

3.3.2.1. Sở hữu cổ đơng lớn và chất lượng kiểm tốn

Theo Depoers (2000), các cổ đơng lớn có quyền lực ảnh hưởng đến quyết định của Đại hội đồng cổ đông và yêu cầu thực hiện một số cơ chế quản trị bên ngoài (kiểm toán viên độc lập, ủy ban kiểm toán...) để bảo vệ đầu tư của họ và đảm bảo giám sát hiệu quả các nhà quản lý. Dựa trên lý thuyết người đại diện, Adjaoud et al. (2008) cho thấy rằng các cơng ty có xu hướng sử dụng dịch vụ kiểm toán viên chất lượng cao hơn khi các vấn đề đại diện (như xung đột lợi ích) được tuyên cáo nhiều hơn (Reed và cộng sự, 2000, và Johnstone và Bedard, 2004). O'Sullivan và Deacon (2002) và Fan và Wong (2005) tuyên bố rằng nhu cầu về kiểm toán viên chất lượng cao hơn có liên quan tích cực với sự có mặt của các cổ đơng lớn. Kết quả này được giải thích bởi khả năng của kiểm tốn viên để giải quyết các vấn đề đại diện. Ngược lại, Copley và Douthett (2002) ủng hộ ý tưởng cho rằng sở hữu tập trung sẽ có ảnh hưởng bất lợi đến quản trị doanh nghiệp. Cơ cấu sở hữu càng tập trung thì hệ thống quản trị doanh nghiệp càng yếu kém. Nghiên cứu của Chen et. al. (2007) đã chỉ ra rằng nhu cầu dịch vụ kiểm tốn của các cơng ty với những cổ đơng kiểm sốt có thể khác biệt với u cầu của các cơng ty khơng có cổ đơng kiểm sốt; họ nhận thấy rằng chất lượng kiểm tốn thực sự đã xấu đi và mang tính thỏa hiệp khi một kiểm toán viên phải đối mặt với một khách hàng là doanh nghiệp được kiểm sốt bởi gia đình. Dựa vào các lập luận trên và xét trong bối cảnh Việt Nam với cấu trúc sở hữu mang tập trung cao, công ty niêm yết đi lên từ những doanh nghiệp tư nhân, cơng ty gia đình nên giả thuyết tác giả đặt ra là:

H4: Có một mối quan hệ tiêu cực giữa sở hữu cổ đông lớn và chất lượng kiểm toán.

Nghiên cứu Chow (1982) và Kane và Velury (2005) cho rằng việc giảm quyền sở hữu nhà quản lý gắn liền với sự gia tăng của kiểm toán viên chất lượng cao hơn. Ngược lại, nếu phần trăm cổ phần thuộc sở hữu của người quản lý tăng lên thì xung đột lợi ích ít rõ rệt hơn và nhu cầu về kiểm toán chất lượng cao hơn sẽ giảm. DeFond (1992) tin rằng những thay đổi về quyền sở hữu quản lý có liên quan đến những thay đổi trong khả năng kiểm toán để giảm xung đột đại diện. Theo Niskanen và cộng sự (2009) cho rằng việc tăng tỷ lệ sở hữu quản lý sẽ làm giảm khả năng lựa chọn một cơng ty kiểm tốn lớn hơn. Kết quả này được giải thích bởi thực tế là quyền sở hữu cao hơn của các nhà quản lý đóng vai trị như một phương tiện để giảm thiểu các vấn đề đại diện và động lực để tăng hiệu suất của công ty. Khi các nhà quản lý sở hữu một phần đáng kể vốn chủ sở hữu, họ có ít động cơ hơn để phát hành thơng tin gây hiểu nhầm cho cổ đông để các kiểm tốn viên ít có khả năng cần thực hiện thử nghiệm bổ sung (O‟Sullivan, 2000). Tóm lại, đa số các nghiên cứu trước đây đều đề xuất một mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ sở hữu vốn của nhà quản lý và khả năng sử dụng một kiểm tốn viên chất lượng tốt hơn. Do đó, giả thuyết tiếp theo sẽ được xây dựng như sau:

H5: Có mối quan hệ tiêu cực giữa quyền sở hữu nhà quản lý và chất lượng kiểm toán.

3.3.2.3. Sở hữu tổ chức và chất lượng kiểm toán

Sở hữu tổ chức là một khoản đầu tư từ một nhóm nhà đầu tư bên ngồi hoặc từ một tổ chức nhất định. Tỷ lệ sở hữu và sự ảnh hưởng của các tổ chức đầu tư thường cao hơn các nhà đầu tư cá nhân (Abdullah, 2008). Sharma (2004) nhận thấy rằng khi tỷ lệ sở hữu tổ chức độc lập càng tăng thì khả năng xảy ra gian lận càng thấp; sở hữu tổ chức có thể đóng một vai trị quan trọng trong giám sát hành động nhà quản lý và kiểm sốt tiến trình báo cáo. Nghiên cứu Kane và Velury (2004) khi điều tra về mối quan hệ giữa quy mơ cơng ty kiểm tốn và mức độ sở hữu của tổ chức đã kết luận rằng mức độ sở hữu của tổ chức càng lớn thì khả năng công ty được kiểm toán bởi các cơng ty kiểm tốn lớn để đảm bảo chất lượng kiểm toán càng cao. Nghiên cứu Chan và cộng sự (2007) cũng nhận thấy rằng „sự gia tăng sở

hữu tổ chức dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu kiểm toán chất lượng cao hơn ở Trung Quốc‟. Trong kết quả nghiên cứu Terzi và cộng sự (2014) cũng cho thấy rằng có một mối quan hệ tích cực giữa chất lượng kiểm tốn và tỷ lệ sở hữu tổ chức. Nghiên cứu Abdullah (2008) cho thấy sở hữu tổ chức là một yếu tố quan trọng có thể giúp các cơng ty hoạt động hiệu quả và các cơng ty này có khuynh hướng được kiểm toán bởi Big 4 nếu mức độ sở hữu tổ chức tăng. Dựa trên kết quả các nghiên cứu này, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu tiếp theo trong nghiên cứu này là:

H6: Có một mối quan hệ tích cực giữa sở hữu tổ chức đầu tư và chất lượng kiểm toán.

3.3.3. Các đặc tính doanh nghiệp và chất lượng kiểm tốn

3.3.3.1. Quy mô công ty và chất lượng kiểm toán

Nhiều nghiên cứu (bao gồm Abbott và Parker, 2000; Piot, 2001; Fan và Wong, 2005; Lennox, 2005) cho thấy quy mô của công ty được kiểm toán là một yếu tố quyết định của sự lựa chọn một kiểm tốn viên có uy tín. Trong nghiên cứu của Lennox (2005) về mối quan hệ giữa quy mô công ty và nhu cầu về kiểm toán viên chất lượng cao đã cho thấy mối quan hệ tích cực giữa quy mơ cơng ty và sự lựa chọn của kiểm toán viên chất lượng cao hơn. Trên thực tế, các doanh nghiệp lớn có nhiều khả năng đạt được tính kinh tế theo quy mơ và có thể hỗ trợ chi phí kiểm tốn cao hơn. Hay và Davis (2004) giải thích lý do u cầu kiểm tốn viên chất lượng cao ở New Zealand; họ kết luận rằng nhu cầu về kiểm toán viên chất lượng cao là cần thiết vì các cơng ty lớn địi hỏi kiểm sốt quản lý nhiều hơn. Nghiên cứu Piot (2001) cho rằng khả năng lựa chọn một kiểm tốn viên độc lập trong số các cơng ty "Big Four" tăng lên cùng với quy mơ của cơng ty được kiểm tốn, đặc biệt là đối với ngành xuất khẩu. Pigé (2003) cho rằng quy mô của công ty khách hàng là yếu tố quyết định khối lượng cơng việc của kiểm tốn viên. Ông ấy giả định rằng trong các công ty lớn hơn, cơng ty kiểm tốn sẽ dành nhiều thời gian hơn để thực hiện nhiệm vụ kiểm tốn và do đó khả năng phát hiện các điều bất thường sẽ cao hơn. Trong nghiên cứu này, tác giả mong đợi rằng có một mối quan hệ tích cực giữa quy mơ công ty và chất lượng kiểm tốn.

H7: Có một mối quan hệ tích cực giữa quy mô công ty được kiểm toán và chất lượng kiểm tốn.

3.3.3.2. Địn bẩy tài chính và chất lượng kiểm tốn

Địn bẩy tài chính đề cập đến khoản nợ liên quan đến vốn chủ sở hữu trong cấu trúc tài chính của một cơng ty. Tỷ số địn bẩy tài chính được tính bằng cách chia tổng nợ cho tổng tài sản của một cơng ty. Nếu tỷ lệ này là cao, có thể thấy rằng tài chính cơng ty với mức nợ cao, và nó cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Nó được chấp nhận trong các nghiên cứu gần đây rằng có một mối quan hệ tích cực giữa chất lượng kiểm tốn và tỷ lệ địn bẩy tài chính, bởi vì các cơng ty có rất nhiều khoản nợ phải kiểm toán cẩn thận (Broye và Weill, 2008; Knechel và các cộng sự 2008). Một số nghiên cứu trước đây ở Mỹ tìm thấy bằng chứng về các mối liên hệ tích cực giữa địn bẩy tài chính và chất lượng kiểm toán (DeFond, 1992; Francis & Wilson, 1988; Reed,Trombley & Dhaliwal, 2000). Broye và Weill (2008) tìm thấy một liên hệ tích cực đáng kể giữa địn bẩy tài chính và sự lựa chọn kiểm tốn ở bốn nước châu Âu: Đan Mạch, Ireland, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh. Ở các nước Đông Á, Fan và Wong (2005) chỉ tìm thấy bằng chứng ở Singapore.

Như vậy những phát hiện này cung cấp bằng chứng về một sự thay đổi trong tác động của đòn bẩy tài chính đến sự lựa chọn một cơng ty kiểm tốn. Những khác

biệt này được giải thích thơng qua ảnh hưởng nhân tố môi trường pháp lý. Việc bảo vệ quyền và các yêu cầu công bố của chủ nợ càng mạnh mẽ, nhu cầu về chất lượng kiểm toán càng cao bởi các cơng ty có địn bẩy cao (Broye và Weill, 2008). Dựa

trên những kết quả được thảo luận ở trên và xét trong bối cảnh Việt Nam với hệ

thống pháp luật bảo vệ nhà đầu tư còn khá thấp cho nên trong nghiên cứu này, giả

thuyết được đưa ra là:

H8: Có một mối quan hệ tiêu cực giữa chất lượng kiểm toán và tỷ lệ địn bẩy tài chính.

3.3.3.3. Tỷ suất sinh lời và chất lượng kiểm toán

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là chỉ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Nói cách khác, nó đo

lường tính hiệu quả trong việc kiểm sốt, sử dụng tài sản của nhà quản lý để tạo ra thu nhập. Johnson và Lys (1990) xác định ROA như là một biến mà có thể liên quan đến sự lựa chọn kiểm tốn viên. Phù hợp với lập luận này, Abbott và Parker (2000) đưa ra giả thuyết rằng ROA có mối quan hệ tích cực đến cuộc kiểm tốn của một kiểm tốn viên chun nghiệp; vì họ cho rằng khi cơng ty có lợi nhuận càng nhiều thì có nhiều khả năng trả phí kiểm toán cao hơn để yêu cầu một kiểm toán viên chuyên nghiệp. Và kết quả, họ thực sự đã tìm thấy một sự tương quan tích cực nhưng khơng đáng kể giữa ROA và kiểm toán viên chuyên nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả đặt ra giả thuyết là:

H9: Có một mối quan hệ tích cực giữa giữa tỷ suất sinh lời trên tài sản và chất lượng kiểm tốn.

Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán kết hợp với việc xem xét đặc điểm cấu trúc sở hữu và Hội đồng quản trị trong bối cảnh Việt Nam đã được trình bày ở phần trên, tác giả tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu như sau:

H1: Có một mối quan hệ tích cực giữa quy mơ Hội đồng quản trị và chất lượng kiểm toán.

H2: Có một mối quan hệ tiêu cực giữa sự kiêm nhiệm của CEO/Chủ tịch HĐQT và chất lượng kiểm tốn.

H3: Có một mối quan hệ tích cực giữa tính độc lập của Hội đồng quản trị và chất lượng kiểm toán.

H4: Có một mối quan hệ tiêu cực giữa sở hữu cổ đông lớn và chất lượng kiểm tốn.

H5: Có một mối quan hệ tiêu cực giữa sở hữu nhà quản lý và chất lượng kiểm tốn.

H6: Có một mối quan hệ tích cực giữa sở hữu tổ chức và chất lượng kiểm toán.

H7: Có một mối quan hệ tích cực giữa quy mơ cơng ty được kiểm tốn và chất lượng kiểm tốn.

H8: Có một mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ địn bẩy tài chính và chất lượng kiểm tốn.

H9: Có một mối quan hệ tích cực giữa giữa tỷ suất sinh lời trên tài sản và chất lượng kiểm toán.

3.4. Chọn mẫu nghiên cứu

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm tốn tại các cơng ty niêm yết ở Việt Nam. Vì vậy, tác giả chọn mẫu nghiên cứu là tất cả các công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong năm 2016. Tính đến thời điểm 31/12/2016, tổng số cơng ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán là 693 cơng ty; trong đó trên thị trường chứng khoán TP.HCM là 319 công ty, thị trường chứng khốn Hà Nội là 374 cơng ty. Các tổ chức tài chính như ngân hàng, cơng ty chứng khốn hay các cơng ty bảo hiểm được niêm yết trên hai sàn giao dịch này (gồm 35 cơng ty) thì khơng bao gồm trong mẫu nghiên cứu này vì báo cáo tài chính của các tổ chức này được lập và trình bày theo hướng dẫn của một số chuẩn mực kế tốn riêng biệt. Vì vậy, số lượng cơng ty niêm yết của mẫu nghiên cứu này chỉ là 653 công ty. Nhưng do mức độ công bố thông tin của các công ty là khác nhau, việc thiếu dữ liệu, nên tác giả đã giảm mẫu của nghiên cứu xuống chỉ cịn 392 cơng ty, bao gồm các cơng ty niêm yết cung cấp đầy đủ thông tin các biến trong mơ hình về cơ cấu sở hữu, đặc điểm hội đồng quản trị, đại diện cho gần 60% tổng thể nghiên cứu.

3.5. Thu thập dữ liệu

Những thông tin dữ liệu cần thiết được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: chủ yếu là được thu thập từ các báo cáo thường niên và các báo cáo tài chính đã được kiểm tốn, được đăng tải trên website của các công ty hay website của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (http://www.hsx.vn) và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố HCM (http://www.hsx.vn) và các trang web cung cấp thơng tin tài chính khác như Cafef.vn, Vietstock.vn.

Bảng 3.2. Tóm tắt chi tiết mẫu lựa chọn

Lĩnh vực/ngành Số công ty % mẫu

Bất động sản 31 7,9 % Công nghiệp 149 38 % Nguyên vật liệu 64 16,3 % Hàng tiêu dùng thiết yếu 40 10,2% Hàng tiêu dùng không thiết yếu 51 13 % Dịch vụ tiện ích 18 4,6 % Năng lượng 16 4,0 %

Chăm sóc sức khỏe 12 3,0 % Công nghệ thông tin 12 3,0 %

Mẫu lựa chọn 392 100%

Nguồn: Tác giả tự thống kê (Phân ngành các công ty niêm yết theo chuẩn GICS)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)