Mơ hình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 60)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.7. Mơ hình thực nghiệm

Các giả thuyết được xây dựng cho nghiên cứu này được kiểm tra bằng mơ hình hồi quy logistic. Mơ hình hồi quy này là mơ hình phổ biến nhất trong số các mơ hình mà các nhà nghiên cứu dùng để phân tích mối tương quan giữa cơ chế quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán (Al-Ajmi, 2009; Kane &Velury, 2005 và nghiên cứu Yasin & Nelson, 2012). Và với đặc điểm của biến phụ thuộc trong nghiên cứu này là biến giả (0 hoặc 1) nên mơ hình hồi quy binary logistic sẽ được tác giả lựa chọn để thực hiện. Theo đó, hồi quy logistic trong nghiên cứu này có cơng thức như sau:

AQ = β0 + β1 BS + β2 CD + β3BI + β4 MS + β5 MO + β6 IO + β7 SZ + β8 LEV + β9 ROA +ε

Trong đó:

AQ: Chất lượng kiểm tốn; BS: Quy mơ Hội đồng quản trị; CD: Sự kiêm nhiệm của CEO/Chủ tịch HĐQT; BI: Sự độc lập của Hội đồng quản trị; MS: Sở hữu cổ đông lớn; MO: Sở hữu của nhà quản lý; IO: Sở hữu tổ chức đầu tư; SZ: Quy mô cơng ty được kiểm tốn; LEV: Địn bẩy tài chính và ROA: Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA.

3.8. Định nghĩa và đo lƣờng các biến

3.8.1. Biến phụ thuộc:

Biến phụ thuộc trong mơ hình này là một biến giả phản ánh chất lượng kiểm tốn (AQ). Và quy mơ cơng ty kiểm tốn (được đo bởi nhóm cơng ty kiểm tốn Big 4/Non-Big 4) sẽ được sử dụng như là đại diện đo lường cho chất lượng kiểm toán.

Việc sử dụng quy mơ cơng ty kiểm tốn để đo lường chất lượng đã được trình bày trong rất nhiều nghiên cứu trước đây như: DeAngelo, 1981; Moore và Scott, 1989; Becker và cộng sự, 1998; Lennox, 1999, 2005; Kane và Velury, 2004; Lee và cộng sự, 2004; Mansi và cộng sự, 2004; Lin và Liu, 2009b; Lennox và Pittman, 2010. Nghiên cứu Lennox (2000) tiết lộ rằng có mối quan hệ tích cực giữa chất lượng kiểm tốn và quy mơ cơng ty kiểm tốn. Nhóm cơng ty kiểm tốn Big 4 cung cấp chất lượng kiểm tốn tốt hơn để duy trì danh tiếng của họ trong mắt công chúng và tránh những chi phí kiện tụng. Nghiên cứu Lennox (1999) cũng cho thấy các công ty Big 4 phát hành các báo cáo kiểm tốn chính xác hơn so với các cơng ty kiểm tốn Non-Big 4.

Mặc dù vẫn có kết quả của một số nghiên cứu không ủng hộ mối liên hệ giữa quy mô của công ty kiểm toán và chất lượng kiểm tốn (được nhìn thấy trong nghiên cứu Simunic, 1980; Nichols và Smith, 1983; Wyer, Whyte và Janson, 1988), nhưng với những bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ mối liên hệ này khi xem xét các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước hiện nay vẫn được chấp nhận rộng rãi; đặc biệt là nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Kim Ngọc, Đường Nguyễn Hưng, Phạm Quang Tín và Hồ Thị Thúy Nga (2017) đánh giá về tác động của các đặc tính của cơng ty kiểm tốn bao gồm danh tiếng kiểm tốn, phí kiểm tốn và quy mơ cơng ty kiểm toán lên chất lượng kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng các kiểm toán viên của Big 4 ở Việt Nam cung cấp chất lượng kiểm toán cao hơn so với các kiểm tốn viên khơng thuộc nhóm cơng ty Big 4. Do đó, trong luận văn của mình tác giả cũng sử dụng quy mơ cơng ty kiểm tốn (Big 4/Non-Big 4) như là một biến đại diện đo lường chất lượng kiểm toán.

Biến phụ thuộc này nhận giá trị là 1 nếu các công ty niêm yết được kiểm toán bởi các cơng ty kiểm tốn thuộc nhóm các cơng ty kiểm toán Big-4 (Price WaterhouseCoopers, Ernst & Young, Delloite, KPMG) và nhận giá trị bằng 0 nếu công ty niêm yết được kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm toán Non Big-4.

3.8.2. Biến độc lập:

Các biến độc lập được lựa chọn trong mơ hình nghiên cứu này kế thừa từ những từ những nghiên cứu trước đây (Abdullah, 2008; Beasley và Petroni, 2001; Carcello và cộng sự, 2002; Salleh và cộng sự, 2006; Chakib Kolsi Habib và Affes, 2012 và M Soliman, 2012...).

 Các biến liên quan đến cấu trúc hội đồng quản trị: - Quy mô Hội đồng quản trị (Board Size) - BS:

Những nghiên cứu thực nghiệm của Dechow và cộng sự (1996), Yernak (1997), Beasley và Petroni (2001), và Dumontier và cộng sự (2006) đo lường quy mô của Hội đồng quản trị bằng tổng số lượng thành viên của Hội đồng quản trị. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sẽ sử dụng phương pháp đo lường tương tự. Biến này được đo lường như sau:

BS = Tổng số thành viên Hội đồng quản trị

- Sự kiêm nhiệm của CEO/ Chủ tịch HĐQT (CEO Duality) - CD:

Sự kiêm nhiệm của giám đốc điều hành (CEO) là trường hợp mà người đó nắm giữ cả hai vị trí: Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Sự kiêm nhiệm của CEO được đo lường trong nhiều nghiên cứu bao gồm các nghiên cứu: Daily và Dalton (1993), LaPorta và cộng sự (2000), Beasley và Petroni (2001), Fan và Wong (2002), Lee và cộng sự (2003) và Wilkinson và Clements (2006) như là một biến giả mà trong đó nó nhận giá trị là 1 nếu như Chủ tịch HĐQT và Giám đốc điều hành là cùng một người và nhận giá trị là 0 nếu như khơng phải. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng sẽ áp dụng cách đo lường tương tự cho biến độc lập này như cách đo lường mà đã được thực hiện trong các nghiên cứu trước đây.

- Sự độc lập của HĐQT (Independent directors-Board of directors’ independence) - BI:

Một thành viên của hội đồng quản trị được coi là độc lập nếu người đó: (i) khơng nắm quyền sở hữu cơng ty, (ii) không làm việc trong công ty trước đây trừ thành viên hội đồng quản trị, hoặc bất kỳ công ty con nào của công ty, và (iii) khơng có quan hệ gia đình với chủ sở hữu của cơng ty. Tại Việt Nam, theo quy định tại thông tư 121/2012/BTC về quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty cổ phần đại chúng và niêm yết quy định thành viên HĐQT độc lập là thành viên HĐQT không điều hành, đồng thời đáp ứng một số điều kiện về tính độc lập, như độc lập trong quan hệ nhân thân, độc lập trong quan hệ sở hữu và kinh tế nhằm đảm bảo khả năng giám sát và ra các quyết định khách quan khi thực hiện vai trị thành viên HĐQT cơng ty. Cụ thể, tại khoản 3, điều 2 thông tư 121/2012/BTC quy định, thành viên HĐQT độc lập là thành viên khơng điều hành và khơng phải là người có liên quan với giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc), kế tốn trưởng và những cán bộ quản lý khác được HĐQT bổ nhiệm, không phải là thành viên HĐQT, giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc), của các cơng ty con, công ty liên kết, công ty do cơng ty đại chúng nắm quyền kiểm sốt; không phải là cổ đông lớn hoặc người đại diện của cổ đông lớn hoặc người có liên quan của cổ đơng lớn của công ty (theo quy định, cổ đông lớn là cổ đông sở hữu 5% cổ phần lên); không làm việc tại các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, kiểm tốn cho cơng ty trong 02 năm gần nhất; khơng phải là đối tác hoặc người có liên quan của đối tác có giá trị giao dịch hàng năm với cơng ty chiếm từ 30% trở lên tổng doanh thu hoặc tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào của công ty trong 2 năm gần nhất.

Xem xét định nghĩa độc lập, trong nghiên cứu này một thành viên của hội đồng quản trị được định nghĩa là độc lập nếu người đó đáp ứng tất cả các tiêu chí trên. Tính độc lập của Hội đồng quản trị được tính bằng tỷ lệ giữa các thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị với quy mô hội đồng quản trị (Beasley, 1996 Abdullah, 2008; Soliman, 2012).

 Các biến liên quan đến cấu trúc sở hữu:

- Sở hữu của các cổ đông lớn (Majority Shareholders) (MS): được đo lường bằng tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi các cổ đông lớn. Trong nghiên cứu này, những cổ đông được xem xét là cổ đông lớn với điều kiện họ phải nắm giữ từ 5% vốn cổ phần trở lên.

MS = Phần trăm vốn cổ phần được nắm giữ bởi các cổ đông lớn trong tổng vốn của công ty

- Sở hữu của nhà quản lý (Managerial ownership) (MO): Chúng ta xem

xét quyền sở hữu của nhà quản lý bằng tỷ lệ phần trăm vốn được nắm giữ bởi CEO của công ty được kiểm tốn. Vì vậy, biến này được đo lường bằng tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi CEO chia cho tổng số cổ phần (Chow, 1982; Piot, 2001; Kane và Velury, 2005 và Lennox, 2005).

- Sở hữu tổ chức đầu tƣ (institutional investors) (IO):

Khái niệm tổ chức đầu tư được đề cập nói chung thường là các ngân hàng, công ty bảo hiểm, cơng ty đầu tư, quỹ hưu trí, cơng ty tài chính, quỹ đầu tư và các tổ chức nhà nước và tổ chức đầu tư khác. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng tỷ lệ vốn cổ phần được nắm giữ bởi các tổ chức đầu tư để đo lường sở hữu của tổ chức đầu tư (Bushee và Noe, 2000; và Kane và Velury, 2005) và biến này được đo lường như sau:

IO = Phần trăm vốn cổ phần được nắm giữ bởi các tổ chức đầu tư trong tổng vốn của công ty

 Các biến kiểm soát khác: Nghiên cứu trước đây về chất lượng của kiểm toán viên độc lập cho thấy sự tồn tại của các đặc điểm tài chính khác của cơng ty có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn kiểm tốn viên, chẳng hạn như quy mơ của cơng ty được kiểm tốn, tỷ lệ địn bẩy tài chính và tỷ suất sinh lời ROA. Do đó ba biến này cũng được phát triển để xem xét tác động của chúng đối với việc lựa chọn

kiểm tốn viên bên ngồi trong bối cảnh Việt Nam. Tuy nhiên, nó khơng phải là mục tiêu chính của nghiên cứu này.

- Quy mơ cơng ty (Size of the Audited Firm) (SZ):

Các nghiên cứu trước đây đã đề xuất nhiều phương pháp khác nhau đo lường quy mơ của cơng ty. Nhóm nghiên cứu đầu tiên cho thấy quy mơ của cơng ty được tính bằng logarit của vốn hóa thị trường vào cuối năm bằng với giá đóng cửa của năm nhân với tổng số cổ phần của công ty. Nghiên cứu Chow (1982) áp dụng đo lường kế toán dựa trên doanh thu rịng khơng bao gồm thuế trong năm để xác định quy mô của công ty được kiểm tốn. Một nhóm nghiên cứu khác sử dụng logarit của tổng tài sản để đo lường quy mô của công ty (Beasley và Petroni, 2001; Piot, 2001 và 2005; Lennox, 2005 và Mayangsari, 2007). Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phương pháp đo lường quy mô của công ty theo logarit tự nhiên của tổng tài sản.

SZ = Ln(tổng tài sản doanh nghiệp)

- Địn bẩy tài chính (Leverage of the company) (LEV): Trong nghiên cứu này, đòn bẩy tài chính được đo lường bằng tỷ số giữa tổng nợ phải trả chia cho tổng tài sản doanh nghiệp ở thời điểm cuối năm 2016. Đo lường này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây của Broye & Weill, 2008; Francis và cộng sự, 2009; Skinner & Srinivasan, 2012.

- Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (Profitability) - ROA: là chỉ số tài chính cho thấy hiệu quả quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của công ty như thế nào. Các cơng ty có lợi nhuận cao, khả năng sẽ thuê các cơng ty kiểm tốn chất lượng cao hơn vì họ có thể có đủ khả năng để trả phí cao hơn (Francis và cộng sự, 2009; Lawrence và cộng sự, 2011). Phù hợp với những nghiên cứu trước đây, tác giả cũng sẽ sử dụng chỉ tiêu thu nhập thuần của công ty trên tổng tài sản (ROA) như là một đại diện cho lợi nhuận của công ty. Công thức đo lường như sau:

Bảng 3.3. Giải thích các biến trong mơ hình

Biến phụ thuộc

Tên biến Ký hiệu Đo lƣờng Kỳ vọng dấu hiệu

Chất lượng kiểm toán

AQ Biến giả, nhận giá trị 1: nếu công ty được kiểm tốn bởi nhóm cơng ty kiểm toán Big 4, và nhận giá trị 0: nếu cơng ty được kiểm tốn bởi cơng ty kiểm tốn Non-Big 4.

Biến độc lập

Tên biến Ký hiệu Đo lƣờng Kỳ vọng dấu hiệu

Quy mô Hội đồng quản trị

BS Tổng số thành viên trong hội đồng quản trị

+

Sự kiêm nhiệm của CEO/Chủ tịch

HĐQT

CD Biến giả, nhận giá trị 1, nếu CEO cũng là chủ tịch Hội đồng quản trị, hoặc bằng 0 nếu là khác

-

Sự độc lập của Hội đồng quản trị

BI Số lượng các thành viên độc lập chia cho tổng số thành viên hội đồng quản trị

+

Sở hữu các cổ

đông lớn MS Tỷ lệ cổ phần nắm giữ của các cổ đông lớn

-

Sở hữu nhà quản lý MO Tỷ lệ cổ phần do giám đốc điều hành nắm giữ

-

Sở hữu tổ chức đầu tư

IO Tỷ lệ cổ phần của tổ chức đầu tư + Quy mô Công ty

được kiểm toán SZ Giá trị logarit tự nhiên của tổng tài sản doanh nghiệp

+

Đòn bẩy tài chính (mức nợ)

LEV Tổng nợ chia cho tổng tài sản - Tỷ suất sinh lợi

trên tài sản (ROA)

ROA Lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản +

Tóm tắt Chƣơng 3

Nội dung chương 3 tập trung vào việc xây dựng mơ hình và trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.

Mơ hình mà tác giả xây dựng dựa trên lược khảo lý thuyết và kế thừa kết quả các nghiên cứu trước trên thế giới bao gồm một biến độc lập là chất lượng kiểm tốn được đo lường dựa trên quy mơ cơng ty kiểm toán (Big 4/ Non-Big 4) và các biến độc lập là các yếu tố quản trị doanh nghiệp liên quan đến cấu trúc Hội đồng quản trị (như quy mô hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm CEO, sự độc lập của HĐQT) và cấu trúc sở hữu (như sở hữu cổ đông lớn, sở hữu nhà quản lý, sở hữu tổ chức). Và phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu chính được tác giả lựa chọn trong nghiên này. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích ban đầu bằng phương pháp thống kê mô tả và tiếp đó phân tích hồi quy logistic được thực hiện để kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán với sự trợ giúp của phần mềm thống kê SPSS 20.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Sau khi đã lược khảo cơ sở lý thuyết liên quan, tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu, tiếp đến nghiên cứu thực hiện các kiểm định cần thiết và hồi quy mô hình với phương pháp thích hợp. Và các kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong chương này như sau:

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kết quả phân tích thống kê mơ tả

Bảng 4.1. Thống kê mô tả

N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation

Chất lượng kiểm toán 392 0 1 0.30 0.460

Sở hữu các cổ đông lớn 392 0.0000 0.9946 0.5152 0.2285 Sở hữu nhà quản lý 392 0.0000 0.6415 0.0478 0.0885 Sỡ hữu tổ chức đầu tư 392 0.0000 0.9959 0.4653 0.2919

Quy mô Hội đồng quản trị 392 3 10 5.48 1.044

Sự kiêm nhiệm của CEO 392 0 1 0.32 0.466

Sự độc lập của HĐQT 392 0.0000 0.8000 0.1178 0.1698 Quy mơ cơng ty được kiểm tốn 392 23.29 30.97 27.15 1.4430 Địn bẩy tài chính 392 0.0039 0.9281 0.4656 0.2297 Tỷ suất sinh lợi ROA 392 -0.4200 0.4012 0.0531 0.0781 Valid N (listwise) 392

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu thu thập

Bảng 4.1 trình bày số liệu thống kê mô tả về các biến được sử dụng trong nghiên cứu, bao hàm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của tất cả các biến. Và kết quả được trình bày trong bảng này cho thấy chất lượng kiểm toán (được đo bởi nhóm Big 4) có giá trị trung bình là 0.30 . Nghĩa là, trung bình thì chỉ có khoảng 30% các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được kiểm tốn bởi cơng ty kiểm tốn Big 4 cịn 70% các cơng ty trong mẫu được kiểm toán bởi các cơng ty kiểm tốn khác. Tỷ lệ này là khá thấp so với các nước khác trên thế giới. Như vậy, có thể thấy rằng phần lớn các công ty niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)