Sở hữu cổ đông lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 80 - 84)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu

4.2.4. Sở hữu cổ đông lớn

Kết quả từ Bảng 4.6 cho thấy quyền sở hữu cổ đơng lớn (MS) có tác động tích cực đến chất lượng kiểm tốn với hệ số hồi quy dương B = 0.155. Điều này có nghĩa là các cổ đơng lớn thích sự lựa chọn một kiểm toán chất lượng cao hơn để thực hiện kiểm soát hiệu quả đối với người quản lý nhằm nâng cao chất lượng thông tin. Kết quả này là trái với dự đoán ban đầu tuy nhiên mối quan hệ này là khơng có ý nghĩa thống kê (giá trị Sig. là 0.863 > 0.05). Kết quả này có thể được giải thích là do bản chất của quyền sở hữu tập trung trong các công ty niêm yết Việt Nam, bởi vì đa số các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn quy mơ nhỏ, đều đi lên từ cơng ty gia đình mà trong đó, người sở hữu cũng đồng thời nắm quyền kiểm soát.

4.2.5. Sở hữu nhà quản lý (MO):

Kết quả chỉ ra rằng chất lượng kiểm toán không liên quan đến quyền sở hữu của người quản lý. Mặc dù, hệ số liên quan đến biến này là âm (B = -2.818) đúng với dự đoán ban đầu trong phân tích tương quan ở phần trên nhưng khơng có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa thông thường (sig = 0.275 > 0.05). Điều này cho

thấy sự vắng mặt của một mối quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm vốn nắm giữ của giám đốc điều hành và sự lựa chọn một kiểm tốn viên chất lượng cao hơn của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Piot (2001), Chakib Kolsi.M. và Habib Affes (2012). Thật vậy, lý thuyết đại diện cho thấy rằng về bản chất các nhà quản lý thường hành xử một cách cơ hội để tối đa hóa lợi ích của họ. Và chất lượng kiểm tốn có thể được xem như là một hạn chế đối với các hành vi của họ, nhà quản lý khơng có động cơ để chọn một kiểm toán viên chất lượng cao hơn.

4.2.6. Sở hữu tổ chức đầu tư (IO):

Kết quả về mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu tổ chức đầu tư và chất lượng kiểm toán đúng như kỳ vọng ban đầu. Kết quả thực nghiệm cho thấy hệ số hồi quy biến sở hữu tổ chức là dương (B = 3.421 > 0) với giá trị Sig.=0.000 < 0.01 (ở mức ý nghĩa 1%). Điều này cho thấy rằng sự hiện diện quyền sở hữu tổ chức có ảnh hưởng mạnh và tác động tích cực đến chất lượng kiểm toán. Tỷ lệ sở hữu tổ chức đầu tư càng cao, cơng ty càng có xu hướng thuê mướn kiểm toán viên chất lượng cao (Big4). Kết quả này tương tự như các nghiên cứu của Kane và Velury (2004), Chan và cộng sự (2007). Thật vậy, trong bối cảnh hệ thống quản trị doanh nghiệp còn non trẻ của Việt Nam, các nhà đầu tư tổ chức có nhiều khả năng thúc đẩy các công ty lựa chọn một kiểm toán viên chất lượng cao hơn để thực hiện kiểm soát nhà quản lý hiệu quả hơn nhằm giảm sự bất cân xứng thông tin, nâng cao chất lượng thông tin được cung cấp bởi chính các nhà quản lý. Ngồi ra, một kiểm toán viên chất lượng cao hơn còn là một người bảo lãnh bổ sung cho sự đáng tin cậy của báo cáo tài chính, đó là thơng tin mà các tổ chức đầu tư có thể sử dụng để hỗ trợ cho những quyết định của họ.

4.2.7. Các biến kiểm soát khác:

Biến quy mơ cơng ty (SZ) có giá trị Sig = 0.000 < 0.05 do đó biến quy mơ cơng ty SZ tương quan có ý nghĩa với biến chất lượng kiểm toán AQ với độ tin cậy là 95%. Đồng thời, dấu của hệ số hồi quy dương của biến cũng phù hợp với mong đợi. Kết quả này ủng hộ giả thuyết H7: Quy mơ cơng ty được tìm thấy có mối quan

hệ tích cực đến chất lượng kiểm tốn. Bởi vì các cơng ty quy mơ lớn hơn được kỳ vọng sẽ có nhiều nguồn lực hơn để đưa ra các cơ chế tốt hơn sẽ đảm bảo kiểm soát nội bộ đầy đủ. Phát hiện này phù hợp với các phát hiện của Owusu-Ansah (1998) nhưng mâu thuẫn với những phát hiện của Ahmed và Nicholls (1994) và Ahmed (1996). Phần lớn các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam đa số

là các cơng ty có quy mơ vừa và nhỏ do đó việc lựa chọn dịch vụ kiểm toán chất

lượng cũng khá khó khăn. Điều này cũng đã giải thích được lý do tại sao tỷ lệ chất

lượng kiểm tốn tại các cơng ty niêm yết hiện nay cịn khá thấp (được đo bởi Big 4), chỉ có các cơng ty lớn và các cơng ty cần tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế mới sử dụng dịch vụ kiểm tốn của nhóm cơng ty kiểm tốn Big 4.

Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy rằng đòn bẩy tài chính ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng kiểm tốn của các cơng ty niêm yết ở Việt Nam (giá trị Sig.

= 0.01 và hệ số B= -2,479 < 0). Công ty có địn bẩy tài chính càng cao khả năng

chọn kiểm toán viên chất lượng cao càng thấp. Trong khi, kết quả thực nghiệm

khơng tìm thấy bằng chứng cho mối tương quan giữa tỷ suất sinh lợi ROA và chất lượng kiểm tốn. Như vậy, giả thuyết cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa tỷ suất sinh lợi với chất lượng kiểm tốn khơng được chấp nhận.

Tóm tắt Chƣơng 4

Nội dung chính của Chương 4 là trình bày kết quả phân tích dữ liệu từ thống kê mơ tả và phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Qua phân tích thống kê mơ tả, nghiên cung cấp một cái nhìn tổng quát về đặc điểm cấu trúc hội đồng quản trị và cấu trúc sở hữu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Kết quả cho thấy chất lượng kiểm tốn của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam cịn chưa cao. Cấu trúc sở hữu mang tính tập trung. Quy mơ HĐQT của các cơng ty niêm yết ở Việt Nam thường khá nhỏ, mức độ độc lập của Hội đồng quản trị là rất thấp và thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp niêm yết chưa tuân thủ đúng quy định pháp luật về quản trị doanh nghiệp. Hiện trạng chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc vẫn đang tồn tại khá nhiều ở các công ty niêm yết Việt Nam.

Bằng phương pháp phân tích hồi quy logistic, với biến phụ thuộc là chất lượng kiểm tốn được đo lường thơng qua quy mơ cơng ty kiểm tốn (Big 4/ Non- Big 4) và các biến độc lập là các yếu tố liên quan đến HĐQT và cấu trúc sở hữu, kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự tác động với những mức độ khác nhau của các đặc tính này đối với nhu cầu kiểm tốn chất lượng cao của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Kết quả cho thấy quyền sở hữu các tổ chức đầu tư, sự độc lập Hội đồng quản trị có tác động tích cực đến chất lượng kiểm toán; Ngược lại sự kiêm nhiệm của CEO/Chủ tịch HĐQT có tác động tiêu cực đến chất lượng kiểm tốn, nó ảnh hưởng đến tính độc lập của HĐQT trong việc chỉ định kiểm tốn viên. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy một mối tương quan có ý nghĩa giữa các biến kiểm sốt tài chính khác của cơng ty như quy mơ cơng ty được kiểm tốn, địn bẩy tài chính với chất lượng kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)