Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 71 - 74)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.2. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mơ hình

Trước khi phân tích mơ hình hồi quy logistic. Kiểm tra tương quan của Pearson được thực hiện để kiểm tra mức độ tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu và khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Phân tích tương quan là một phép phân tích được dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ mối liên hệ giữa các biến định lượng trong mơ hình nghiên cứu. Bằng cách sử dụng hệ số tương quan Pearson (r) với mức ý nghĩa là p < 0.1 và p < 0.05 để xác định mức độ mối tương quan:

|r| = 0,6 – 0,8: tương quan tuyến tính mạnh |r| = 0,4 – 0,6: có tương quan tuyến tính |r| = 0,2 – 0,4: tương quan tuyến tính yếu

|r| < 0,2: tương quan tuyến tính rất yếu hoặc khơng có tương quan.

Bảng 4.2. Phân tích tƣơng quan

AQ MS MO IO BS CD BI SZ LEV ROA AQ 1 MS .192** 1 MO -.208** .007 1 IO .419** .584** -.402** 1 BS .213** -.016 -.058 .123* 1 CD -.258** -.294** .436** -.407** -.050 1 BI .211** .039 -.020 .131** .085 -.045 1 SZ .430** .042 -.072 .251** .301** -.151** .145** 1 LEV -.102* .108* .048 -.004 -.080 -.112* -.047 .194** 1 ROA .146** 105* -.045 .157** .121* -.019 .094 .125* -.326** 1 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Nguồn: Tóm tắt của tác giả từ kết quả phân tích số liệu SPSS

Mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình được phản ánh qua ma trận tương quan ở bảng 4.2 cho thấy 6 biến độc lập phản ánh cấu trúc sở hữu và các đặc điểm hội đồng quản trị doanh nghiệp bao gồm: (1) MS - Sở hữu cổ đông lớn; (2) MO - Sở hữu nhà quản lý; (3) IO - Sở hữu tổ chức; (4) BS - Quy mô hội đồng quản trị; (5) CD - Sự kiêm nhiệm của CEO; (6) BI – Sự độc lập của Hội đồng quản trị đều có tương quan và có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc AQ - Chất lượng kiểm toán (được đo lường thơng qua quy mơ cơng ty kiểm tốn) vì các giá trị Sig. đều < 0.05.

Trong đó các biến có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng kiểm toán và mức độ tương quan được xếp theo thứ tự giảm dần lần lượt là: tỷ lệ sở hữu tổ chức với hệ số tương quan r = 0.419, quy mô hội đồng quản trị (r = 0.213), tính độc lập của HĐQT (r = 0.211) và sở hữu cổ đông lớn (r = 0.192). Riêng biến sở hữu cổ đơng lớn có tác động cùng chiều là ngược so với dự đốn ban đầu và bước phân tích hồi quy tiếp theo sẽ được thực hiện để kiểm tra lại tác động của biến này đối với biến phụ thuộc. Các biến có mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc chất lượng kiểm toán là: sự kiêm nhiệm của CEO với hệ số tương quan r = -0.258 và biến sở hữu nhà quản lý (r = -0.208) phù hợp với dấu kỳ vọng của giả thuyết đặt ra ban đầu. Ngồi ra các biến kiểm sốt tài chính khác của cơng ty được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu như quy mơ cơng ty được kiểm tốn, địn bẩy tài chính và tỷ suất sinh lợi ROA thì kết quả khảo sát tương quan ở bảng 4.2 cũng cho thấy là các biến này cũng đều có mối tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc. Quy mơ cơng ty được kiểm tốn và tỷ suất sinh lợi ROA có mối quan hệ tích cực, tác động cùng chiều với chất lượng kiểm toán trong khi biến địn bẩy tài chính thì có tác động ngược chiều.

Khi xét mối tương quan giữa các biến độc lập, qua bảng 4.2 ta có thể thấy rằng đa số các cặp biến tương quan khơng có ý nghĩa thống kê (Sig. > 0.05) hay nói cách khác là chúng độc lập nhau. Mặc dù, giữa các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu cũng có một số cặp biến có tương quan có ý nghĩa thống kê với giá trị Sig. nhỏ hơn 0.05 tương ứng ở các mức ý nghĩa 1% và 5%. Tuy nhiên, hệ số tương quan Pearson là rất thấp (r < 0.2). Trong đó, có 04 cặp biến có mối tương quan khá mạnh với nhau (r > 0.4) đó là:

(1) Cặp biến sở hữu cổ đông lớn và biến sở hữu tổ chức với hệ số r = 0.584 điều này cho thấy giữa 2 biến này có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau; nghĩa là sở hữu cổ đơng lớn càng cao thì sở hữu tổ chức càng cao và ngược lại. Qua đó, chúng ta cũng có thể hiểu rằng phần lớn các cổ đông lớn tại các công ty niêm yết Việt Nam là cổ đông tổ chức.

(2) Cặp biến sở hữu nhà quản lý và sự kiêm nhiệm của CEO có hệ số tương quan r = 0.436. Kết quả này cho thấy sở hữu nhà quản lý càng lớn thì việc kiêm nhiệm chức vụ của CEO và chủ tịch HĐQT tại các công ty niêm yết xảy ra càng cao và ngược lại.

(3) Trong khi giữa biến sở hữu tổ chức đầu tư và sự kiêm nhiệm của CEO lại có tác động ngược chiều nhau với hệ số r = -0,407. Điều này cho thấy tại các cơng ty niêm yết có tỷ lệ sở hữu tổ chức càng thấp hoặc có sự vắng mặt các tổ chức đầu tư thì sự kiêm nhiệm chức vụ giữa CEO và chủ tịch HĐQT tại các công ty xảy ra càng cao.

(4) Cặp biến sở hữu nhà quản lý và sở hữu tổ chức đầu tư có hệ số r = -0.402. Kết quả này cho thấy giữa tỷ lệ sở hữu nhà quản lý và sở hữu tổ chức đầu tư có mối quan hệ ngược chiều.

Và theo gợi ý nghiên cứu Gujarati (1995), Pearson's R giữa mỗi cặp biến độc lập không được vượt quá 0.80 nếu khơng các biến độc lập có hệ số vượt quá 0.80 có thể bị nghi ngờ khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng mức độ tương quan giữa các cặp biến độc lập trong nghiên cứu này chỉ ở mức độ trung bình và thấp. Hệ số tương quan cao nhất được trình bày trong nghiên cứu này với hệ số r cao nhất là 0.584 < 0.8. Điều này có thể giúp ta khẳng định rằng sẽ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình khi phân tích hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)