6. Bố cục của đề tài nghiên cứu:
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
nghiệp xăng dầu:
Doanh nghiệp tồn tại và phát triển phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, tùy từng tiêu thức phân loại đánh giá các nhân tố ảnh hưởng mà có thể phân chia thành các nhân tố bên trong - các nhân tố bên ngoài; các nhân tố chủ quan – các nhân tố khách quan. Dựa vào phạm vi và cấp độ kinh doanh của DN kinh doanh xăng dầu, tác giả phân loại thành hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh là nhân tố bên trong DN và các nhân tố bên ngoài DN. Tổng thể các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động, phạm vi hoạt động và mục tiêu chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, do vậy khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xăng dầu đòi hỏi phải đánh giá đầy đủ các nhân tố bên trong và bên ngoài này.
1.4.1. Các nhân tố bên trong:
1.4.1.1. Mơ hình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp: là mơ hình tổ chức
quản trị có thể áp dụng theo cấu trúc: Công ty Mẹ - con trong đó Cơng ty mẹ là cơng ty cổ phần và chiếm 100% vốn tại công ty con; Công ty mẹ là Công ty TNHH (hoặc công ty cổ phần) và chiếm tỷ lệ vốn góp chi phối trên 51% tại cơng ty con v.v... Mơ hình tổ chức có ảnh hưởng lớn đến việc quản lý, điều hành hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty Mẹ với công ty con. Nếu công ty con là công ty 100% vốn của Cơng ty Mẹ thì việc quản lý và điều hành sẽ dễ dàng hơn nhiều so với mơ hình Cơng ty mẹ chỉ chiếm tỷ lệ chi phối từ 51% trở lên tại các công ty con và do vậy có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp.
1.4.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật: là các yếu tố vật chất hữu hình phục vụ cho
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các tài sản cố định hữu hình như nhà cửa, máy móc, thiết bị, kho bãi v.v... Cơ sở vật chất là nền tảng để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Do vậy, cơ sở vật chất của DN cần được bố trí hợp lý, thuận lợi về địa lý, giao thơng, khu dân cư có mật độ dân số đơng, thành thị, sạch đẹp, khang trang v.v... sẽ đem lại lợi thế kinh doanh và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngồi ra, DN có cơ sở vật chất với cơng nghệ tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo
doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm vật liệu, giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
1.4.1.3. Nguồn lực tài chính: là nguồn vốn dùng để tài trợ cho các hoạt động
kinh doanh của DN. Nguồn lực tài chính là yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả kinh doanh của DN. Nếu DN khơng có tiềm năng tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì hàng tồn kho, tiếp cận vay vốn ngân hàng, đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, quản lý nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu nguồn lực tài chính của DN mạnh, DN sẽ đảm bảo được duy trì hoạt động kinh doanh, đổi mới công nghệ tiến tiến và đảm bảo khả năng cạnh tranh với các đối thủ, ngồi ra cịn nâng cao uy tín thương hiệu của DN trên thị trường. Đối với các DN KDXD, nguồn lực tài chính mạnh giữ vai trị vơ cùng quan trọng, do lĩnh vực xăng dầu đòi hỏi nguồn vốn lớn, dòng tiền luân chuyển nhanh, tại nhiều thời điểm giá xăng dầu thế giới liên tục biến động tăng đòi hỏi các DN cần nguồn tiền lớn để dự trữ và duy trì hàng tồn kho trước thời điểm tăng giá bán. Ngoài ra, các DN KDXD cần đảm bảo có nguồn lực tài chính mạnh để đầu tư phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu, kho chứa, hệ thống vận chuyển đường bộ và đường thủy và đầu tư các thiết bị công nghệ tiên tiến áp dụng vào quản lý hàng hóa v.v...
1.4.1.4. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp: là các cấp lãnh đạo từ trưởng phịng trở lên, với trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản lý được đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của DN. Với đội ngũ quản lý có trình độ, năng lực và nhiều kinh nghiệm, sẽ là nhân tố quyết định đến mọi hoạt động, tồn tại, phát triển và đảm bảo doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp phải được bố trí cơ cấu phù hợp, tinh gọn nhẹ, không quá cồng kềnh hoặc không quá đơn giản, linh hoạt, được phân cơng rõ ràng có sự phối hợp chặt chẽ, có tinh thần trách nhiệm cao và năng lực.
1.4.1.5. Lực lượng lao động: Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng và ảnh
vào mọi khâu, mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Do vậy đòi hỏi DN phải tuyển dụng và đào tạo được những lao động có trình độ, tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm cao; bố trí sử dụng lao động phù hợp với từng vị trí cơng việc, tạo mơi trường làm việc, tạo điều kiện để lực lượng lao động phát huy năng lực, sở trường nhằm gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả HĐSXKD.
1.4.1.6. Tiền lương, thu nhập của người lao động: Tiền lương, thu nhập và
các khoản đãi ngộ khác đối với người lao động là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả HĐSXKD của DN. Tiền lương, thu nhập tác động tới tâm lý của người lao động, nó như một yếu tố nhằm khuyến khích động viên người lao động trong việc phấn đấu hoàn thành xuất sắc cơng việc của mình. Nếu tiền lương và thu nhập cao, DN gia tăng chi phí nhưng tinh thần và trách nhiệm làm việc của người lao động cao hơn do đó làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của DN, từ đó làm tăng hiệu quả HĐSXKD. Ngược lại nếu DN trả lương, thu nhập cho người lao động thấp sẽ dẫn đến người lao động chán nản, năng suất lao động thấp, sản phẩm có chất lượng thấp và nhiều lỗi, hiệu quả hoạt động của DN bị giảm sút. Do vậy DN cần có các chính sách tiền lương, thưởng và các chính sách khuyến khích đãi ngộ khác phù hợp để đảm bảo hài hịa giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của DN.
1.4.1.7. Hoạt động marketing Mix (4P) của doanh nghiệp:
Sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng đảm bảo sự cạnh tranh
với các sản phẩm khác trên thị trường, do vậy để khách hàng quyết định sử dụng sản phẩm của DN đòi hỏi DN phải đảm bảo sản phẩm có chất lượng cũng như đủ về số lượng. Đối với lĩnh vực xăng dầu, sản phẩm khơng có mẫu mã, bao bì đóng gói, sản phẩm khơng có đặc tính riêng khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh; do vậy yếu tố chất lượng và số lượng xăng dầu là yếu tố đóng vai trị quyết định. Nếu DN khơng đảm bảo hai yếu tố này khách hàng sẽ chuyển sang mua của DN khác, làm mất uy tín của DN.
Chính sách giá: Giá bán là chi phí KH phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay
phần, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của KH. DN cần có chiến lược định giá cụ thể cũng như việc xây dựng các chiến dịch khuyến mãi, giảm giá sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ và để hài hịa lợi ích cho cả KH và DN. Đối với các DN kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu, giá bán lẻ tối đa do Nhà nước quyết định và ban hành, do vậy điều quan trọng là các DN cần có những chương trình, chiến dịch khuyến mãi, chiết khấu, hoa hồng phù hợp đối với từng phân khúc KH để gia tăng sản lượng, lôi kéo khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Kênh phân phối: là việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng lúc, đúng
nơi và đúng số lượng bằng nhiều phương thức khác nhau. Các kênh phân phối bao gồm bán hàng trực tuyến trên internet, xây dựng các địa điểm cửa hàng bán lẻ trực tiếp, kênh phân phối qua trung gian v.v… Mỗi DN có chiến lược xây dựng kênh phân phối riêng, phù hợp để đảm bảo KH có thể tìm thấy sản phẩm của mình ở bất cứ đâu. Đội ngũ bán hàng tại mỗi kênh phân phối cũng cần được quan tâm, đào tạo để đảm bảo việc chăm sóc, phục vụ KH được tốt nhất. Đối với DN đầu mối KDXD, kênh phân phối bao gồm TĐL, ĐL, KHCN, thương nhân nhượng quyền, thương nhân phân phối và CHXD.
Chính sách chiêu thị: bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và
bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho KH thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng va đặc biệt hiện nay các DN thường xuyên sử dụng dịch vụ quảng cáo trả phí trên Google và Facebook. Các hình thức này giúp thương hiệu, uy tín cũng như sản phẩm/dịch vụ lan xa hơn được nhiều người biết hơn.
1.4.1.8. Thương hiệu: các DN nếu có thương hiệu uy tín trên thị trường sẽ đảm bảo tính cạnh tranh hơn, được KH tin cậy và yên tâm mỗi khi lựa chọn tiêu dùng sản phẩm. Đơi khi KH lựa chọn sản phẩm chỉ vì thương hiệu của sản phẩm, điều này
giúp DN có lợi thế mỗi khi phát triển sản phẩm mới để tung ra thị trường. Phát triển thương hiệu là một cách để DN tồn tại và phát triển bền vững.
1.4.1.9. Tuổi đời của doanh nghiệp: DN có tuổi đời hoạt động dài, tồn tại đã
lâu năm sẽ có nhiều lợi thế và uy tín đối KH hàng trung thành do đã quen sử dụng sản phẩm của DN từ khi bắt đầu thành lập. Việc DN tồn tại lâu dài cũng có lợi thế là các chi phí khấu hao tài sản thấp (nếu DN trích khấu hao theo số dư giảm dần) do DN đã trích khấu hao trong một thời gian dài, điều này làm giá thành sản phẩm của DN thấp hơn so với các đối thủ, nhất là đối với các đối thủ mới gia nhập thị trường, làm gia tăng tính cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1.10. Môi trường làm việc – văn hóa tổ chức: mơi trường văn hóa là mơi
trường do DN tạo ra sắc thái riêng của mình. Đó là bầu khơng khí, là tình cảm, sự giao lưu, mối quan hệ, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp trong thực hiện cơng việc. Văn hóa tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho DN, do vậy các DN, nhất là các DN KDXD cần chú trọng đến việc xây dựng và tạo ra mơi trường văn hóa khác biệt.
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài:
Các nhân tố bên ngồi là những nhân tố mang tính khách quan như: mơi trường kinh doanh, chế độ chính trị xã hội; tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế; tiến bộ khoa học kỹ thuật; chính sách tài chính tiền tệ; chính sách thuế ... [Bộ Tài Chính, 2017]. Hay theo giáo trình Quản trị học của trường Đại học kinh tế TP.HCM thì các nhân tố bên ngồi được chia thành hai loại là (1) môi trường vĩ mô hay môi trường tổng quát bao gồm Bối cảnh kinh tế, Bối cảnh chính trị và pháp luật, bối cảnh cơng nghệ, bối cảnh văn hóa – xã hội, bối cảnh mơi trường tự nhiên; (2) môi trường vi mô hay môi trường đặc thù bao gồm: khách hàng, các đối thủ cạnh tranh trong ngành, nhà cung cấp. Dựa vào đặc thù ngành nghề KDXD, các DN xăng dầu chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài sau:
1.4.2.1. Cơ chế quản lý và chính sách điều hành KDXD vĩ mô của Nhà nước: xăng dầu là mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả nền
ngành kinh tế khác, vì vậy từ trước đến nay xăng dầu được xếp vào loại mặt hàng kinh doanh có điều kiện và chịu sự can thiệp sâu của Nhà nước về chiến lược, khn khổ luật pháp, chính sách giá cả, chính sách quản lý chi phí và lợi nhuận định mức, các chính sách thuế, chính sách quản lý chất lượng xăng dầu, dự trữ lưu thông xăng dầu, hạn mức nhập khẩu xăng dầu, chính sách quản lý đầu mối nhập khẩu và DN kinh doanh phân phối, bán lẻ xăng dầu v.v… Trong những năm qua, Nhà nước thường xuyên ban hành các quy định pháp luật thay đổi chính sách điều hành KDXD theo hướng thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt là chuyển từ bù lỗ sang không cấp bù lỗ. Cụ thể:
Từ năm 2009 trở về trước, họat động kinh doanh xăng dầu được Nhà nước bù lỗ.
Từ tháng 12/2009 đến tháng 11/2014, họat động KDXD chịu sự điều chỉnh bởi Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của CP về KDXD. Giai đoạn này nổi bật là việc hình thành Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Giá bán lẻ xăng dầu nhà nước vẫn điều hành và không điều chỉnh tăng giảm đúng theo nhịp độ của giá xăng dầu trên thế giới.
Từ tháng 12/2014 đến nay họat động kinh doanh xăng dầu được quy định bởi Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 của Chính Phủ về Kinh doanh xăng dầu. Mọi chính sách về giá bán lẻ, thuế, quỹ bình ổn v.v.. vẫn do Chính phủ quyết định.
1.4.2.2. Tình hình biến động của giá dầu thơ và xăng dầu thế giới: Việc
KDXD của các DN xăng dầu VN chịu ảnh hưởng hoàn toàn từ sự biến động của giá dầu thô và xăng dầu trên thế giới do VN vẫn nhập khẩu khối lượng lớn xăng dầu từ các nước trên thế giới, đặc biệt khi giá xăng dầu trên thế giới biến động tăng thì sự điều hành chính sách giá của Nhà nước khơng theo kịp dẫn đến các DN gặp nhiều bất lợi và khó khăn, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Khi giá dầu giảm sâu và liên tục trong một khoảng thời gian dài, nếu DN không quản trị tốt hàng tồn kho sẽ dẫn đến việc DN phải chịu lỗ nặng khi Nhà nước điều chỉnh giảm giá bán lẻ. Giá dầu thế giới biến động do chịu ảnh hưởng từ sự bất ổn về địa chính trị của các nước trên
thế giới, điều này sẽ gây khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
1.4.2.3. Nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành: Hoạt động KDXD là hoạt
động trong thị trường độc quyền nhóm và được đánh giá là hấp dẫn do đó khi có cơ hội sẽ có nhiều đối thủ nhảy vào thị trường và cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, đặc biệt Nhà nước có chủ trương tăng số lượng đầu mối nhập khẩu xăng dầu và điều chỉnh cơ chế chính sách theo hướng thị trường hóa hồn tồn. Hiện nay thị trường xăng dầu VN được phân phối cạnh tranh gay gắt bởi 29 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối và trên 100 thương nhân phân phối được phép mua hàng của nhiều đầu mối. Trong khi đó, tình trạng hàng xăng dầu trơi nổi không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn diễn biến rất phức tạp.
Thêm vào đó, mặc dù theo cam kết gia nhập WTO, bán lẻ xăng dầu không phải là lĩnh vực phải cam kết mở cửa nhưng Chính phủ cho phép các cơng ty nước ngồi đầu tư trong lĩnh vực lọc hóa dầu tại VN được tham gia lĩnh vực phân phối xăng dầu (cụ thể là nhà nước cho phép thành lập Liên doanh phân phối sản phẩm lọc hóa dầu Nghi Sơn – là liên danh 100% vốn giữa Kuwait và Idemitsu của Nhật Bản).