Chênh lệch thanh khoản ròng tại BIDV giai đoạn 2016-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản tại BIDV (Trang 35 - 39)

1.2. Biểu hiện của vấn đề thanh khoản tại BIDV

1.2.5.1. Chênh lệch thanh khoản ròng tại BIDV giai đoạn 2016-2017

Theo số liệu từ BCTC đánh giá rủi ro thanh khoản qua các quý của NH, cho thấy số liệu về chênh lệch ròng thanh khoản qua từng giai đoạn được nêu trong Hình 1.1.

Bảng 1.4: Số liệu chênh lệch thanh khoản rịng 2016-2017

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: BCTC hợp nhất của BIDV và tính tốn của tác giả

Hình 1.1: Chênh lệch thanh khoản rịng từ 2016-2017 (thống kê theo quý)

Biểu đồ trực quan trên cho thấy số liệu tuyệt đối về chênh lêch thanh khoản rịng có xu hướng tăng lên qua từng thời kì. Số liệu quý 2 năm 2017 cho thấy chênh lệch thanh khoản ròng tăng 22.075 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, khoảng cách cung cầu ngày càng tăng. Thêm một vấn đề phát sinh nữa là sự gia tăng chênh lệch thanh khoản ròng chỉ nằm ở kỳ hạn dài, đối với thanh khoản có kỳ hạn dưới 1 năm

lại mang dấu âm, như vậy chênh lêch thanh khoản xuất hiện thêm tình trạng mất cân đối trong kỳ hạn.

Thông tin thêm trong báo cáo đánh giá huy động vốn trong 6 tháng đầu năm 2017 của nội bộ BIDV, cơ cấu nguồn vốn và tài sản có sinh lời ít biến động. Thanh khoản bắt đầu dư thừa lớn vào giai đoạn cuối tháng 6 (20.000 – 30.000 tỷđ) do huy động vốn gia tăng.

Khi dư thừa thanh khoản xảy ra, nhìn chung các ngân hàng sẽ rót vốn vào các kênh trái phiếu, tín phiếu, và BIDV cũng khơng ngoại lệ. Trong 6 tháng đầu năm 2016, ngân hàng này đã bơm mạnh khoản 15.883 tỷ đồng để mua rịng chứng khốn đầu tư và sang quý 3 BIDV đã mua ròng thêm 2.293 tỷ đồng, đến quý 4/2016 đã tăng 4.446 tỷ đồng. Qua năm 2017, lượng mua rịng chứng khốn đầu từ cũng tăng thêm khoản 1.839 tỷ đồng (tính đến hết quý 2 năm 2017). Như vậy dấu hiệu trên chứng tỏ BIDV đã tìm một kênh đầu tư khác để giải quyết tình trạng thanh khoản dư thừa hiện tại.

Tuy nhiên khi quan sát số liệu chênh lệch thanh khoản ròng theo kỳ hạn, rõ ràng ta thấy hiện tượng dư thừa thanh khoản chỉ rơi vào kỳ hạn dài. Như vậy việc dư thừa thanh khoản tại BIDV không cân đối ở tất cả các kỳ hạn, mà chỉ dư thừa ở kỳ hạn dài, và thanh khoản âm ở kỳ hạn ngắn.

Do đặc điểm ngành nghề hoạt động, có thể sử dụng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Ngoài ra bản chất của các khoản tiền gửi của khách hàng là các khoản tiền có thể quay vịng nên việc chênh lệch thanh khoản âm là hồn tồn có thể xảy ra trong mỗi kỳ hạn mà không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Tuy nhiên việc mất cân đối trong kỳ hạn như vậy làm lãng phí nguồn vốn, giảm lợi nhuận ngân hàng và gây áp lực phải liên tục cân đối nguồn vốn trong ngắn hạn để đảm bảo khả năng chi trả khi cần thiết.

1.2.5.2 Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản

Khả năng thanh khoản của ngân hàng thể hiện khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của một ngân hàng tại một thời điểm với chi phí thấp hoặc khả năng ngân

hàng nhanh chóng huy động được vốn thơng qua con đường vay nợ hay bán tài sản. Theo cách hiểu này mà trong nghiên cứu của Iqbal (2012) và Vodová (2011). Các tác giả này đều đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng dựa vào tỷ số tiền, các khoản tương đương tiền và + tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác / tổng tài sản của ngân hàng.

Cơng thức tính:

Khả năng thanh khoản (LIQ) =

Tiền mặt + các khoản tương đương tiền + + tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác

Tổng tài sản ngân hàng

Số liệu được minh họa trong Bảng 1.5.

Bảng 1.5: Số liệu tỷ lệ tài sản thanh khoản 2016-2017

Đơn vị tính: triệu đồng

Hình 1.2: Tỷ lệ tài sản thanh khoản (thống kê theoquý)

Quan sát tỷ lệ tài sản thanh khoản là một đường xu hướng đi lên, mặc dù có biến động tăng giảm, tuy nhiên trên biểu đồ cho thấy đỉnh sau luôn vươn cao hơn đỉnh trước, chứng tỏ tài sản thanh khoản của BIDV tăng theo thời gian, tăng 40.097 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Loại tài sản này tăng cao là một trong những dấu hiệu phản ánh tình trạng thanh khoản của ngân hàng rơi vào trạng thái dư thừa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản tại BIDV (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)